Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia 2018 chính thức từ Bộ GD&ĐT

Cập nhật: 06/03/2020 11:53 | Nhâm PT

Phong trào Đồng khởi, Cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống Mỹ... đều được đưa vào trong đề môn Lịch sử thi THPT Quốc gia. Dưới đây là đề thi chính thức môn Lịch sử (thuộc bài thi Khoa học xã hội) kỳ thi THPT quốc gia 2018 mà Bộ GD&ĐT vừa mới công bố.

Đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia 2018 chính thức từ Bộ GD&ĐT

 

Nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của quý phụ huynh và các thí sinh về kỳ thi quan trọng này, ban tư vấn tuyển sinh của trường Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn sẽ thường xuyên cập nhật gợi ý giải đề thi, nhận xét đề thi, đáp án chính thức cũng như các thông tin liên quan đến quá trình thi tuyển.

Đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia 2018 mã đề 306:

Lưu ý: Khoanh tròn câu chỉ mang tính chất tham khảo

Đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia 2018

Đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia 2018

Đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia 2018

Đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia 2018

Đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia 2018 mã đề 315

Đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia 2018

Đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia 2018

Đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia 2018

Đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia 2018

Nhận xét chung về đề thi THPTQG môn Lịch sử 2018

Đề thi năm nay dài 40 câu, có 15 câu lịch sử thế giới, chỉ có khoảng 5 câu khó rơi vào chương trình lớp 12 và lớp 11.

Sau khi kết thúc bài thi môn lịch sử, nhiều giáo viên nhận định đề thi năm nay chất lượng hơn năm trước, phân hóa thí sinh cao, không yêu cầu học sinh ghi nhớ máy móc. Đề thi năm nay có phạm vi kiến thức khá rộng, bao gồm cả chương trình lớp 11 và 12. Hệ thống câu hỏi và các phương án đưa ra tương đối rõ ràng, mạch lạc.

Có nhiều câu hỏi mang tính tư duy, học sinh phải nắm bắt các sự kiện trong mối tương quan, liên hệ với nhau, phải có kĩ năng so sánh, tổng hợp, phân tích, khái quát, đôi chỗ ghi nhớ chi tiết (ví dụ câu 6, mã đề 306).

Không có nhiều câu học sinh dễ nhận ra ngay đáp án (những câu yêu cầu học thuộc lòng) mà phải hiểu, nắm chắc sự kiến và nắm chắc bản chất của sự kiện đó. Câu hỏi mang tính so sánh nhiều hơn, ví dụ câu 29, câu 32, 38… (mã đề 306). Không có câu hỏi đánh đố học sinh. Với ma trận đề năm nay, từ câu 1-24, chủ yếu ở hai mức độ là nhận biết và thông hiểu, dành cho học sinh có học lực trung bình, trung bình khá, có tiêu chí chỉ xét tốt nghiệp THPT, học sinh dễ dàng đạt từ 5-6 điểm.

Từ câu 25-40, mức độ khó tăng dần, dành cho học sinh có học lực khá giỏi; đặc biệt 4 câu cuối dành cho học sinh giỏi, có tiêu chí xét tuyển đại học. Phổ điểm chủ yếu là điểm 6-7”.

Cô giáo Phạm Thị Thanh Huyền - giáo viên Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) cho rằng, đề bám sát mục tiêu dùng dữ liệu để xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, cao đẳng.

"Cấu trúc đề theo ma trận của đề tham khảo của Bộ GD&ĐT, tức có 60% kiến thức cơ bản, 40% kiến thức nâng cao. Điểm mới năm nay là có phần kiến thức Lịch sử 11, chiếm 20% nội dung đề thi.

Về chuẩn kiến thức, kĩ năng: Ở phần kiến thức lớp 11 (8 câu), các câu hỏi đều hỏi về kiến thức trọng tâm, cơ bản. Ví dụ câu 1 về phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX; câu 35 về cách mạng tháng 10 Nga… Do đó học sinh sẽ làm tốt các câu này.

32 câu còn lại chiếm 80%, kiến thức rải đều các giai đoạn lịch sử, bao phủ toàn bộ chương trình lịch sử 12. Các câu hỏi thiết kế rất hay, theo 4 cấp độ nhận thức của học sinh (nhận biết, hiểu, vận dụng, vận dụng cao).

Nhiều câu hỏi của đề thi xoay quanh sự kiện cách mạng tháng 8/1945, giải phóng miền nam 1975 và chiến tranh miền Nam Việt Nam. Năm 2018 là năm đầu tiên xuất hiện câu hỏi thuộc chương trình Lịch sử lớp 11 trong đề thi THPT quốc gia với 8 câu hỏi (chiếm 20%), trong đó có 3 câu hỏi thuộc phần Lịch sử thế giới về các chủ đề: Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 năm 1917; Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945); Nước Nga sau cách mạng tháng 10 năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Phần lịch sử Việt Nam với khoảng 5 câu hỏi chủ yếu thuộc giai đoạn từ năm 1858 – 1918. Các câu hỏi lớp 11 chủ yếu ở mức độ Nhận biết; Thông hiểu; trong đó câu 35 mã đề 306 được xếp vào câu hỏi ở cấp độ Vận dụng, đòi hỏi sự móc nối kiến thức Lịch sử 11, 12 giữa Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới.

Năm nay, xuất hiện nhiều câu hỏi về nước Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 Nga và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô cũng như tác động của cách mạng tháng 10 Nga với quá tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Đây được cho là điểm khá thú vị của đề thi.

 Đề thi bao quát toàn bộ các chuyên đề của Lịch sử thế giới hiện đại. Đặc biệt, trong nhiều năm liên tiếp đề thi xuất hiện câu hỏi về chủ đề “toàn cầu hóa” – một vấn đề rất trọng tâm của chương trình Lịch sử thế giới 12 đồng thời cũng là một xu thế phát triển căn bản của thế giới trong giai đoạn hiện nay.

Các câu hỏi thuộc phần lịch sử Việt Nam chủ yếu khai thác về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945 - 1954 nhưng không xuất hiện dạng bài mới lạ hoặc các chủ đề có tính thời sự.

Có khoảng 10% tổng số câu hỏi của đề thi thuộc dạng bài so sánh. Theo đó, để làm được bài đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức về các sự kiện đồng thời phải có sự phân tích, tổng hợp, bao quát và đánh giá vấn đề mới có thể hoàn thành tốt.

Trước đây, đề thi lịch sử thường được cho là nặng về việc kiểm tra mức độ nhớ sự kiện của thí sinh đặc biệt là khi có thông tin môn sử được tổ chức thi trắc nghiệm thì dư luận vẫn cho rằng đề trắc nghiệm chỉ kiểm tra được mức độ nhớ. Trong đề thi 2 năm gần đây, không có các câu hỏi kiểm tra về nhớ mốc thời gian, mà các câu hỏi được thiết kế để kiểm tra mức độ hiểu.

Sau khi kết thúc bài thi môn Lịch sử THPT quốc gia 2018. Nhiều thí sinh đánh giá đề thi bám sát chương trình sách giáo khoa, không quá dài.

Về phương pháp làm bài thi trắc nghiệm, trước hết, thí sinh cần tìm từ "khóa" trong câu hỏi. Sau đó, giải nhanh chính là chìa khóa để bạn có được điểm cao ở môn trắc nghiệm. Từ chìa khóa hay còn gọi là "key" trong mỗi câu hỏi chính là mấu chốt để thí sinh giải quyết vấn đề.

Có khoảng 10% tổng số câu hỏi của đề thi thuộc dạng bài so sánh. Theo đó, để làm được bài đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức về các sự kiện đồng thời phải có sự phân tích, tổng hợp, bao quát và đánh giá vấn đề mới có thể hoàn thành tốt.

Đây được xem là cách để thí sinh giải quyết câu hỏi một cách nhanh nhất và tránh bị lạc đề hay nhầm dữ liệu đáp án.

Tiếp đến, khi đọc câu hỏi ở đề thi trắc nghiệm, cho dù bài thi môn Toán hay bài thi Khoa học xã hội, thí sinh cũng nên áp dụng cách thức tự đưa ra câu trả lời trước khi đọc đáp án ở đề thi.

Sau đó thí sinh nhìn xuống phần đáp án xem có phương án nào giống với câu trả lời mình đưa ra hay không. Thí sinh không nên đọc ngay đáp án vì như thế rất dễ bị phân tâm nếu như kiến thức của mình không thực sự chắc chắn.

Khi bắt đầu trả lời câu hỏi, thay vì chọn phương án đúng, thí sinh nên đọc từng câu trả lời và loại bỏ từng phương án sai theo thứ tự: Sai hoàn toàn; sai 50% và so sánh sự khác biệt giữa hai câu còn lại. Từ sự khác biệt đó, thí sinh có thể phát hiện một điểm hơi vô lý của câu trả lời và loại bỏ để còn lại đáp án đúng.

Tuyệt đối thí sinh không được bỏ trống đáp án. Thí sinh nên đọc qua một lượt tất cả các câu hỏi, xem những câu nào mình biết rồi thì nên khoanh ngay đáp án vào phiếu trả lời.

Sau khi làm hết những câu hỏi mình nắm chắc thì chọn những câu hỏi đơn giản làm trước, vì bài thi trắc nghiệm các câu hỏi đều có thang điểm như nhau chứ không giống như bài thi tự luận.

Chính vì vậy, câu hỏi khó hay dễ cũng đều có chung phổ điểm, nên thí sinh hãy làm câu dễ trước để đảm bảo đạt tối đa số điểm.

Trong trường hợp những câu hỏi không thể tìm ra đáp án đúng, thí sinh cũng không được để trống đáp án, đó cũng là một cơ hội dành cho thí sinh, dù chỉ là may mắn.

>>Xem đáp án chính thức môn Lịch sử THPT quốc gia 2018