Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Đề thi chính thức môn Hóa học kỳ thi tốt nghiệp năm 2014 của Bộ Giáo Dục

Cập nhật: 23/03/2020 16:39 | Nhâm PT

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn giới thiệu đề thi tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2014. Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm, thời gian làm bài 60 phút.

Đề thi chính thức môn Hóa học kỳ thi tốt nghiệp năm 2014 của Bộ Giáo Dục

 

Dưới đây là Đề thi tốt nghiệp THPT môn Hóa học chính thức năm 2014.

Đồng hành cùng các thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014, bên cạnh các bài gợi ý giải đề thi, ban tư vấn tuyển sinh trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn còn cập nhật những nhận xét nhanh về đề thi ngay sau khi môn thi kết thúc của các giáo viên giàu kinh nghiệm.

Đề thi chính thức môn Hóa học kỳ thi tốt nghiệp năm 2014

 Đề thi chính thức môn Hóa học kỳ thi tốt nghiệp năm 2014

Đề thi chính thức môn Hóa học kỳ thi tốt nghiệp năm 2014

Đề thi chính thức môn Hóa học kỳ thi tốt nghiệp năm 2014

Nhận xét về đề thi môn Hóa học kỳ thi tốt nghiệp năm 2014

Theo đánh giá, nhìn chung, kiến thức trong đề thi nằm trọn trong chương trình Hóa học lớp 12. Với đề này thì điểm tốt nghiệp THPT môn Hóa năm nay dự đoán là sẽ nhiều điểm 9, 10.

Đề thi tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2014 khác so với đề thi tốt nghiệp hàng năm (không có phần phân ban).  Đề thi năm nay nhiều câu hỏi lý thuyết, phần bài tập tính toán khá đơn giản, chỉ có khoảng 2 đến 3 bài tập mang tính đánh lừa học sinh.

* Thầy Bùi Văn Thơm, giáo viên môn hóa, Trường THPT Vĩnh Viễn, TP.HCM:

Đề thi phù hợp với hình thức tự chọn môn thi

Theo thầy Thơm, đề thi tốt nghiệp môn hóa năm nay khó hơn đề tốt nghiệp của các năm trước. Đề có 32 câu lý thuyết và 8 câu bài toán.

Các câu bài toán 3, 30, 40 (mã đề 629) ở mức độ đề thi ĐH các năm. Các câu bài toán câu 8, 16 ở mức độ đề thi CĐ các năm. Còn lại 3 câu bài toán giống đề thi tốt nghiệp các năm.

Trong số các câu lý thuyết, có khoảng 5 câu đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng suy luận.

Với đề thi tốt nghiệp môn hóa năm nay, học sinh trung bình có thể dễ dàng đạt từ 5-7 điểm. Những học sinh khá có thể đạt 8-9 điểm. Trên 9 điểm dành cho học sinh giỏi.

Đề thi có tính phân hóa rõ trình độ học sinh các mức độ trung bình, khá, giỏi. (Nguyên Mi, ghi).

* Ông Nguyễn Đình Độ, Phó hiệu trưởng Trường THPT Thành Nhân, TP.HCM:

Thí sinh ôn thi khối A, B dễ dàng đạt điểm 10

Thầy Độ cho biết, đề thi hóa năm nay khó hơn năm rồi.

Điểm khác biệt là đề thi năm nay không có phần tự chọn mà chỉ có một phần chung cho tất cả thí sinh các ban. Với đề thi này, học sinh có học lực trung bình dễ dàng kiếm được 5 điểm. Học sinh có học lực giỏi cũng dễ dàng đạt được điểm 10, nhất là những em đã định hướng chọn khối A, B và có kế hoạch học tập nghiêm túc cho kỳ tuyển sinh ĐH sắp tới. (Bích Thanh, ghi).

* Cô Trần Thi Thu Thủy, Tổ trưởng tổ hóa, Trường THPT Nguyễn Minh Khai, TP.HCM:

Đề thi hay, có tính phân hóa học sinh cao

Cô Thủy cho rằng đề thi hóa năm nay hay, có tính phân hóa cao học sinh.

Về phần lý thuyết, câu hỏi dàn trải đều chương trình, yêu cầu học sinh phải hiểu bài, học kỹ thì mới làm được.

Nhìn chung, với đề thi môn hóa, học sinh có thể dễ dàng đạt được điểm trên trung bình; các em học sinh giỏi có thể đạt được 10 điểm.

Nhiều học sinh cũng đánh giá đề thi môn Hóa hay và không quá khó, về môn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa năm nay. Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn hóa học năm 2014 bao gồm 40 câu trắc nghiệm bao gồm 32 câu chung cho tất cả các thí sinh và 8 câu tự chọn (theo chương chình chuẩn (8câu), theo chương trình nâng cao (8 câu), học sinh chỉ được phép làm 1 phần tự chọn). Thí sinh sẽ đạt 0,25 điểm cho mỗi câu trả lời đúng.

Sau khi kết thúc 60 phút thi trắc nghiệm môn Hóa học, em Hoàng Thanh Vân ( lớp 12 A2 THPT Nguyễn Siêu) rạng rỡ bước ra khỏi hội đồng thi THPT Hà Nội – Amsterdam cho biết đề thi hóa năm nay không quá dài, trong khi kiến thức cơ bản phù hợp với sức học của đa số các thí sinh. Riêng với bản thân mình, Vân chia sẻ: “ Em hoàn thành 40 câu hỏi chỉ trong khoảng 20 phút, phòng thi của em nhiều bạn còn làm nhanh hơn. Em nghĩ đây sẽ là môn thi đạt điểm cao nhất của em trong kỳ thi tốt nghiệp này”.

Cũng trong trạng thái phấn khởi với bài thi tốt, các thí sinh của trường THPT Hà Nội – Amsterdam không giấu được niềm vui. Thí sinh Nguyễn Duy Minh (Lớp 12A2) nói: “ Dù trước khi bước vào phòng thi em có đôi chút hồi hộp nhưng giờ thì cũng như các bạn, em cảm thấy rất tự tin vào bài làm của mình.Với đề Hóa năm nay, em nghĩ các bạn có trình độ trung bình cũng có thể hoàn thành tốt bài thi. Với em đây đã là môn cuối cùng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT nên giờ em đã có thể tập trung cho 3 môn thi đại học của mình”.

Trong khi đó, tại hội đồng thi trường THPT Nguyễn Trãi, nhiều thí sinh cũng kết thúc kỳ thi tốt nghiệp trong tâm trạng thoải mái. Em Nguyễn Văn Thịnh, Trường THPT Nguyễn Trãi vui vẻ chia sẻ: “ Đề thi tương đối dễ với kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa lớp 12. Theo em có lẽ chỉ có 1 - 2 câu là đòi hỏi thí sinh phải tính toán một chút, nếu so với đề thi năm ngoái thì năm nay môn Hóa dễ kiếm điểm cao hơn”. Ngoài ra Thịnh cũng cho biết, kết thúc 4 môn thi em ước chừng đạt khoảng 30 điểm.

Cách làm bài môn Hóa học đạt điểm cao trước giờ thi THPT

Chuẩn bị trước kỳ thi

Tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc thí sinh đạt điểm cao, vì vậy, hãy thư giãn, đừng quá căng thẳng và tự gây áp lực. Các em làm bài thi hết sức, xong môn nào, hãy tạm gạt sang một bên để tập trung môn khác.

Từ nay đến ngày thi, các em chú ý ngủ và dậy đúng giờ, ăn uống đầy đủ, những ngày thi không nên ăn đồ lạ.

Thí sinh nên đọc lại những lý thuyết môn hóa học khó nhớ nhất trong sách giáo khoa mang tính rà soát chứ không nên nhồi nhét.

Các em cũng nên xem lại các đề thi đại học những năm gần đây, đề thi minh họa. Tuy nhiên, đọc lại để định hướng cách làm, rèn tư duy chứ không phải ngồi làm lại tất cả.

Trong quá trình làm bài thi môn hóa học

Các em hãy làm bài thi theo kỹ năng làm bài trắc nghiệm chung, như làm câu dễ trước, câu khó sau; phân bổ thời gian làm bài…, đồng thời chú ý thêm các kỹ năng riêng đối với môn Hóa học như sau:

Làm trước câu hỏi lý thuyết vì phần lớn là câu dễ, nếu không làm được hãy tạm bỏ qua.

Bài tập: Làm phần chắc chắn trước. Trong đề thi, các bài tập hữu cơ và vô cơ thường được xếp xen kẽ. Các em nên chọn làm vô cơ hay hữu cơ trước để tập trung kiến thức.

Nguyên tắc làm bài tập môn hóa học: Nếu quá 3 phút/1 câu, các em không tiếp tục làm câu đó nữa để đảm bảo thời gian làm những câu còn lại. Hãy quay lại làm các câu khó, cực khó cuối cùng.

Nháp hóa học cũng cần kỹ năng: Giấy nháp là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các em trong quá trình làm bài thi. Các em nên nháp gọn gàng, rõ ràng, không nên lộn xộn.

Bài thi trắc nghiệm có nhiều bài tập, các em nháp lộn xộn, sẽ khó kiểm tra lại. Tốt nhất, thí sinh nên nháp xong bài nào thì kẻ ngang tờ giấy để phân cách những bài còn lại.

Lưu trữ các ý tưởng quan trọng đối với các câu chưa tìm ra đáp số. Học sinh hãy ghi lại các ý đã phân tích được như sơ đồ phản ứng, phép tính, để khi làm lại có thể tiết kiệm thời gian.

Với các bài đã cố gắng hết sức mà không ra kết quả, thí sinh cũng đừng vội nản. Phương pháp may rủi cũng cần có tính toán. Hãy cố gắng kết hợp tất cả thông tin có thể tìm ra đáp án.

Phân bổ thời gian hợp lý cho bài thi. Ví dụ, mục tiêu chỉ có 7 điểm, hãy ưu tiên phân bổ thời gian nhiều hơn cho 35 câu đầu (nếu đề thi sắp xếp theo cấu trúc từ dễ đến khó).

Chú ý tận dụng hết thời gian làm bài, không nên ra sớm, hãy để 5-10 phút để kiểm tra lại bài làm trước khi nộp.