Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Đề thi chính thức môn Địa lý THPT Quốc gia 2017 từ Bộ GD&ĐT

Cập nhật: 09/03/2020 16:34 | Nhâm PT

Ban tư vấn tuyển sinh của trường Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cập nhật đề thi môn Địa lý THPT quốc gia 2017 thuộc tổ hợp Khoa học xã hội vào sáng 24/6.

Đề thi chính thức môn Địa lý THPT Quốc gia 2017 từ Bộ GD&ĐT

Cập nhật đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Địa lý của Bộ GD-ĐT năm 2017 nhanh nhất trên website của Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM

Đề thi môn Địa lý THPT Quốc gia 2017: mã đề 319

Lưu ý: Các đánh dấu trong đề là của thí sinh, không phải đáp án.

Đề thi môn Địa lý THPT Quốc gia 2017

Đề thi môn Địa lý THPT Quốc gia 2017

Đề thi môn Địa lý THPT Quốc gia 2017Đề thi môn Địa lý THPT Quốc gia 2017

Đề thi môn Địa lý THPT Quốc gia 2017

Nhận xét chung về đề thi THPTQG môn Địa lý 2017

Đề thi môn Địa Lý trong kì thi THPT quốc gia được nhiều người đánh giá là khá dễ, vừa sức học sinh.

Sau khi ra khỏi phòng thi, một số thí sinh tự do cho biết đề Địa lý có tính vận dụng cao, yêu cầu thí sinh hiểu biết thực tế.

Đề thi có câu hỏi về tại sao diện tích nuôi tôm ở Đồng bằng Sông Cửu Long giảm; yêu cầu thí sinh phải hiểu tình hình thực tế, nhiễm mặn...

Một số thí sinh ở TP.HCM cho hay phần kinh tế vùng được hỏi khá nhiều. Một số câu hỏi mẹo, đáp án gần giống nhau, đòi hỏi phải nắm chắc kiến thức.

Theo một số giáo viên tổ Địa lý nhận định, đề thi phủ rộng, tiếp tục theo hướng đánh giá năng lực, phát huy ưu điểm của hình thức thi trắc nghiệm.

  • Nhận định chung:

Kể từ năm 2017, môn thi Địa lí cùng với môn Lịch sử và Giáo dục công dân sẽ thuộc bài thi tổ hợp khoa học xã hội của kì thi THPT quốc gia. Đồng thời, bài thi môn Địa lí sẽ chuyển từ hình thức thi tự luận sang hình thức thi trắc nghiệm với 40 câu và thời gian làm bài 50 phút. Đồng thời để tạo tâm lí thuận lợi cho các em học sinh làm bài, đề thi năm nay được sắp xếp theo vùng từ dễ đến khó.

  • Về nội dung và phạm vi đề thi:

Phạm vi đề thi có dạng thức tương tự đề thi minh họa, thử nghiệm và đề thi tham khảo, tiếp tục tinh thần chủ trương mà Bộ đã công bố là bám sát chương trình phổ thông lớp 12, kiến thức phủ đều các chuyên đề. Nội dung các câu hỏi đều thuộc các vấn đề quen thuộc mà các em được học trong chương trình phổ thông ví dụ như địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế, vùng kinh tế cùng với thực hành kĩ năng địa lí.

  • Về độ khó và sự phân bổ kiến thức:
    • Do có sự điều chỉnh về nội dung và hình thức thi nên từ tháng 10-2016 đến tháng 5 – 2017, Bộ liên tục công bố các đề thi minh họa, thử nghiệm để các em học sinh có điều kiện làm quen với dạng thức thi mới.  Nhìn chung, đề thi được thiết kế làm nổi bật ưu điểm của hình thức thi trắc nghiệm là phủ rộng kiến thức, có độ phân hóa. Sự phân bổ mức độ khó của đề cũng tương đối rõ ràng để đảm bảo 2 mục tiêu của kì thi với khoảng 24 câu hỏi ở mức độ cơ bản. Các câu còn lại có độ khó tăng dần và đặc biệt 4 câu cuối có độ khó hơn hẳn cụ thể là rơi vào chuyên đề địa lí vùng kinh tế, kĩ năng nhận dạng biểu đồ. Thông thường, có sự lặp lại về nội dung/dạng câu hỏi ở các câu hỏi cuối của các mã đề.
    • Việc Bộ xây dựng ngân hàng câu hỏi để mỗi một thí sinh có 1 mã đề thi riêng và có độ trùng lặp câu hỏi không nhiều cho thấy công tác biên soạn đề thi công phu. 24 mã đề được xây dựng từ khoảng 4 đến 5 đề hoàn toàn khác biệt nên về cơ bản đề thi đảm bảo độ công bằng tương đối giữa các thí sinh. Việc này cũng góp phần hạn chế gian lận và tiêu cực, đòi hỏi học sinh phải học rộng, hạn chế học tủ, học lệch.
    • Mỗi mã đề thi đều xuất hiện các câu hỏi có tính thời sự hoặc các câu hỏi đòi hỏi khả năng vận dụng và tổng hợp kiến thức cao như câu 66 mã 319 về vấn đề xuất nhập khẩu sau Đổi mới; vấn đề biển đảo (câu 64  mã 319; câu 76 mã 301); vấn đề phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên (câu 76 mã đề 302). Tuy nhiên, các chủ đề xuất hiện trong đề thường là các chủ đề quen thuộc, không xa lạ với quá trình ôn tập của học sinh.
    • Nhìn chung, đề thi môn Địa lí không quá khó so với đề thi minh họa, thử nghiệm và tương đương đề thi tham khảo, phát huy được ưu điểm của hình thức thi trắc nghiệm, có độ phân hóa.

>>Xem đáp án chính thức môn Địa lý THPT quốc gia 2017