Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Đề thi chính thức môn Địa lý THPT Quốc gia 2015 của Bộ GD&ĐT

Cập nhật: 16/03/2020 14:56 | Nhâm PT

Địa lý là một trong những môn mà thí sinh lựa chọn khối C phải lựa chọn nếu muốn xét tuyển Đại học. Dưới đây là đề thi chính thức của môn Địa lí trong kỳ thi THPT Quốc gia 2015.

Đề thi chính thức môn Địa lý THPT Quốc gia 2015 của Bộ GD&ĐT

 

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cập nhật đề thi chính thức của môn Địa lí trong kỳ thi THPT Quốc gia 2015 và còn có nhận xét về đề thi từ các giáo viên nổi tiếng.

Đề thi môn Địa lý kỳ thi THPT quốc gia 2015:

Đề thi môn Địa lý kỳ thi THPT quốc gia 2015

Nhận xét chung về đề thi môn Địa lý tốt nghiệp THPT quốc gia 2015

Theo ý kiến của nhiều giáo viên thì đề thi khá hay và gắn với nhiều vấn đề kinh tế chính trị xã hội của đất nước, có tính phân loại cao.

Thầy Phạm Ngọc Trụ, giáo viên, Tiến sĩ- giảng viên Học viện chính sách và phát triển nhận định: Đề thi khá hay đã gắn với nhiều vấn đề kinh tế chính trị xã hội của đất nước như: đường biên giới với Trung Quốc, vấn đề biển đảo. 

Đề thi có khả năng phân loại học sinh cao: các học sinh trung bình có thể đạt được tầm 4-6 điểm từ các câu hỏi sử dụng Atlat, vẽ biểu đồ, đặc điểm nguồn lao động... Trong khi các học sinh khá và giỏi có thể đạt điểm cao từ các câu hỏi đòi hỏi suy luận như giải thích câu III và câu IV.

Câu 1: Vừa sức với học sinh.

Câu 2: Tương đối dễ, thích hợp với học sinh thi tốt nghiệp.

Câu 3: Phần vẽ biểu đồ, tuy học sinh đã được luyện nhưng vẫn có thể mắc sai sót như khoảng cách năm, chia tỷ lệ.

Câu 4: Ý thứ nhất tương đối vừa sức với học sinh vì có thể sử dụng cả kiến thức đã học và Atlat Địa lý để làm bài. Đây  cũng là ý mang tính phân loại học sinh.

Ý thứ 2 là gắn với vấn đề chủ quyền biển đảo học sinh có thể có nhiều tư liệu để viết về nội dung này.

Theo nhận xét của giáo viên, nội dung đề thi môn Địa lý bám sát chương trình học, phù hợp với sức học của cả TS dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào ĐH, CĐ. 3 câu hỏi đầu của đề thi dành cho TS dự thi để xét công nhận tốt nghiệp, nên không khó, các em có thể làm bài đạt trên điểm trung bình; còn câu 4 dành cho TS có học lực từ khá trở lên. Nhìn chung, đề thi môn Địa lý đáp ứng được yêu cầu vừa xét công nhận tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ.

Đề thi kiến thức nằm trong chương trình học. Phần xác định những vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung và 8 tỉnh nước ta có biên giới chung với Trung Quốc dễ ăn điểm nhất. Ngoài ra đề thi cũng yêu cầu TS vận dụng kiến thức thực tế và các vấn đề thời sự để giải thích việc khai thác tài nguyên biển đảo có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

Các thí sinh dự thi môn Địa lí bàn luận rất sôi nổi về câu: Giải thích tại sao khai thác nguyên biển-đảo có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc phát triển kinh tế vào bảo vệ đất nước. Không chỉ vận dụng kiến thức được học mà còn vận dụng cả kiến thức hiểu biết xã hội.

Trong đề thi môn Địa lí năm nay, có một vài câu hỏi mang tính thời sự cao. Với câu hỏi này, giúp mỗi con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ phải biết yêu quý chủ quyền đất nước mình.

Cô Trần Thị Hương Huyền, giáo viên địa lý trường THPT Nguyễn Trãi, Ba Đình (Hà Nội) đánh giá đề thi năm nay không quá khó và bất ngờ. Tuy nhiên điểm thú vị là những kiến thức khá nóng xung quanh biển đảo đã được đưa vào bài thi.

Theo đó, kiến thức đề thi nằm hoàn toàn trong chương trình địa lý lớp 12, cấu trúc đề thi tương đương như cấu trúc đề mẫu nên về cơ bản theo cô Huyền học sinh sẽ hoàn toàn định hướng và chủ động làm các nội dung được phân phối ở trong đề.

“Những vấn đề nóng tiếp tục được đưa ra như vấn đề biển đảo, biên giới với Trung Quốc cũng được đưa vào nội dung thi.  Ngay câu đầu tiên, thí sinh phải xác định các tỉnh của Việt Nam có đường biên giới đất liền chung với Trung Quốc. Và câu cuối cùng, thí sinh cần chứng minh được Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế biển, từ đó giải thích tại sao việc khai thác tài nguyên biển đảo có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước. Đây là những vấn đề mà học sinh đã được định hướng từ trước. Đặc biệt, tất cả những vấn đề này, học sinh nếu biết sử dụng Atlat đều có thể làm được” – cô Huyền nói.

Cô Huyền cũng đánh giá, đề có tình phân loại phù hợp với từng đối tượng học sinh (giành cho học sinh xét tốt nghiệp và xét đại học). Với học sinh đăng ký dự thi chỉ để xét tốt nghiệp thì câu Átlát, vẽ biểu đồ các em có thể làm được (đối với học sinh thành phố được luyện nhiều). Tuy nhiên, cô Huyền cũng lưu ý với câu vẽ biểu đồ các em học sinh miền núi và nông thôn chưa chắc đã có thể làm được.

>>Xem đáp án chính thức môn Địa lý THPT quốc gia 2015