Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Đề thi chính thức môn Hóa học THPT Quốc gia 2017 từ Bộ GD&ĐT

Cập nhật: 09/03/2020 11:26 | Nhâm PT

Trong sáng ngày 23/6, thí sinh cả nước đã hoàn thành bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên gồm 3 môn Vật lý, Hóa học và Sinh học trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017. Dưới đây là đề thi chính thức môn Hóa học THPT quốc gia 2017.

Đề thi chính thức môn Hóa học THPT Quốc gia 2017 từ Bộ GD&ĐT

 

Đề thi môn chính thức Hóa học THPT Quốc gia 2017 trọn bộ các mã đề được bộ Giáo dục & Đào tạo công bố ngay sau khi các thí sinh kết thúc phần thi.

Ban tư vấn tuyển sinh của Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn sẽ cập nhật đề thi chính thức THPT quốc gia năm 2017 môn Hóa học và các nhận định về đề thi đến các thí sinh và phụ huynh được biết.

Đề thi môn Hóa học THPT Quốc gia 2017: mã đề 224

Đề thi môn Hóa học THPT Quốc gia 2017

Đề thi môn Hóa học THPT Quốc gia 2017

Đề thi môn Hóa học THPT Quốc gia 2017

Đề thi môn Hóa học THPT Quốc gia 2017

Nhận xét chung về đề thi THPTQG môn Hóa học 2017

Ma trận đề thi

Chuyên đề

 

Loại câu hỏi

Cấp độ nhận thức

Tổng

Mã đề thi

Lý thuyết

Bài tập

Nhớ

Hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1. Đại cương về kim loại

Mã 213

2

2

1

1

2

 

4

Mã 214

2

2

1

1

2

 

4

Mã 215

1

3

1

 

3

 

4

Mã 216

2

3

1

1

3

 

5

2. Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và hợp chất

Mã 213

4

3

3

2

2

 

7

Mã 214

1

3

1

 

2

1

4

Mã 215

2

1

2

 

1

 

3

Mã 216

3

2

2

 

2

1

5

3. Bài tập về sắt – một số kim loại nhóm B và hợp chất

Mã 213

1

1

1

 

1

 

2

Mã 214

4

1

3

2

   

5

Mã 215

4

 

4

     

4

Mã 216

4

1

3

2

   

5

4. Tổng hợp hoá học vô cơ

Mã 213

6

3

2

2

2

3

9

Mã 214

6

2

2

1

3

2

8

Mã 215

6

4

1

3

4

2

10

Mã 216

4

2

1

1

2

2

6

5. Este, lipit

Mã 213

1

3

 

1

3

 

4

Mã 214

0

5

 

1

4

 

5

Mã 215

2

4

1

1

3

1

6

Mã 216

2

4

2

2

2

 

6

6. Amin, amino axit, protein

Mã 213

2

4

2

 

3

1

6

Mã 214

3

3

2

1

2

1

6

Mã 215

2

4

1

1

3

1

6

Mã 216

2

4

2

 

3

1

6

7. Cacbohidrat

Mã 213

2

 

2

     

2

Mã 214

1

 

1

     

1

Mã 215

1

 

1

     

1

Mã 216

1

 

1

     

1

8. Polime, vật liệu polime

Mã 213

1

 

1

     

1

Mã 214

1

 

1

     

1

Mã 215

1

 

1

     

1

Mã 216

1

 

1

     

1

9. Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học hữu cơ

Mã 213

4

 

1

2

1

 

4

Mã 214

5

 

1

3

1

 

5

Mã 215

4

 

2

2

   

4

Mã 216

4

 

1

1

2

 

4

10. Hóa học với vấn đề phát triển kinh tế-xã hội-môi trường

Mã 213

1

   

1

   

1

Mã 214

1

   

1

   

1

Mã 215

1

   

1

   

1

Mã 216

1

   

1

   

1

Tổng (câu)

Mã 213

24

16

13

9

14

4

40

Mã 214

24

16

12

10

14

4

40

Mã 215

24

16

14

8

14

4

40

Mã 216

24

16

14

8

14

4

40

II. Phân tích chi tiết

a. Cấu trúc đề thi

  • Tỉ lệ câu hỏi lý thuyết/câu hỏi tính toán = 24 câu/16 câu

  • Tỉ lệ câu hỏi nhớ-hiểu/vận dụng/vận dụng cao = 22 câu/14 câu/4 câu

b. Nội dung đề thi

  • Gồm các nội dung thuộc chuyên đề:

    • Đại cương về kim loại

    • Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và hợp chất

    • Bài tập về sắt – một số kim loại nhóm B và hợp chất

    • Tổng hợp hoá học vô cơ

    • Este, lipit

    • Amin, amino axit, protein

    • Cacbohidrat

    • Polime, vật liệu polime

    • Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học hữu cơ

    • Hóa học với vấn đề phát triển kinh tế – xã hội – môi trường

  • Số lượng câu hỏi tập trung chủ yếu ở các phần kiến thức :

    • Tổng hợp hoá học vô cơ

    • Các bài tập về kim loại

    • Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học hữu cơ

    • Amin, amino axit, protein, este, lipit

  • Về sự phân bổ kiến thức theo lớp:

    • Lớp 10: Chiếm 0%

    • Lớp 11:  Chiếm 0 %

    • Lớp 12: Chiếm 100 %

  • Về độ khó, dễ trong từng chuyên đề:

    • Các chuyên đề có câu hỏi cực khó:

      • Amin, amino axit, protein

      • Este, lipit

      • Tổng hợp hoá học vô cơ

      • Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và hợp chất

    • Các chuyên đề chỉ có câu hỏi dễ:

      • Cacbohidrat

      • Polime, vật liệu polime

c. Phân tích từng chuyên đề

1. Đại cương về kim loại

  • Có 4-5 câu hỏi ứng với 1-1,25 điểm thuộc chuyên đề này.

  • Có khoảng 2 câu hỏi lý thuyết, 2-3 câu hỏi bài tập tính toán.

  • Các câu hỏi thuộc chuyên đề này không khó.

  • Các câu hỏi lý thuyết thường rơi vào phần dãy điện hóa kim loại, tính chất của kim loại, điều chế kim loại… Các bài tập tính toán thường rơi vào dạng bài điện phân, kim loại tác dụng với axit/phi kim, nhiệt luyện…

2. Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và hợp chất

  • Có 4-7 câu hỏi ứng với 1-1,75 điểm thuộc chuyên đề này.

  • Có 3-4 câu hỏi lý thuyết, 2-3 câu hỏi bài tập tính toán.

  • Chuyên đề chỉ có 1 câu vận dụng cao (cực khó) thuộc dạng bài đồ thị còn lại là các câu lý thuyết và bài tập tính toán không phức tạp. Các câu hỏi lý thuyết thường rơi vào tính chất, điều chế kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm…

  • Các bài tập tính toán thường rơi vào dạng bài hỗn hợp kim loại kiềm, kiềm thổ nhôm và hợp chất phản ứng với nước/ axit/OH, phản ứng liên quan đến muối cacbonat của kim loại kiềm…

3. Bài tập về sắt – một số kim loại nhóm B và hợp chất

  • Có 2-5 câu hỏi ứng với 0,5-1,25 điểm thuộc chuyên đề này.

  • Có 1-4 câu hỏi lý thuyết, 1 câu hỏi bài tập tính toán.

  • Chuyên đề chỉ có các câu lý thuyết ở mức cơ bản, các dạng bài khó thuộc chuyên đề bị đan xen với các dạng bài khó thuộc chuyên đề tổng hợp hóa vô cơ.

  • Các câu hỏi lý thuyết thường rơi vào tính chất, điều chế, ứng dụng của sắt, crom, đồng.

4. Tổng hợp hoá học vô cơ

  • Có 6-10 câu hỏi ứng với 1,5 – 2,5 điểm thuộc chuyên đề này.

  • Có 4-6 câu hỏi lý thuyết, 2-4 câu hỏi bài tập tính toán.

  • Chuyên đề chỉ có khoảng 2 câu ở mức độ vận dụng cao (cực khó), 2-3 câu hỏi ở mức độ vận dụng, còn lại là các câu ở mức độ nhận biêt/thông hiểu .

  • Các câu hỏi lý thuyết thường rơi vào sơ đồ, hình vẽ thí nghiệm, liệt kê, đếm phát biểu… Các bài tập tính toán thường rơi vào dạng bài hỗn hợp chất tham gia nhiều quá trình phản ứng phức tạp.

5. Este, lipit

  • Có 4-6 câu hỏi ứng với 1-1,5 điểm thuộc chuyên đề này.

  • Có 2 câu hỏi lý thuyết, 2-4 câu hỏi bài tập tính toán.

  • Chuyên đề chỉ có 1 câu vận dụng cao (cực khó), 3 câu ở mức độ vận dụng, còn lại là các câu ở mức độ nhận biết, thông hiểu.

  • Các câu hỏi lý thuyết thường rơi vào danh pháp, đồng phân… Các bài tập tính toán thường rơi vào dạng bài thủy phân este / lipit, thủy phân và đốt cháy este/lipit, dạng bài liên quan đến tính chất gốc hidrocacbon của este/lipit…

6. Amin, amino axit, protein

  • Có 6 câu hỏi ứng với 1,5 điểm thuộc chuyên đề này.

  • Có 2 câu hỏi lý thuyết, 4 câu hỏi bài tập tính toán.

  • Chuyên đề chỉ có 1 câu vận dụng cao (cực khó), 2-3 câu ở mức độ vận dụng, còn lại là các câu ở cấp độ độ nhận biết/thông hiểu. Các câu hỏi lý thuyết thường rơi vào tính chất của peptit, amin, amino axit… Các bài tập tính toán thường rơi vào dạng bài amin/amino axit phản ứng với NaOH và HCl, dạng bài thủy phân và đốt cháy peptit…

7. Cacbonhidrat

  • Có 1 câu hỏi lý thuyết đơn giản ứng với 0,25 điểm thuộc chuyên đề này.

  • Câu hỏi thường rơi vào dạng lý thuyết tổng hợp về tính chất của cacbohidrat.

8. Polime, vật liệu polime

  • Có 1 câu hỏi lý thuyết đơn giản ứng với 0,25 điểm thuộc chuyên đề này.

  • Câu hỏi thường rơi vào dạng lý thuyết tổng hợp về phân loại, tính chất, điều chế polime.

9. Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học hữu cơ

  • Có 4-5 câu hỏi lý thuyết ứng với 1-1,25 điểm thuộc chuyên đề này.

  • Các câu hỏi lý thuyết không khó nhưng đòi hỏi kiến thức tổng hợp thuộc các dạng : sơ đồ, hình vẽ thí nghiệm, liệt kê, đếm phát biểu, …

10. Hóa học với vấn đề phát triển kinh tế – xã hội – môi trường

  • Có 1 câu hỏi lý thuyết đơn giản ứng với 0,25 điểm thuộc chuyên đề này.

  • Câu hỏi thường rơi vào dạng hóa học gắn với thực tế nhưng các kiến thức này đều đã có trong SGK hóa học 12 cơ bản.

III. Nhận định chi tiết về đề thi

Kì thi THPT quốc gia năm 2017 là kì thi đầu tiên áp dụng bài thi tổ hợp, theo đó thời gian của bài thi môn Hóa học rút ngắn còn 50 phút thay vì 90 phút như các năm trước. Việc điều chỉnh hình thức thi, thời gian thi kéo theo việc điều chỉnh lại cấu trúc, nội dung đề thi. Dưới đây là phần nhận định chi tiết về đề thi THPT quốc gia 2017 môn Hóa học:

Kết thúc bài thi Khoa học tự nhiên, các thí sinh cho biết đề thi môn Hóa học tương đối khó nhưng vẫn có thể lấy được điểm 7. Nhìn chung, đề thi THPT quốc gia 2017 dễ hơn so với đề thi THPT quốc gia của năm 2015 và 2016 khi đã giảm số lượng và mức độ câu khó và cực khó. Tuy nhiên, do thời gian thi giảm xuống chỉ còn 50 phút nên áp lực thời gian chính là vấn đề của đề thi năm nay.

Về phạm vi đề thi: Nội dung đề thi hoàn toàn nằm trong chương trình Hóa học lớp 12, kiến thức tập trung vào este, peptit, tổng hợp hóa hữu cơ, vô cơ, các bài tập liên quan đến kim loại.

Về độ khó và sự phân bổ kiến thức: Đề thi có 60% thuộc về lĩnh vực cơ bản cho nên thí sinh chỉ cần học nắm vững kiến thức lớp 12 là có thể làm được, 40% còn lại có độ khó tăng dần và đặc biệt có khoảng 10% (khoảng 4 câu) ở mức khó hơn hẳn để phân loại giúp các trường đại học có thể tuyển chọn được thí sinh. Đề thi không có nhiều dạng câu lạ, mới xuất hiện. Các câu hỏi ở mức độ cực khó vẫn thường rơi vào dạng bài peptit, điện phân và đồ thị như câu 78 mã 206 (dạng bài không mới nhưng yêu cầu học sinh có khả năng tư duy cao); câu 79, 80 của mã 208. Các câu hỏi dễ vẫn thường rơi vào chuyên đề polime và cacbohidrat.

Một vài điểm mới:

  • Đề thi môn Hóa học của kì thi THPT quốc gia 2017 có 24 mã đề được tạo ra từ  4 đề gốc (201, 202, 203, 204) bằng cách đảo lộn vị trí các câu hỏi nhưng vẫn giữ được thứ tự các câu theo mức độ từ dễ đến khó.
  • So sánh các mã đề cùng chẵn hoặc cùng lẻ cho thấy các đề cùng chẵn hoặc cùng lẻ có tỉ lệ câu hỏi trùng nhau chỉ đảo vị trí các câu hỏi rất cao.
  • Các câu hỏi trong các đề gốc thường cùng dạng bài, chỉ khác cách đặt vấn đề hoặc khác cách đặt câu hỏi.
  • Các câu lý thuyết và bài tập tổng hợp xuất hiện nhiều hơn và tính bao quát cao hơn.
  • Các dạng bài tập đa dạng và phong phú hơn.