Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Đề thi chính thức môn GDCD THPT Quốc Gia 2019

Cập nhật: 03/03/2020 15:52 | Nhâm PT

Ngày 27/6, các sĩ tử chọn tổ hợp ba môn Khoa học xã hội chính là nhóm thí sinh dự thi cuối cùng của kỳ thi THPT quốc gia 2019. Dưới đây là đề thi chính thức môn GDCD THPT Quốc Gia 2019.

Đề thi chính thức môn GDCD THPT Quốc Gia 2019

 

Đề thi môn GDCD được cập nhật nhanh trên website Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn để thí sinh và phụ huynh tiện theo dõi.

Bộ GD-ĐT lưu ‎ý đối với thí sinh đã đăng ký dự thi cả 2 bài thi tổ hợp thì bắt buộc phải thi cả 2 bài này. Nếu bỏ một trong hai bài thi sẽ bị coi là dự thi không đủ số bài thi và không được xét công nhận tốt nghiệp.

Đề thi môn GDCD THPT quốc gia 2019 (mã đề: 303)

Đề thi môn GDCD THPT quốc gia 2019

Đề thi môn GDCD THPT quốc gia 2019

Đề thi môn GDCD THPT quốc gia 2019

Đề thi môn GDCD THPT quốc gia 2019

Nhận định đề thi môn GDCD kỳ thi THPT Quốc gia 2019

Theo quy chế kỳ thi THPT Quốc gia 2019, nội dung bài thi sẽ nằm trong chương trình lớp 11 và 12, giống với năm 2018. Cũng như năm 2018, đây là môn thi theo hình thức trắc nghiệm.

Nhận định môn Giáo dục Công dân các chuyên gia tổ giáo dục Công dân, đánh giá đề thi giáo dục công dân có số câu hỏi vận dụng cao giảm so với đề thi năm 2019.

Đề thi môn Giáo dục công dân (mã đề 30) có cấu trúc tương tự đề thi năm 2018, bám sát cấu trúc đề thi tham khảo và nội dung hướng dẫn về tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 do Bộ GD-ĐT ban hành, đề gồm 40 câu hỏi, nội dung thi nằm trong chương trình kiến thức lớp 12 (90%), 10% số câu hỏi trong đề thuộc phần kiến thức lớp 11.

So với đề thi năm 2018, đề thi năm 2019 giảm về độ khó. Điều này được thể hiện ở số câu hỏi Vận dụng cao giảm so với năm 2018 (từ câu 12 xuống 8 câu), tăng số câu hỏi ở mức độ thông hiểu. Số lượng câu hỏi Nhận biết và Thông hiểu tương đương đề thi năm 2018.

Mặc dù giảm số lượng câu hỏi Vận dụng cao nhưng mức độ khó của các câu này vẫn giữ nguyên, thậm chí dữ liệu được đưa trong câu hỏi có khả năng gây nhiễu cho học sinh tương đối tốt. Đặc biệt, có câu thông tin đưa ra một vấn đề nhưng vấn đề được hỏi lại xoay quanh một vấn đề khác nên học sinh cần phải hết sức lưu ý trong việc kết nối và xử lý vấn đề lựa chọn đáp án đúng.

Môn Giáo dục Công dân là môn học có sự gắn kết chặt chẽ với cuộc song vì xoay quanh mối quan hệ công dân với nhà nước, pháp luật.

Đề thi môn Giáo dục công dân cũng thể hiện rõ ràng mối quan hệ đó, có câu hỏi mang tính thời sự như đề thi năm 2018.

Mặc dù giảm số lượng câu hỏi Vận dụng cao nhưng mức độ khó của các câu hỏi này vẫn giữ nguyên, thậm chí dữ liệu được đưa trong câu hỏi có khả năng gây nhiễu cho học sinh tương đối tốt (ví dụ câu 112 về quyền khiếu nại, tố cáo, 113 hỏi về các quyền tự do cơ bản của công dân, câu 114 hỏi về quyền khiếu nại tố cáo).

Đặc biệt, câu 115, thông tin đưa ra một vấn đề nhưng vấn đề được hỏi lại xoay quanh một vấn đề khác nên học sinh cần phải hết sức lưu ý trong việc kết nối và xử lí vấn đề để lựa chọn đáp án đúng.

Môn Giáo dục công dân là môn học có sự gắn kết chặt chẽ với cuộc sống vì xoay quanh mối quan hệ công dân với nhà nước, pháp luật. Đề thi môn Giáo dục công dân cũng thể hiện rất rõ ràng mối quan hệ đó.

Từ câu 105 trở đi là các câu hỏi lồng ghép các tình huống thực tiễn. Tuy nhiên, đề thi năm nay không xuất hiện các câu hỏi mang tính thời sự như đề thi năm 2018.

Nội dung thi nằm trong chương trình lớp 11 và 12. Với mã đề 303, tỉ lệ câu hỏi lớp 11 là 10% - 4 câu (câu 83, 87, 89, 90) và 90% câu hỏi lớp 12 (36 câu).

Nhìn chung, đề thi đánh giá được năng lực học sinh, có sự phân bổ mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao phù hợp.

Bốn câu hỏi của lớp 11 cơ bản là ở mức độ nhận biết, học sinh có thể dễ dàng trả lời được.

Các câu hỏi của lớp 12 chủ yếu tập trung vào các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: quyền bầu cử, quyền khiếu nại, tố cáo, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín… (bài 6, bài 7); một nội dung nữa được đề thi đề cập khá nhiều nằm trong bài 2 - Thực hiện pháp luật với các nội dung về các hình thức thực hiện pháp luật, các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

Tuy nhiên, bài 5 - quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo chưa được nhắc đến trong mã đề 303. Từ câu 105 đến 120 là các câu hỏi tình huống không quá đánh đố học sinh. Song học sinh còn gặp khó khăn do một số câu hỏi tình huống sử dụng nhiều chữ cái viết tắt thay cho tên nhân vật. Ví dụ như câu 113, 114, 116, 118, 120…

Nhìn chung với đề thi năm nay, cách ra đề môn Giáo dục công dân cũng giống như những năm trước. Học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản là có thể đạt được điểm 7, điểm 8.

Những câu hỏi phân loại thí sinh nằm ở 7 câu cuối. Đó là những câu hỏi bám sát với thực tiễn, các tình huống hay. Đây cũng là các câu ăn điểm, đối với các em ôn tập kĩ, nắm chắc vấn đề và kèm theo đó là có sự liên hệ thực tế, biết suy luận tốt.

Nếu các em ôn tập tốt, căn bản thì không khó để đạt điểm trên trung bình. Tuy nhiên, để đạt 9-10 đòi hỏi có tính vận dụng cao. 

Đề này đảm bảo cho việc xét tốt nghiệp và dùng kết quả để một số trường xét tuyển ĐH. Với cách ra đề này, đòi hỏi các em học, hiểu vấn đề, vận dụng chứ không phải học vẹt. 

Đề bám sát chương trình cơ bản, theo đúng cấu trúc đề từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Đề cũng bám sát đề tham khảo của Bộ. Cấu trúc đề rất hay, ý nghĩa, rõ ràng và mạch lạc. Những câu vận dụng mang tính chất thực tiễn giúp học sinh nhận biết và lựa chọn được những đáp án chính xác.

Đề chủ yếu tập trung vào kiến thức lớp 12 bám sát chương trình sách giáo khoa, các câu tình huống chủ yếu rơi vào các quyền tự do cơ bản, quyền tự do dân chủ của công dân, quyền bình đẳng trong lao động, bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. Đây là những kiến thức căn bản, giúp học sinh có hành trang tốt khi bước vào cuộc sống.

Khi làm đề này, học sinh có cảm giác như mình đang trực tiếp giải quyết các tình huống thực tế mà các em sẽ gặp trong cuộc sống.

Mức độ phân hóa của đề khá cao, nhất là những câu vận dụng tình huống. Học sinh có thể làm được 9-9,5 điểm, điểm 10 sẽ hiếm có.

Với cách ra đề như thế này, môn Giáo dục Công dân trong chương trình giáo dục phổ thông mới với tên gọi là môn Kinh tế và Pháp luật sẽ giúp học sinh hứng thú hơn với môn học này, có kiến thức căn bản làm hành trang giúp các em có thể học tốt ở các trường đại học có chuyên ngành kinh tế.

>>Xem đáp án chính thức môn GDCD THPT quốc gia 2019