Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Đề thi chính thức môn Vật lý THPT Quốc gia 2015 của Bộ GD&ĐT

Cập nhật: 16/03/2020 11:42 | Nhâm PT

Chiều 2/7, các thí sinh dự thi kỳ thi THPT quốc gia 2015 đã hoàn thành xong môn thi Vật lý. Đề thi đại học môn Vật lý năm 2015 được bộ GD-ĐT công bố chính thức cho các bạn học sinh tham khảo.

Đề thi chính thức môn Vật lý THPT Quốc gia 2015 của Bộ GD&ĐT

 

Môn Vật lí kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 có thời gian làm bài là 90 phút. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tổng số thí sinh dự thi môn Vật lý là gần 480.000 thí sinh.

Dưới đây là đề thi chính thức của môn Vật lý trong kỳ thi THPT Quốc gia 2015 do Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cập nhật.

Đề thi môn Vật lý kỳ thi THPT quốc gia 2015:

 Đề thi môn Vật lý kỳ thi THPT quốc gia 2015

Đề thi môn Vật lý kỳ thi THPT quốc gia 2015

Đề thi môn Vật lý kỳ thi THPT quốc gia 2015

Đề thi môn Vật lý kỳ thi THPT quốc gia 2015

Đề thi môn Vật lý kỳ thi THPT quốc gia 2015

Nhận xét chung về đề thi môn Vật lý tốt nghiệp THPT quốc gia 2015

Sau khi kết thúc thời gian làm bài môn Lý của kỳ thi THPT quốc gia, nhiều học sinh và giáo viên đã nhận xét đề thi của môn thi này.

Nhiều thí sinh dự thi bước ra khỏi phòng thi nhận định đề thi lý năm nay khá khó, các em làm được tầm 50% đề ra.

Đặng Hào Quang (huyện Buôn Đôn) nhận định: “Đề vật lý năm nay không khó, nếu có kỹ năng tốt và biết cách giải khoa học thì sẽ làm được 80% đề. Đề khó nhất nằm ở phần điện, em nghĩ mình sẽ rơi điểm ở phần này khá nhiều”. Ngoài ra, có rất nhiều câu bẫy thí sinh, giải thiếu một bước nhưng vẫn ra đáp án trong đề có, nếu không cẩn thận rất dễ bị mất điểm đáng tiếc.

Do đề thi gồm cả câu dễ và khó, bố cục theo trật tự khó tăng dần nên phần đông thí sinh cho rằng có thể dễ dàng được 5 điểm, nhưng muốn giành điểm cao để xét tuyển vào đại học thì rất khó.

Theo các giáo viên, 70% câu hỏi thuộc dạng vừa sức với thí sinh, 30% câu hỏi còn lại dùng để phân loại thí sinh, phải là những học sinh khá, giỏi mới giải quyết được.

Theo thầy Đoàn Xuân Hiển, giáo viên môn Vật lý, Trung tâm bồi dưỡng văn hóa và luyện thi đại học, Trường ĐH Nông lâm TPHCM, đề thi môn vật lý năm nay bao quát được toàn bộ chương trình lớp 12.

Trong đó, có 70% câu hỏi thuộc dạng vừa sức với thí sinh để các em có thể đậu tốt nghiệp THPT; 30% câu hỏi còn lại dùng để phân loại thí sinh, phải là những học sinh khá, giỏi mới giải quyết được.

Thầy Đào Tuấn Đạt, giảng viên Vật lý đại cương (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, đề thi có 40% câu hỏi lý thuyết, 60% là bài tính toán. Phần dao động có 10 câu, phần sóng cơ 7 câu, phần dòng điện xoay chiều 12 câu, dao động và sóng điện từ 4 câu, sóng ánh sáng 6 câu, lượng tử ánh sáng 5 câu và phần hạt nhân có 6 câu.

60% câu hỏi và bài toán rất dễ, chỉ cần áp dụng một phương trình vật lý và chỉ cần qua một vài phép biến đổi toán học đơn giản có thể tìm ra đáp số. Học sinh trung bình có thể dễ dàng được 5-6 điểm. Trong khi 60% câu hỏi ở mức độ cực kỳ cơ bản thì 40% các câu hỏi còn lại đòi hỏi tư duy khác hẳn. Học sinh phải sử dụng ít nhất 2 phương trình vật lý và các phép biến đổi toán học phức tạp để tìm ra đáp số.

"Có khoảng 10% câu hỏi là thách thức thực sự, có câu học sinh sẽ khó khăn ngay từ đầu vì không biết áp dụng quy luật vật lý nào cho hiện tượng đang được đề cập", thầy Đạt nói. Câu hỏi khó xuất hiện ở tất cả các chương của chương trình lớp 12 và tập trung nhiều vào chương dòng diện xoay chiều. Với 40% câu hỏi thuộc phần nâng cao này học sinh khó lấy được điểm 9-10.

Trong đề thi, số câu hỏi khó tập trung vào chủ đề dòng điện xoay chiều đòi hỏi thí sinh không chỉ có năng khiếu học vật lý mà phải có kỹ năng giải toán, đã từng giải nhiều bài toán vật lý khó mới làm được.

Thầy Nguyễn Thế Phong, giáo viên Trường THPT Vĩnh Viễn, cho rằng cấu trúc đề năm nay khác hẳn so với mọi năm. Theo đó, với mã đề 138, từ câu 1 đến 35 rất dễ, từ câu 36 trở đi là các câu khó và rất khó trong khi mọi năm các câu khó và dễ thường nằm lẫn lộn với nhau.

Những câu khó và rất khó tập trung vào các phần kiến thức về điện, sóng cơ, giao thoa và một câu về âm thanh. Các câu khó là những câu có đồ thị, hình vẽ. Từ đồ thị này thí sinh đọc ra các thông số rồi mới có thể lập phương trình để giải. Quá trình giải đòi hỏi phải tính toán rất nhiều trong khi thời gian có 90 phút. Chỉ những thí sinh thực sự giỏi và xuất sắc mới có thể hoàn thành tốt đề thi này.

Khoảng 30 câu đầu tiên, thí sinh có học lực trung bình hoàn toàn có thể đạt được 5 đến 6 điểm. Những câu còn lại dành cho học sinh khá, giỏi và có thể đạt được 8 điểm, 9 điểm. Ở đề thi này, những thí sinh chuyên Lý có thể đạt được điểm 10.

Đặc biệt, tôi khá hài lòng với cách ra đề của Bộ năm nay, mặc dù đề thi chưa tích hợp cao nhưng đã có nội dung này. Cụ thể ở câu hỏi liên quan đến chuyện bắt sóng tivi ở Trường Sa.

Đề thi cũng phát huy được năng lực của học sinh. Các câu hỏi đều yêu cầu các em phải có những tư duy nhất định. Nhất là những câu dành cho những thí có nguyện vọng xét tuyển vào đại học, cao đẳng càng thể hiện rõ nét yêu cầu này.

Các em không chỉ nắm chắc kiến thức mà còn phải tư duy cao để có thể vận dụng những kiến thức đã học vào trong bài làm của mình.

Theo các thầy, với đề thi này, học sinh trung bình có thể đạt được 6-7 điểm một cách dễ dàng. Tuy nhiên, để đạt 8,9,10 điểm thì sẽ rất khó khăn và những em đạt 10 điểm là những em thực sự giỏi môn này. Như vậy, đề thi có tính phân loại rất cao, đạt được mục tiêu 2 trong 1 của kỳ thi.

Rất nhiều giáo viên khá hài lòng về đề thi môn Vật lý năm nay. Nhìn một cách tổng thể, đề thi không quá khó, không đánh đố học sinh, kể cả những phần dành cho học sinh giỏi. Các yêu cầu của đề bài rất rõ nghĩa và hoàn toàn không nằm ngoài kiến thức lớp 12. Với những câu này yêu cầu học sinh phải tư duy cao và biết vận dụng kiến thức. Song để đạt được điểm 10 tuyệt sẽ không nhiều, có chăng chỉ là những thí sinh chuyên Lý.

Bên cạnh cấu trúc đề hợp lý, học sinh đã làm quen và tập dượt cùng đề thi minh họa, nội dung kiến thức chủ yếu đều nằm trong chương trình Vật lý lớp 12. Đề thi đã “quét” toàn bộ các chuyên đề: Dao động cơ, sóng cơ, dòng điện xoay chiều; dao động điện từ; sóng ánh sáng; lượng tử ánh sáng; hạt nhân nguyên tử.

Về mặt nội dung: Các câu lí thuyết đa phần là các câu hỏi dễ, học sinh chỉ cần nhớ kiến thức trong sách giáo khoa là có thể làm được và phần lớn câu hỏi lí thuyết đều ở mức độ dễ, tạo điều kiện cho học sinh trung bình “kiếm điểm”.

Các câu hỏi ở mức độ trung bình chủ yếu là áp dụng những công thức đơn giản hoặc chỉ qua một, hai bước biến đổi là có kết quả.

Năm nay đề thi cũng có khá nhiều câu hỏi liên quan đến đồ thị (4 câu) yêu cầu học sinh phải biết đọc và phân tích đồ thị, 1 câu hỏi về ứng dụng thực tế (còi chữa cháy trong nhà máy (Câu 32 về sóng âm), 1 câu có liên quan đến thí nghiệm về đồng hồ đa năng hiện số (câu 47)

Về bố cục: Đề được phân bố khá rõ ràng: Các câu dễ để học sinh chỉ xét tốt nghiệp nằm ở phần đầu của đề thi (gồm 30 câu đầu) chỉ là lí thuyết thuần túy trong sách và các bài tâp rất đơn giản chỉ cần một công thức đơn giản là hoàn thành các câu này.

Các câu khó mang tính phân loại, để xét Đại học nằm ở phần cuối (20 câu cuối). Trong phần này cũng có khá nhiều câu học sinh học lực  khá cũng dễ dàng làm được (như câu 34,36,37,38,40,41,43,49 của mã đề 274). Có khoảng 4-5 câu tương đối khó chủ yếu vẫn là điện xoay chiều và 1 câu dao động cơ (câu 45,46,47,50 mã đề 274).

Với đề thi Vật lý năm nay, học sinh trung bình khá (nếu học rất cơ bản) cũng có thể dễ dàng đạt được 6-7 điểm. Đề thi hoàn toàn đáp ứng được cả 2 mục đích: Xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học cao đẳng.

Thầy Nguyễn Thành Chung - Phó hiệu trưởng trường Ngô Thì Nhậm (Ninh Bình) cho hay, đề thi gần gũi với cuộc sống. Về mặt cấu trúc, giống như đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT (vẫn giữ nguyên cấu trúc như đề thi ĐH năm 2014), nội dung kiến thức chủ yếu thuộc chương trình THPT Vật lí 12, có một số câu thuộc kiến thức lớp 10 nên yêu cầu học sinh phải nắm chắc kiến thức.

Trong đề thi có khoảng 60% câu hỏi dễ, học sinh có lực học trung bình có thể đạt 5,6 điểm dễ dàng. Một số câu hỏi khó dành cho học sinh giỏi.

Học sinh khá học tốt các dạng bài đã từng xuất hiện trong đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng các năm trước sẽ làm được. Đề thi môn Vật lý năm nay, bài tập đồ thị khá nhiều. Điểm tuyệt đối không nhiều.

Tôi rất tâm đắc và thấy khá thú vị với 1 câu lý thuyết mang tính vận dụng cao khi đề cập đến chuyện bắt sóng tivi ở Trường Sa. Một số câu hỏi mang tính  thực nghiệm cao yêu cầu học sinh không những phải nắm rõ lý thuyết mà còn phải chắc cả phần thực hành. Đề thi năm nay mang Vật lý gần gũi với cuộc sống. So với đề thi các năm trước, đề thi năm 2015 có nhiều câu khai thác đồ thị hơn. Câu hỏi về thí nghiệm khai thác một khía cạnh mà học sinh ít khi để ý là đồ thị đo một đại lượng vật lý. Những học sinh chưa từng được làm thí nghiệm vẽ đồ thị cẩn thận sẽ cảm thấy hoang mang. 

>>Xem đáp án chính thức môn Vật lý THPT quốc gia 2015