Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Đề thi chính thức môn Ngữ văn THPT Quốc gia 2016 của Bộ GD&ĐT

Cập nhật: 28/06/2023 10:38 | Nhâm PT

2/7 các thí sinh bước vào ngày thi thứ hai kỳ thi THPT quốc gia 2016 với môn thi trong buổi sáng là Ngữ văn. Dưới đây là đề thi và đáp án chính thức môn Ngữ văn kỳ thi THPTQG 2016 mà Bộ GD- ĐT vừa mới công bố.

Đề thi chính thức môn Ngữ văn THPT Quốc gia 2016 của Bộ GD&ĐT

 

Môn Ngữ văn thi theo hình thức làm bài tự luận với thời gian 180 phút. Thí sinh bắt đầu làm bài từ lúc 7hh30 phút và kết thúc bài thi lúc 10h30 phút.

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cập nhật đề thi môn Ngữ văn kỳ thi THPTQG 2016 để thí sinh được biết.

Đề thi môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT quốc gia 2016:

 Đề thi môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT quốc gia 2016

Đề thi môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT quốc gia 2016

Gợi ý lời giải môn Ngữ văn THPT quốc gia 2016

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1:

Sự mượt mà và tinh tế của Tiếng Việt được thể hiện ở những từ ngữ sau:

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ, tiếng Việt như bùn và như lụa, óng tre ngà và mềm mại như tơ.

Câu 2:

Hai biện pháp tu từ: So sánh và ẩn dụ

- So sánh: tiếng tha thiết nói thường nghe như hát, Như gió nước không thể nào nắm bắt.

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối.

Câu 3:

Nội dung chính của đoạn trích:

Đoạn trích thể hiện sự mượt mà và tinh tế của tiếng Việt. Qua đó bày tỏ niềm tự hào của tác giả Lưu Quang Vũ về vẻ đẹp và giá trị của ngôn ngữ dân tộc.

Câu 4:

Từ đoạn trích bày tỏ cảm nghĩ của mình về tiếng Việt:

Tiếng Việt là ngôn ngữ chính để tạo ra bản sắc riêng của dân tộc, là thành quả đáng tự hào của người Việt Nam trong suốt 4000 năm dựng nước và giữ nước. Tiếng Việt của chúng ta mượt mà, tinh tế, giúp chúng ta không chỉ giao tiếp mà còn bày tỏ tiếng nói, tâm tư, tình cảm.

Hơn nữa, ngôn ngữ là một phần khẳng định chủ quyền độc lập của Tổ quốc ta. Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh, cha ông ta đã giữ gìn tiếng mẹ để đến hôm nay. Vì thế chúng ta cần trân trọng, phát huy cái hay và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Câu 5:

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

Câu 6:

Vẻ bề ngoài đẹp đẽ của “cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình” thể hiện rõ nhất qua hình ảnh so sánh: “một cuộc sống nghèo nàn, giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng”.

Câu 7:

Tác giả cho rằng: “Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân, không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn” vì cuộc sống của những cá nhân như vậy sẽ nghèo nàn, nhàm chán với một hạnh phúc mong manh.

Đó là một cuộc sống thiếu khát vọng, không có sự khẳng định, dấu ấn cá nhân, chỉ an toàn trong một “mảnh vườn” sạch sẽ, gọn gàng. Cuộc sống khép kín sẽ khiến con người trì trệ, khó thích nghi khi bị giông bão tràn đến, và hơn nữa sẽ khiến ta chìm trong cô đơn, buồn phiền, chán nản.

Câu 8:

Cuộc sống của con người khi thoát ra khỏi “cái tuyệt đối cá nhân”:

- Khi thoát ra khỏi cuộc sống cá nhân êm đềm, bằng phẳng trong ngưỡng cửa nhà mình, con người sẽ vươn ra cuộc đời rộng lớn bên ngoài ngưỡng cửa. Đó là một cuộc sống nhiều thử thách, phong ba nhưng là một cuộc sống đích thực mà mỗi người cần vươn đến: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”.

- Con người sẽ phải đối mặt với chông gai, khó khăn nhưng đó sẽ là cơ hội để con người khẳng định năng lực, bản lĩnh, khát vọng, ước mơ của mình.

- Khi được trải nghiệm, dấn thân: con người sẽ mạnh mẽ, kiên cường, dũng cảm hơn. Đó là yếu tố rất quan trọng để chạm đến thành công.

- Cuộc sống thử thách với nhiều khát vọng sẽ cho mỗi người cảm nhận được giá trị thực sự của cá nhân mình: “Hãy luôn khát khao, hãy cứ dại khờ”. 

Phần II: Làm văn

Câu 1:

Về hình thức: 0,5 điểm

- Đảm bảo cấu trúc của bài nghị luận: có đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề (giới thiệu ý kiến và khái quát vấn đề nghị luận), thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

- Dung lượng: Bài viết khoảng 600 chữ.

- Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Về sáng tạo: 0,25 điểm

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

Về nội dung:

- Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hậu quả của sự hèn nhát và sức mạnh của dũng khí. (0,5 điểm)

- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động.

Cụ thể như sau:

  1. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề: Trong cuộc sống, hèn nhát và dũng cảm là hai nét tính cách luôn song song tồn tại. Làm thế nào để chiến thắng được sự hèn nhát và rèn luyện được dũng khí, đó luôn là sự trăn trở trong suốt cuộc đời của mỗi người.

- Giới thiệu nhận định: Bàn về điều này, đã có nhận định “Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình”

  1. Thân bài: 
  2. Giải thích ý kiến: (0,25 điểm)

- Sự hèn nhát: là trang thái luôn sợ hãi, nhút nhát, không dám đối mặt với những biến động của cuộc sống, những khó khăn nảy sinh trong nghịch cảnh mà chỉ co mình trong sự an toàn.  

- Dũng khí: là lòng dũng cảm, bản lĩnh, khí chất, nội lực và sức mạnh bên trong của con người. Nó thể hiện ở khát khao vươn đến những điều lớn lao và chinh phục những khó khăn của cuộc sống.

- Tự đánh mất mình: không còn là mình, là hậu quả của sự hèn nhát. Đó là khi con người sống mờ nhạt, không khẳng định được dấu ấn cá nhân, năng lực bản thân và không có sự đóng góp cho xã hội.

- Được là chính mình: là khi con người sống đúng với khả năng, khát vọng, ước mơ của bản thân và phát huy được sở trường, sức mạnh của cá nhân, có được những đóng góp tích cực cho xã hội.

  1. Bàn luận ý kiến: (1,25 điểm)

Khẳng định thái độ sống được nêu ra trong câu nói là đúng hay sai, hợp lý hay không hợp lý. Bày tỏ thái độ, suy nghĩ về ý kiến bằng những lý lẽ, dẫn chứng phù hợp, có sức thuyết phục. 

Đây là một ý kiến đúng đắn, sâu sắc và đáng để suy ngẫm.

+ Người dũng cảm dám đấu tranh với cái xấu, cái ác, sự bất công để bảo vệ lẽ công bằng, lẽ phải trong cuộc sống, có những đóng góp tích cực cho xã hội.

  1. Bài học nhận thức và hành động: (0,25 điểm)

- Câu nói giống như một kim chỉ nam về tư tưởng và hành động, giúp cho mỗi người nhận thức được hậu quả của sự hèn nhát và vai trò của dũng khí trong việc khẳng định các nhân.

Từ đó, mỗi chúng ta sẽ rèn luyện cho mình lòng dũng cảm, sự mạnh mẽ để đối mặt và chiến thắng được những chông gai, thử thách trong cuộc sống.

- Liên hệ cá nhân: vai trò của câu nói với cá nhân của mỗi người.

  1. Kết bài: Khái quát lại vấn đề

Mỗi người hãy vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân và cách sống “trong bao” để mạnh mẽ, dũng cảm, dấn thân và trải nghiệm những điều kỳ diệu của cuộc sống. Khi đó bạn sẽ cảm nhận được giá trị của cá nhân mình trong biển đời mênh mông.

Câu 2:

Về hình thức: 0,5 điểm

Đảm bảo cấu trúc của bài nghị luận: có đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Về sáng tạo: 0,5 điểm

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

Về nội dung:

Xác định đúng vấn đề nghị luận: (0,5 điểm)

Phân tích tình huống truyện của tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân để làm sáng tỏ ý kiến: Trong truyện ngắn vợ nhặt nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tính huống bất thường để nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người.

Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.

Cụ thể như sau: (2,5 điểm)

  1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Kim Lân, tác phẩm “Vợ nhặt”: Kim Lân thuộc hàng những cây bút truyện ngắn tài năng của văn học Việt Nam hiện đại. Ông là cây bút “một lòng đi về với đất với người, với thuần hậu nguyên thủy ở nông thôn Việt Nam”.

Ông thường viết về nông thôn và những con người dân quê, lam lũ hồn hậu, chất phác mà giàu tình yêu thương. “Vợ nhặt” là một trong những sáng tác tiêu biểu của ông.

  1. Thân bài:

- Khái quát truyện “Vợ nhặt”: “Vợ nhặt” được coi là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân. Tiền thân của truyện vốn là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” (cuốn tiểu thuyết được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo).

Hoà bình lập lại, Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này. “Vợ nhặt” mang dấu ấn của cả một quá trình nghiền ngẫm lâu dài về nội dung và chiêm nghiệm kỹ lưỡng về nghệ thuật.

Với “Vợ nhặt”, Kim Lân bộc lộ một quan điểm nhân đạo sâu sắc của mình. Nhà văn phát hiện ra vẻ đẹp kỳ diệu của người lao động trong sự túng đói quay quắt, trong bất kỳ hoàn cảnh khốn khổ nào, con người vẫn vượt lên cái chết, hướng về cuộc sống gia đình, vẫn yêu thương nhau và hy vọng vào ngày mai. Tiêu biểu cho những con người đó là nhân vật Tràng.

- Khái quát lại: Khẳng định ý kiến đã chỉ rõ những ý nghĩa sâu sắc của tình huống truyện.

  1. Kết bài:

“Vợ nhặt” là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, là tác phẩm giàu giá trị hiện thực, nhân đạo; là bài ca về khát vọng sống và khát vọng hạnh phúc ở những người nghèo khổ, ca ngợi niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng của con người.

Truyện xây dựng thành công hình tượng nhân vật Tràng, một người lao động nghèo khổ mà ấm áp tình thương, niềm hi vọng, lạc quan qua cách dựng tình huống truyện và dẫn truyện độc đáo, nhất là ngòi bút miêu tả tâm lý tinh tế, khiến tác phẩm mang chất thơ cảm động và hấp dẫn.

Nhận xét chung về đề thi môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT quốc gia 2016

Đề thi môn Ngữ văn hay, vừa sức và có tính phân loại cao. Nội dung kiến thức và kỹ năng phù hợp, vừa đảm bảo kiến thức cơ bản của chương trình vừa cập được những hiểu biết cần thiết trong cuộc sống hiện đại.

Đề thi có cấu trúc tương tự như năm 2015. Đề có kiến thức tương đối cơ bản, không quá khó đối với học sinh. Phạm vi kiến thức chủ yếu nằm trong chương trình ngữ văn 12. Tuy nhiên học sinh vẫn phải nắm chắc kỹ năng làm văn từ lớp 11 mới có thể giải quyết tốt đề thi này.

Đề thi đảm bảo mục tiêu lấy kết quả để xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học, không đánh đố học sinh, phân hóa tốt. Các câu phân hóa tập trung ở câu số 3 và câu 7 của đọc hiểu, câu 2 của phần làm văn. Trong đó, câu 2 của làm văn đòi hỏi học sinh phải có quan điểm, suy nghĩ riêng thì mới làm tốt được. 

Với đề thi này, phổ điểm phổ biến sẽ nằm trong khoảng 6-7 điểm, học sinh khá giỏi có thể đạt được 8 – 9 điểm, số học sinh đạt trên 9 điểm sẽ hiếm.

Nội dung kiểm tra kiến thức và kĩ năng không mới, nhưng các câu hỏi đọc hiểu và NLXH đã khơi sâu hơn mạch nguồn những xúc cảm thẩm mĩ và giá trị nhân văn cho người viết, đề cập được những vấn đề vừa muôn đời, vừa mang tính thời sự về cách sống trung thực, bản lĩnh, sự hoà nhập, sẻ chia trong cộng đồng xã hội! Câu NLVH kiểm tra kiến thức cơ bản, trọng tâm của tác phẩm đồng thời vẫn khơi gợi những khát vọng Vĩnh hằng của con người trong cuộc sống.

>>Xem đáp án chính thức môn Ngữ văn THPT quốc gia 2016