Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Đề thi chính thức môn Lịch Sử kỳ thi đại học năm 2014 của Bộ Giáo Dục

Cập nhật: 23/03/2020 10:33 | Nhâm PT

Chiều 2/6/2014, thí sinh dự thi môn đầu tiên trong đợt thi kéo dài 3 ngày với thời gian làm bài 90 phút theo hình thức tự luận. Dưới đây là đề thi chính thức môn Lịch Sử kỳ thi đại học năm 2014 của Bộ Giáo Dục.

Đề thi chính thức môn Lịch Sử kỳ thi đại học năm 2014 của Bộ Giáo Dục

 

Đồng hành cùng các thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014, bên cạnh các bài gợi ý giải đề thi, ban tư vấn tuyển sinh trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn còn cập nhật những nhận xét nhanh về đề thi ngay sau khi môn thi kết thúc của các giáo viên giàu kinh nghiệm.

Đề thi chính thức môn Lịch Sử kỳ thi đại học năm 2014

Đề thi chính thức môn Lịch Sử

Nhận xét về đề thi môn Lịch Sử kỳ thi đại học năm 2014

Về đề thi môn lịch sử, cô Phạm Thu Hà - giáo viên Trường THPT Vĩnh Viễn - cho biết đề khá hay và phù hợp với kỳ thi tuyển sinh CĐ.
Đề thi với các câu hỏi rõ ràng, không rắc rối như đề thi ĐH. Câu 2 đề cho bảng dữ kiện và từ đó thí sinh phải rút ra vai trò của mặt trận Việt Minh. Đây là cách ra đề mới yêu cầu thí sinh phải biết vận dụng kiến thức đã học chứ không thể học thuộc lòng. Hơn nữa, câu này cũng yêu cầu thí sinh liên hệ thực tế từ mặt trận Việt Minh đến vai trò của Mặt trận tổ quốc hiện nay. Điều này giúp học sinh liên hệ từ lịch sử đến thực tế hiện tại và các em sẽ thấy môn lịch sử gần gũi hơn với cuộc sống của mình.

Đề thi cũng có một số câu dưới dạng thuộc bài. Do đó, nếu học bài đầy đủ học sinh có thể đạt được 7 điểm. Tuy nhiên, trong đề có 2 câu hỏi mở, thí sinh phải biết liên hệ thực tế và đây là phần để phân loại thí sinh. Câu liên hệ với Mặt trận tổ quốc và câu liên hệ đối với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại đến tình hình Việt Nam là các câu mở và hay. Tuy nhiên chưa biết đáp án của bộ đối với câu hỏi này sẽ “mở” đến mức nào.

Thầy Cao Văn Thức, Trường THPT Vĩnh Viễn, TP.HCM:  Thí sinh dễ đạt điểm trên trung bình

Theo thầy Thức, đề thi môn lịch sử không có phần tự chọn như mọi năm trước nhưng ngắn gọn, súc tích phù hợp với trình độ học sinh. Nội dung đề thi nằm trong chương trình sách giáo khoa lớp 12, có phần mở rộng, liên hệ với hoàn cảnh thời sự hiện nay.

Đề thi gồm 3 câu thì câu 1 là câu yêu cầu học sinh cần phải nắm vững kiến thức cơ bản về lịch sử Việt Nam. Câu 2 là dạng câu hỏi quen thuộc. Tuy nhiên để đạt được điểm học sinh cần phải biết kết hợp giữa việc trình bày và phân tích về nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975).

Để làm được câu 3, học sinh cần nắm vững mục đích và nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc. Đây là câu hỏi có sự phân hóa, đòi hỏi học sinh vừa phải nắm vững kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới, đồng thời phải biết liên hệ với tình hình thực tế hiện nay. Vấn đề biển Đông được lập luận chắc chắn, cập nhật thông tin trên phương tiện truyền thông, thể hiện quan điểm đúng mực của một học sinh. Bài không đơn thuần dẫn chứng mà lồng cảm xúc khiến giám khảo rất thích thú.

Tóm lại, nội dung đề thi đơn giản, ngắn gọn, không đánh đố học sinh. Với cơ cấu điểm hợp lý, học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản theo sách giáo khoa là có thể đạt được điểm 6, 7 trở lên. Để đạt điểm cao hơn đòi hỏi học sinh phải có khả năng vận dụng và liên hệ với tình hình thực tế hiện nay.

Về phía học sinh, phản ánh chung của các thí sinh là đề Lịch sử năm nay khó hơn nhiều với năm trước và bao gồm nhiều phần mở rộng. Đề thi có 4 câu đòi hỏi lượng kiến thức lịch sử dàn trải và bao quát. Ngay từ câu 1 đã khiến em bối rối, từ phần các cột mốc kháng chiến cho tới vai trò của nhân dân trong kháng chiến, đòi hỏi cần phải tư duy cao và khả năng khái quát tốt mới làm được.

Nhiều thí sinh cho biết, mặc dù cũng nằm trong phần kiến thức được ôn luyện, nhưng ý kiến chủ quan của các em đều dự đoán sẽ không thi vào phần kiến thức hoàn cảnh đất nước sau năm 1975, nhưng câu đó thực tế lại chiếm 2 điểm trong đề thi. Sở dĩ có sự dự đoán như vậy, vì các thí sinh này đã luyện qua đề thi vài năm trở lại đây thì thấy đề thi tuyệt đối không có phần kiến thức này.

Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến đánh giá đề Sử hay, bạn Như Ngọc, một trong những thí sinh ra đầu tiên cho biết: "Đề Sử không dài, chỉ gói gọn trong 4 câu, nằm trong sách giáo khoa là chính nhưng cũng mang tính áp dụng chứ không chỉ học thuộc lòng, mình làm được 70%".
Còn thí sinh Trần Thị Thanh chia sẻ: "Đề khá sát sách giáo khoa và cũng kết hợp thực tế, trong 4 câu thì có một câu mang tính ứng dụng, nội dung là về hướng phát triển khoa học-kỹ thuật của Việt Nam. Theo mình, đề không quá khó nhưng cũng không phải dễ để hoàn thành tốt".

Đề thi môn lịch sử được nhiều giáo viên, học sinh đánh giá là hay, thời sự, khơi gợi lòng yêu nước của TS khi xoáy vào những nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình của Liên Hiệp Quốc, từ đó liên hệ với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Ngoài ra, đề thi còn đề cập nội dung cơ bản trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo; nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước… Đề thi phản ánh những sự kiện, nội dung quan trọng của lịch sử đất nước. Thế nhưng, các phòng thi vắng TS đã khiến nhiều người chứng kiến phải nhói lòng.

Thí sinh Phạm Thảo thi vào khoa Lịch sử của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nhận xét: “Đề Lịch sử năm nay rất hay, nhưng cũng rất khó. Cảm giác của em là vừa hào hứng vừa lo lắng, bởi vì đề thi đúng theo tiêu chí vận dụng kĩ năng và kiến thức thực tiễn kết hợp với kiến thức sách giáo khoa, không yêu cầu thí sinh phải học thuộc lòng nhiều, mà cần phải có khả năng tư duy logic và kĩ năng tổng hợp kiến thức. Em đã làm một dàn ý cơ bản và viết lại theo hình thức một bài văn phân tích. Mặc dù câu hỏi về hoàn cảnh đất nước sau 1975 khiến em bất ngờ nhưng vì những câu khác em làm tốt nên vẫn chắc chắn khoảng 70-80%. Hơn nữa, câu hỏi về Asean rất hay, có thể liên hệ với tình hình thời sự hiện nay”.

Đề thi Lịch sử năm nay được đánh giá cao với tính thời sự, kích thích sáng tạo và gợi mở. Một số giáo viên chấm thi tốt nghiệp môn Lịch sử tốt nghiệp năm nay khá bất ngờ trước suy nghĩ chững chạc và đầy tinh thần trách nhiệm của học sinh.

Có em bày tỏ tình cảm yêu nước, ý thức chủ quyền một cách mạnh mẽ, quyết liệt, có khi bùng nổ cảm xúc, nhưng vẫn rất tỉnh táo.

Điều này, chứng tỏ, không chỉ đã tiếp thu những kiến thức cơ bản từ nhà trường, từ thầy cô mà các em còn tự thu nhận kiến thức bằng sự nhạy bén của chính bản thân.

Bí quyết ôn tập tốt nghiệp môn Lịch Sử

Cấu trúc đề thi môn Lịch sử bao gồm 2 phần: phần lịch sử Việt Nam (khoảng 7 điểm) và phần lịch sử thế giới (khoảng 3 điểm).

Các em cần có cách ôn tập khoa học, có nghĩa là phải nắm vững kiến thức cơ bản của bài học, từ đó mới trình bày bài làm của mình thật đầy đủ, đúng yêu cầu của câu hỏi. Để có thể nhớ bài học một cách lâu dài thì các em nên có những bảng tóm lược các giai đoạn lịch sử. Ví dụ bảng tóm lược về các chiến thắng quan trọng của ta trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp như: Chiến thắng Việt Bắc (1947), Thu Đông (1950), Đông Xuân (1953- 1954)... hoặc là trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cần phải lập bảng tóm lược về những chiến lược mà Mỹ đã thực hiện ở miền Nam Việt Nam. Điều quan trọng là các em phải nắm vững kiến thức

"Khi lập bảng tóm tắt các giai đoạn lịch sử, học sinh cần nhớ các sự kiện quan trọng bởi trong sách giáo khoa có rất nhiều sự kiện. Điều này các thầy cô bộ môn đã hướng dẫn trong quá trình ôn tập. Khi đã chọn lọc các sự kiện quan trọng để học thì việc nhớ ngày tháng năm sẽ dễ dàng hơn". Tuy vậy, Lịch sử là một môn khoa học xã hội nên khi làm bài thí sinh cũng phải chú ý cách hành văn, không nên làm theo cách viết rời từng ý và không dùng dấu -> trong bài làm của mình.