Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Đề thi tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2013 của Bộ GD-ĐT

Cập nhật: 06/04/2020 16:15 | Trần Thị Mai

Chiều 2.6, thí sinh tiếp tục thi môn Hóa Học trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2012 - 2013. Dưới đây, Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn gửi tới độc giả đề thi chính thức môn Hóa Học tốt nghiệp THPT 2013.

Đề thi tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2013 của Bộ GD-ĐT

Bộ GD-ĐT cho biết, nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là kiến thức lớp 12, đảm bảo kiểm tra bao quát kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức, sự hiểu biết về thực hành của người học.

Các Sở GD-ĐT sẽ không tổ chức Hội đồng coi thi riêng cho giáo dục thường xuyên, mà thi ghép giáo dục thường xuyên với giáo dục THPT trong cùng 1 hội đồng thi (nhưng có phòng thi riêng cho giáo dục thường xuyên).

Đề thi chính thức của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo môn Hóa Học trong kỳ thi THPT năm 2013

 

de-thi-hoa-hoc-thpt-nam-2013

de-thi-hoa-hoc-thpt-nam-2013

de-thi-hoa-hoc-thpt-nam-2013

Đồng hành cùng các thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013 và nhiều kỳ thi của các năm tiếp theo nữa, bên cạnh các bài gợi ý giải đề thi, ban tư vấn tuyển sinh trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn còn chia sẻ đến bạn những cách ôn tập để đạt được kết quả cao trong làm bài thi môn Hóa Học như: 

- Phải học tốt phần lý thuyết. Do phần lý thuyết có số điểm cao hơn phần bài toán, ngoài ra trong phần bài toán, nếu không nắm tốt các kiến thức lý thuyết, không viết đúng các phương trình phản ứng thì cũng không giải toán được. Trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông (TNPT), kiến thức chỉ tập trung trong chương trình lớp 12. Các câu hỏi ở mức cơ bản, không đánh đố nên chỉ cần nắm vững các kiến thức cơ bản.

Hệ thống hóa kiến thức bằng cách lập sơ đồ mối quan hệ giữa các chất, học kỹ các phương trình phản ứng và hiện tượng xảy ra.

Học tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của các chất: dự đoán sẽ có một số câu hỏi về các phần này trong khi học sinh thường bỏ qua, chỉ tập trung học tính chất hóa học.

Phần lý thuyết của môn hóa trong đề thi chiếm tỉ lệ khá nhiều và câu hỏi đa dạng nên để ghi nhớ nhiều học sinh cần soạn riêng những kiến thức tiêu biểu (phản ứng este hóa; thủy phân este; tráng gương của glucozơ; aminoaxit lưỡng tính; phân loại polime; kim loại phản ứng với nước, axit, dung dịch muối…), công thức (este, cacbohidrat, amin, aminoaxit, polime, nước cứng, thạch cao, phèn chua, criolit, boxit, hematit, manhetit, pirit sắt, xiđerit...), số lượng đồng phân (este, amin, aminoaxit, peptit…), tính chất vật lý chung của kim loại (kim loại nào dẻo nhất? cứng nhất? mềm nhất? dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nhất?…). Học sinh phải thường xuyên xem đi xem lại các kiến thức này.

Với bài toán, học sinh phải đọc kỹ đề, viết đúng công thức của các chất và các phương trình phản ứng, cần biết các phương pháp như lập sơ đồ phản ứng; phương pháp tăng giảm khối lượng; M trung bình; bảo toàn: khối lượng, mol nguyên tố, điện tích, mol elctron…

Học sinh nên luyện tập các đề ôn tập tốt nghiệp phổ thông và các đề thi chính thức các năm trước để có nhiều kinh nghiệm. Đề thi các năm thường có nhiều điểm tương đồng, khi tham khảo nên cố gắng trả lời từng đáp án của câu hỏi lý thuyết tại sao đúng, tại sao sai.

Rèn luyện kỹ năng bấm máy tính.

Phân bổ thời gian hợp lý cho bài thi. Ví dụ, mục tiêu chỉ có 7 điểm, hãy ưu tiên phân bổ thời gian nhiều hơn cho 35 câu đầu (nếu đề thi sắp xếp theo cấu trúc từ dễ đến khó).

Chú ý tận dụng hết thời gian làm bài, không nên ra sớm, hãy để 5-10 phút để kiểm tra lại bài làm trước khi nộp.