Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Đề thi chính thức môn Địa lý kỳ thi tốt nghiệp năm 2014 của Bộ Giáo Dục

Cập nhật: 24/03/2020 15:08 | Nhâm PT

Chiều ngày 03/06/20114 thí sinh tiếp tục thi 2 môn hóa học và địa lý. Dưới đây, Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn gửi tới độc giả đề thi chính thức môn Địa lý tốt nghiệp THPT 2014.

Đề thi chính thức môn Địa lý kỳ thi tốt nghiệp năm 2014 của Bộ Giáo Dục

Dưới đây là Đề thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý chính thức năm 2014 cùng một số kỹ năng ôn tập để các bạn có thể tham khảo.

Đồng hành cùng các thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014, bên cạnh các bài gợi ý giải đề thi, ban tư vấn tuyển sinh trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn còn cập nhật những nhận xét nhanh về đề thi ngay sau khi môn thi kết thúc của các giáo viên giàu kinh nghiệm.

Đề thi chính thức môn Địa lý kỳ thi tốt nghiệp năm 2014

 Đề thi chính thức môn Địa lý kỳ thi tốt nghiệp năm 2014

Nhận xét về đề thi môn Địa lý kỳ thi tốt nghiệp năm 2014

Môn Địa lý với 329877 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp năm 2014. Chiếm khoảng 36.22% - là môn thứ 3 được đăng ký thi nhiều nhất, Sau môn Hóa (chiếm 57.62%), môn Lý (chiếm 48.05%). Muốn làm tốt bài địa Lý học sinh cần nắm chắc kiến thức trong cuốn Atlat, vẽ biểu đồ, làm các bài tập và trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa là có thể đạt điểm cao.

Kết thúc 90 phút bài thi môn Địa lý, nhiều thí sinh bước khỏi phòng thi với tâm trạng rất vui vì làm tốt bài thi. Các em nhận xét đề Địa lý năm nay khá hay, đặc biệt là 2 câu hỏi liên quan đến vấn đề biển, đảo.

Đề thi khá nhẹ nhàng và không gây nhiều bất ngờ khi ở ngay câu hỏi đầu tiên của hệ THPT đã đề cập tới vấn đề kinh tế biển: “Trình bày tài nguyên khoáng sản và hải sản của vùng biển nước ta?”. Hay hơn nữa khi đề thi tiếp tục nhấn mạnh tới vấn đề chủ quyền biển đảo một cách rất cụ thể: “Tại sao chúng ta phải bảo vệ chủ quyền của một hòn đảo dù nhỏ nhất của nước ta?”. Về đề thi này, các em đa phần đều cảm thấy hào hứng.

Em Lê Ngọc Diệp - lớp 12C1, Trường THPT Nguyễn Trường Tộ cho biết, đề thi Địa lý có 4 câu hỏi, trong đó có 2 câu hỏi về biển, đảo, 1 câu hỏi về QL1A sử dụng Atlat Địa lý và 1 câu hỏi về vẽ biểu đồ hình cột “Em thấy đề Địa lý năm nay khá dễ, đặc biệt em rất thích 2 câu hỏi biển, đảo trong đề thi. Nhiều bạn cùng phòng thi với em đều làm được bài và xong trước 2/3 thời gian quy định”, Diệp cho biết. Là thí sinh học khối C nên Diệp tự tin chấm cho mình được 8-ȹ điểm môn Địa lý. Đây cũng là môn thi cuối cùng nên Diệp khá thoải mái và chỉ chờ kết quả sắp tới.

Cùng chung tâm trạng với Diệp, thí sinh Nguyễn Văn Trung - tại HĐCT Trường THPT VTC (TP Vinh) cho biết không bất ngờ với đề thi Địa lý năm nay các câu hỏi trong đề thi đều nằm trong chương trình học và ôn tập của mình.

“Đề thi khá hay, yêu cầu chúng em phải biết tổng hợp, phân tích từ những kiến thức được học, sử dụng Atlat Địa lý. Em thích nhất là câu hỏi ɴại sao lại phải bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta, cho dù là hòn đảo nhỏ nhất. Trong thời gian qua, chúng em cũng được tìm hiểu nhiều thông tin từ báo, đài về vấn đề biển Đông, đặc biệt là 2 môn thi Văn và Sử đều có câu hỏi về biển đảo nên em nghĩ mình ôn luyện “trúng tủ”.” Trung nói.

Kết thúc 90 phút làm bài môn Địa lý, các thí sinh tại 83 HĐCT Nghệ An rời điểm thi cùng chung tâm trạng thoải mái khi hoàn thành xong kỳ thi “vượt vũ môn” của mình.  

Đa số thí sinh tại Hà Nội đều đánh giá cao tính thời sự của đề thi môn Địa lý. Tại Hội đồng thi THPT Kim Liên (quận Đống Đa), thí sinh Trần Long Hải - lớp 12 A15 cho rằng: "Đề thi Địa lý năm nay tương đối dễ và liên quan tới chủ đề thời sự hiện nay là vấn đề biển đảo. Có 2/4 câu liên quan tới biển đảo. Em nhớ là có câu hỏi đại ý rất hay: Vì sao phải bảo vệ chủ quyền của một hòn đảo dù rất nhỏ? Em đã viết rằng, chúng ta phảo bảo vệ chủ quyền vi thể hiện trách nhiệm về một phần lãnh thổ mà cha ông ta đã từng mất nhiều công sức để tạo dựng nên. Trong đó, em có nhắc tới Hoàng Sa là hòn đảo quan trọng của Việt Nam, bên cạnh bảo vệ chủ quyền có thể phát triển du lịch và kinh tế".

Thí sinh Phương Anh - lớp 12A12 nhận xét: Đề thi Địa lý năm nay khá dễ và các nội dung kiến thức đều trong chương trình học lớp 12. Đề có 4 câu hỏi khá rõ ràng và dễ trả lời. Nội dung về biển đảo cũng nằm trong dự đoán của em trước khi vào ɴhi.

Thí sinh Mai Linh - lớp 12 A6 thì nhận xét đề thi Địa lý bám sát chương trình học. Em làm được hết nội dung. Câu hỏi về biển đảo đã cho em điều kiện bày tỏ quan điểm cá nhân về chủ quyền đất nước. Linh cho biết em đã đưaȠvấn đề nóng bỏng nhất hiện nay và đưa dẫn chứng ra. Em làm bài trong 50 phút và dành thời gian còn lại để kiểm tra và bổ sung nội dung.

Em Thùy (TP Bạc Liêu) cho biết, đề Địa có 4 câu nhưng không quá dài nên thời gian làm bài 90 phút là hợp lý. Có bạn của em làm bài dư cả thời gian. Theo Thùy, các câu hỏi trong đề thi được vận dụng Atlat trả lời là khá nhiều. “Bạn nào sử dụng Atlat tốt có thể làm bài đạt điểm cao năm nay”, Thùy cho hay.

Trong khi đó, em Giang (TP Bạc Liêu) cũng ɣho biết, phần thuộc lòng không nhiều; riêng phần biển đảo chủ yếu hiểu là có thể làm tốt. Một số thí sinh thi tại Bạc Liêu cũng đánh giá, đề Địa nhiều khả năng sẽ có nhiều điểm trên trung bình.

Đề thi môn Địɡ có thay đổi theo hướng đề mở hơn so với các năm trước. Theo Anh Thư, dù không trực tiếp lên hệ đến thời sự biển Đông, nhưng các câu hỏi kiến thức Địa lý về biển, đảo  trong đề thi cũng cho thí sinh có cơ hội trình bày chính kiến.

Cô Phạm Tuyết Hồng (Tổ trưởng bộ môn Sử - Địa, trường THPT chuyên Thăng Long, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng), nhận xét: Đề thi năm nay có thay đổi cấu trúc so với mọi năm, thiên về kiến thức Biển Đông và mang tính thời sự nhiều hơn. Tuy nhiên, tất cả những kiến thức này đã được giáo viên lồng ghép, tích hợp trong quá trình giảng dạy và ôn tập nên học sinh sẽ làm bài được. Nhìn chung với đề thi này, đa số thí sinh sẽ làm được bài tốt, kể cả học sinh có học lực trung bình cũng có thể đạt được điểm 6 - 7. Theo cô Hồng, câu hỏi vẽ biểu đồ là phần phân loại học sinh, nếu em nào nắm chắc kỹ năng phân tích thì sẽ hoàn thành câu hỏi này dễ dàng, còn ngược lại các em sẽ gặp lúng túng trước lựa chọn sẽ dùng dạng biểu đồ nào. Cô Hồng đánh giá thêm: Đặc biệt, câu hỏi số một của câu II là rất hay. Đây là dạng câu hỏi mở và đã khơi dậy niềm tự hào dân tộc của các em.

Về nội dung đề thi cô Thanh nhận định: Đề Địa lý năm nay dễ hơn so với năm trước. Câu hỏi rõ ràng, sát với chương trình đã học và gắn với thực tiễn, dễ hiểu, không đánh đố nên học sinh sẽ không bị lạc đề. Đáng chú ý là vấn đề biển đảo đã gây nhiều hào hứng với các em, gợi mở sự hiểu biết sâu sắc và sáng tạo khi vận dụng những vấn đề thực tế vào bài thi. Vì trước giờ vào thi, các em đều dự đoán và mong mỏi đề thi sẽ đề cập đến vấn đề nóng bỏng về biển Đông. Với mức độ đề thi như năm nay, các em dễ dàng đạt trên 6 điểm. Đề thi năm nay không những vừa sức mà còn khá hay và hấp dẫn học sinh, bởi kiến thức thi cử gắn với thực tiễn. Tâm lý học sinh phần lớn đều quan tâm đến tình hình thời sự về biển đảo nên các em rất hào hứng làm bài. Nội dung đề thi giúp cho học sinh nhận thức rõ trách nhiệm của mình với biển đảo quê hương và chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.

Phương pháp ôn tập môn Địa lý hiệu quả

Với môn Địa lý trong bài thi, học sinh cần nắm chắc kiến thức trong cuốn Atlat, vẽ biểu đồ và trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa là đạt điểm cao.

Nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa, thí sinh có thể đạt điểm cao môn Địa lý trong bài thi tốt nghiệp THPT.

* Bắt buộc phải lập đề cương ôn tập

Trong môn Địa lý các em nên ôn theo cấu trúc chương, ví dụ trong sách Địa lý lớp 12, phần chương I nói về phần địa lý Việt Nam gồm phần tự nhiên và phần xã hội.

Trong phần tự nhiên thì các em nên học tất cả các phần tự nhiên để dẫn tới phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế xã hội Việt Nam thì đi theo các phần, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, sau đó đến 7 vùng kinh tế trong cả nước. Chắc chắn đề thi sẽ vào 1 trong 7 vùng kinh tế này.

Khi ôn tập môn Địa, điều cơ bản nhất là các em phải lập đề cương để dựa vào đó phát triển ý của mình. Cách học dễ nhất là nên ôn từ cuối sách giáo khoa (SGK) ôn lên vì cuối SGK là chương trình mới học nên dễ nhớ nhất. Đặc biệt, các em không được bỏ phần nào trong SGK.

Môn Địa, học sinh không cần học thuộc nhiều vì đã có cuốn Atlat và bài tập vẽ biểu đồ. Học sinh cần nắm chắc kiến thức trong cuốn tài liệu này vì trong đó chiếm 70% kiến thức môn Địa.

* Cuốn Atlat “cứu tinh” gỡ điểm

Cuốn Atlat là tài liệu quan trọng mà các em được mang vào phòng thi. Do vậy, các em cần phải học, hiểu kỹ cuốn sách này vì chính kiến thức trong cuốn sách giúp các em lấy được 50% điểm trong bài thi.

Các bài thực hành vẽ biểu đồ như biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ đường, biểu đồ miền trong sách các em phải luyện thật nhuần nhuyễn để từ đó phân tích bảng số liệu, nhận xét mối liên hệ giữa các số liệu.

Đối với những bài thi không có trong cuốn Atlat yêu cầu học sinh phải tư duy như đường lối kinh tế, định hướng kinh tế, hướng khắc phục... ví dụ, từng bài khi sử dụng xong Atlat, học sinh phải biết được mối quan hệ giữa các số liệu (kênh chữ, kênh hình) và đưa ra nhận định. Câu nhận định này khó nhưng chỉ chiếm 0,5 điểm.

Để đạt điểm cao với môn Địa lý thì học sinh nên ôn tập và trả lời tất cả các câu hỏi trong SGK.

Trong làm bài thi các em đọc kỹ đề xem câu nào dễ làm trước, câu nào khó làm sau, để không bị mất thời gian sa đà vào một câu hỏi.