Theo Bộ GD&ĐT quy định nội dung kiến thức đối với môn GDCD lượng kiến thức sẽ chủ yếu ở lớp 12. Tuy nhiên, để làm tốt được, đòi hỏi học sinh phải có kiến thức nền ở các cấp học và lớp học trước đó. Sau năm đầu tiên trở thành môn thi chính thức của kỳ thi, năm nay đề thi tham khảo môn Giáo dục công dân đã có có một số đổi mới theo hướng hay và bám sát thực tiễn đời sống hơn nữa.
Ban tư vấn tuyển sinh của trường Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn mời bạn đọc xem đề thi của môn thi GDCD trong kỳ thi THPT quốc gia 2018.
Dưới đây là đề thi môn GDCD THPT quốc gia 2018.
Đề thi môn GDCD THPT Quốc gia 2018 mã đề :
Lưu ý: Phần đánh dấu trong đề là của thí sinh, không phải đáp án.
Nhận xét chung về đề thi THPTQG môn GDCD 2018
Là năm thứ 2 có mặt tại kỳ thi THPT Quốc gia, môn thi Giáo dục công dân được đánh giá là khá dài.
Đây là năm thứ hai, môn Giáo dục công dân xuất hiện trong một kỳ thi quan trọng, vừa để xét tốt nghiệp THPT, vừa làm căn cứ xét tuyển đại học.
Nhìn chung đề thi được đánh giá tương đối hay, có nhiều câu hỏi vận dụng tình huống thực tế. Từ câu 109 của đề thi bắt đầu có sự phân hóa (tức là 50% tổng số câu hỏi được dùng để xét tốt nghiệp, 50% số câu hỏi được dùng để phân loại trình độ thí sinh).
Cũng giống như các môn học khác, năm nay là năm đầu tiên có sự xuất hiện nội dung của chương trình GDCD 11 trong đề thi THPT quốc gia. Tỉ lệ câu hỏi thuộc chương trình GDCD 11 là 20%, còn lại là các câu hỏi thuộc chương trình lớp 12. Các câu hỏi thuộc chương trình lớp 11 chủ yếu ở cấp độ Nhận biết; Thông hiểu và Vận dụng; không có câu hỏi Vận dụng cao. Câu hỏi lớp 11 tập trung chủ yếu vào chuyên đề Công dân với Kinh tế.
Đề thi vẫn sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó nhưng ở mức tương đối. Các câu hỏi cực khó bắt đầu từ câu 109 đến 120.
Đề thi không xuất hiện câu hỏi có sự móc nối kiến thức lớp 11 và 12.
Nội dung các câu hỏi đều nằm trong chương trình Giáo dục công dân lớp 11, 12 hiện hành. Các kiến thức trong đề đảm bảo tính chính xác, khoa học, không có câu hỏi nằm trong phần giảm tải. Đề tham khảo mang tính giáo dục cao, đáp ứng được yêu cầu phân hóa năng lực của từng đối tượng học sinh. Tuy nhiên đề thi năm nay so với năm 2017 có sự phân hóa cao hơn, mức độ vận dụng cao chiếm tỉ lệ nhiều (30%). Nội dung kiến thức đều nằm trong chương trình sách giáo khoa lớp 11 và 12.
Đề mang tính giáo dục cao và có liên hệ với thực tiễn đời sống, do đó học sinh không cần phải ghi nhớ máy móc mà cần có hiểu biết xã hội. Cụ thể ở đây là giáo dục hiểu biết pháp luật, giúp cho học sinh điều chỉnh hành vi trong cuộc sống hàng ngày.
Với số lượng câu hỏi vận dụng cao nhiều hơn đề thi năm 2017, học sinh buộc phải vận dụng nhiều kiến thức và kĩ năng để giải quyết vấn đề cũng như lựa chọn phương án đúng bằng sự suy luận, tư duy logic.
Các câu hỏi trong đề thi được sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó giúp học sinh phân chia thời gian hợp lí đồng thời tạo tâm lí hứng thú, sự tự tin cho học sinh trong quá trình làm bài.
Mỗi câu hỏi chỉ có duy nhất một đáp án đúng, các phương án nhiễu đảm bảo sự tương đồng về độ khó nên không gây sự tranh cãi, hoặc đánh đố học sinh. Lời dẫn và các phương án trả lời hay, rõ ràng, mạch lạc là một trong những đặc trưng của đề thi tham khảo môn Giáo dục công dân năm nay.
Số câu hỏi thực tế có xu hướng tăng so với đề năm 2017 và tương đương đề Tham khảo. Trong số các câu hỏi thực tế này có đến 1/2 số câu hỏi ở mức độ dễ, học sinh chỉ cần nắm chắc kiến thức SGK. Nội dung các câu hỏi thực tế gần giống đề Tham khảo được công bố Tháng 01 – 2018.
So với đề thi năm 2017, đề thi không xuất hiện thêm các dạng câu hỏi mới, lạ tương tự đề Tham khảo.
Trong khi đó, nhiều em thí sinh cho biết, môn thi Giáo dục công dân là môn "dễ thở" nhất trong cả kỳ thi.
Ở Quảng Nam, thí sinh Thái Nhật Hà tự tin đạt trên 8 điểm. "Đề không khó, nhưng hai trang cuối có nhiều câu hỏi đưa ra tình huống và rất dài, đòi hỏi thí sinh phải suy nghĩ kỹ trước khi lựa chọn đáp án", Hà nhận định.
Còn Anh Thư, thi tại điểm THPT Ngô Quyền (Đồng Nai), thì khẳng định chỉ cần học kỹ phần lý thuyết thì không có gì khó, kể cả những câu hỏi tình huống pháp lý. "Điểm tối đa ở môn thi này có lẽ sẽ nhiều hơn các môn khác", Thư dự đoán.
Cô Vũ Thùy Anh (Tổ trưởng Giáo dục công dân, THPT Nguyễn Du, TP HCM) cho biết so với đề năm ngoái, đề Giáo dục công dân năm nay hay hơn, vừa sức với học sinh, bám sát chương trình ôn tập và đề thi tham khảo của Bộ Giáo dục. Mức độ khó dễ của đề cũng phân bố đều ở chương trình lớp 11, 12. Kiến thức lớp 11 chiếm 20% tập trung ở 5 bài đầu lớp 11.
Theo cô Thùy Anh, khác với đề năm ngoái quá dễ thì đề năm nay có nhiều câu hỏi thực tiễn, đòi hỏi thí sinh phải tư duy, suy luận, đọc kỹ đề thi và kỹ năng làm bài mới giải quyết được. Học sinh trung bình sẽ đạt 6-7 điểm.
Giáo viên tổ Khoa học xã hội của Hệ thống giáo dục Học mãi cũng đánh giá đề hay với nhiều câu hỏi vận dụng tình huống thực tế, các vấn đề mang tính thời sự như truyền đạo trái phép, cá độ bóng đá hay mặt trái của mạng xã hội.
Giống như năm 2017, Giáo dục công dân - môn thi cuối cùng, được cho là môn dễ nhất, giúp thí sinh kết thúc kỳ thi kéo dài ba ngày trong sự thoải mái. Em Bùi Hải Phúc (TP HCM) ấn tượng với câu hỏi liên hệ thực tế. "Em rất thích vấn đề tài chính kinh doanh và tài chính gia đình. Với những câu tình huống thú vị này, đề có thể kiểm tra được khả năng xử lý thực tế của học sinh", Phúc nói.
Trong khi đó, Bùi Thị Kim Chi (quận Bình Thạnh, TP HCM) vui mừng cho biết đề Giáo dục công dân rất dễ, chỉ cần 30 phút là làm xong. Chi đánh giá đề bám sát chương trình nhưng hay hơn đề năm ngoái với nhiều câu hỏi đòi hỏi suy luận.
Để đáp ứng được hai tiêu chí xét tốt nghiệp và tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ, ở đề thi năm nay, câu nhận biết ngắn gọn, dễ hiểu, câu vận dụng thấp yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức để nhận xét, đánh giá từ đó tìm ra phương án đúng. Câu hỏi vận dụng cao có độ nhiễu cao hơn, khó hơn góp phần phân hóa các đối tượng học sinh một cách chính xác.
Đặc biệt, nội dung phần dẫn không lặp lại thuật ngữ nhiều lần, diễn đạt rõ ràng, đủ thông tin giúp học sinh hiểu và biết rõ nhiệm vụ phải hoàn thành.
>>Xem đáp án chính thức môn GDCD THPT quốc gia 2018