Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Đề thi môn Ngữ Văn THPT Quốc gia 2017 chính thức từ Bộ GD&ĐT

Cập nhật: 07/03/2020 14:49 | Nhâm PT

Năm 2017 là năm đầu tiên áp dụng hình thức thi hoàn toàn là trắc nghiệm, trừ môn Ngữ văn.

Đề thi môn Ngữ Văn THPT Quốc gia 2017 chính thức từ Bộ GD&ĐT

Ban tư vấn tuyển sinh của trường Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cập nhật đề thi chính thức môn Ngữ Văn kỳ thi THPT Quốc gia 2017 thí sinh và phụ huynh cùng theo dõi.

So với năm 2016, cách thức ra đề thi của năm 2017 có rất nhiều điểm khác biệt. Cụ thể, năm 2017 có tất cả 5 bài thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân). Trong đó, bài thi Toán, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan; mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng; thí sinh làm bài thi trên phiếu trả lời , phiếu này sẽ được chấm bằng máy khi kỳ thi kết thúc.

Về thời gian thi và số lượng câu hỏi trong đề thi THPT quốc gia 2017:
Môn Toán: Trắc nghiệm 50 câu – 90 phút
Tiếng Anh: 50 câu – 60 phút
Môn Văn: 120 phút.
Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh): Trắc nghiệm 120 câu – 150 phút
Khoa học xã hội (Sử, Địa, GDCD): Trắc nghiệm 120 câu – 150 phút

Năm 2017, nội dung đề thi nằm trong toàn bộ kiến thức lớp 12. Theo dự kiến, đề thi năm 2018 sẽ nằm trong chương trình lớp 11, 12. Từ năm 2019 trở đi, đề thi sẽ nằm trong chương trình học cả cấp 3.

Dưới đây là đề thi môn Ngữ Văn THPT quốc gia 2017.

Đề thi môn Ngữ Văn THPT Quốc gia 2017

Đề thi môn Ngữ Văn THPT Quốc gia 2017

Nhận xét chung về đề thi THPTQG môn Ngữ Văn 2017

Ngay sau khi kết thúc buổi thi môn Ngữ văn kỳ thi THPT năm 2017, các giáo viên đã có những nhận xét riêng của mình về đề thi năm nay.

Đề thi THPT quốc gia 2017 môn Ngữ Văn về cơ bản vẫn giữ nguyên hình thức như năm trước, duy chỉ có thời gian bị rút ngắn 30 phút. Tuy nhiên, điều tưởng chừng sẽ gây khó khăn cho thí sinh trong việc hoàn thành bài thi này lại không hề như vậy. Các thí sinh hầu hết đánh giá đề văn 2017 khá dễ và đưa ra nhiều gợi mở giúp thí sinh dễ dàng tư duy và làm bài. Do đó, tại các điểm thi, rất nhiều thí sinh hoàn thành bài thi sớm với khuôn mặt hân hoan, vui mừng vì làm bài “trúng tủ” và đề thi dễ.

Cô giáo Phạm Thị Hoa, giáo viên Trường THPT Trần Phú, Hà Nội: “Cấu trúc đề sát với các đề thi minh họa đã được công bố”.

Đề thi môn Ngữ Văn vừa sức với các em, lượng kiến thức hợp lý, phù hợp với kỳ thi vừa xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển đại học, có sự phân hóa rõ ràng. Trong khoảng thời gian 120 phút các em có thể hoàn thành được đề này.

Phần đọc hiểu có sự phân hóa rõ, các em phải hiểu mới làm được. Câu hỏi vận dụng các em cũng phải có kỹ năng mới làm được. Phần làm văn có sự tiếp nối của phần đọc hiểu, nẩy ra một ý, đó là sự thấu hiểu, sự thấu cảm trong cuộc sống, như vậy 2 phần đã có sự liên kết chặt chẽ.

Tuy hỏi vấn đề không mới nhưng để làm được trọn vẹn 2 điểm các em phải vận dụng khá nhiều thao tác, các kỹ năng để các em có thể làm được. Ví dụ thao tác giải thích, phân tích và bình luận. Ngoài ra trong khoảng 200 chữ các em vẫn phải có những chứng cứ thuyết phục để có một bài làm hoàn thiện của mình.

Ở phần 2 câu 2, đề không quá mới nhưng phân hóa rất rõ ràng. Đề chia làm 2 ý, ý 1 cảm nhận về đoạn thơ, ý này tất cả học sinh đều có thể làm được nhưng vế thứ hai để phân loại học sinh chính là bình luận về quan niệm đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, phần này đòi hỏi các em phải có kỹ năng, không chỉ bình luận về quan điểm của Nguyễn Khoa Điềm mà các em phải có sự đối sánh với một số bài thơ cùng viết về đè tài đất nước để các em chỉ ra sự độc đáo trong phát hiện của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước.

Nhìn chung, đề thi vừa sức nhưng vẫn có sự phân hóa tốt, để đạt dược điểm 8-9 các em phải có kỹ năng. Cấu trúc đề rất sát với các đề minh họa Bộ GD-ĐT đã công bố trước đây. Đối với các trường đại học có yêu cầu cao về môn Ngữ Văn thì đề thi này hoàn toàn đáp ứng được.

Từ năm 2017, đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn có sự thay đổi lớn từ cấu trúc, nội dung đến thời gian thi.

Không còn một bài thi Ngữ văn thông thường với thời gian làm bài là 180 phút, đề thi năm 2017 chỉ có thời gian làm bài là 120 phút với hai phần là Đọc hiểu và Làm văn. Từng phần của đề thi cũng có sự điều chỉnh để phù hợp với thời gian làm bài.

Giáo viên: TS.Trịnh Thu Tuyết – Nguyên giáo viên Ngữ văn – Trường THPT Chu Văn An – Hà Nội nhận định về đi thi năm nay như sau:

- Phần Đọc hiểu: Không còn tám câu hỏi nhỏ với chia đều cho hai ngữ liệu. Đề thi Ngữ văn năm 2017 chỉ gồm 1 ngữ liệu đi kèm 4 câu hỏi nhỏ với các cấp độ nhận thức Nhận biết – Thông hiểu – Vận dụng. Ngữ liệu nằm ngoài/trong chương trình sách giáo khoa. Phần đọc hiểu vẫn tiếp tục sử dụng văn bản ngoài sách giáo khoa nhưng lại đề cấp đến vấn đề gần gũi và mang tính thời sự - vấn đề về sự thấu cảm trong cuộc sống. Vấn đề này không quá xa lạ đối với học sinh.Vì vậy, học sinh chỉ cần đọc kĩ đề và làm bài cẩn thận sẽ dễ dàng đạt điểm tối đa.

Câu 1 chỉ dừng lại ở việc kiểm tra học sinh ở mức độ Nhận biết – nhớ kiến thức tiếng Việt với câu hỏi cụ thể về phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Học sinh sẽ hoàn thành yêu cầu của đề rất dễ dàng.

Riêng câu 2 với yêu cầu giải thích khái niệm thấu cảm, dường như đề đã chạm tới mức độ thông hiểu theo tiêu chí thông thường của các câu hỏi đọc hiểu; tuy nhiên, có thể thấy, câu hỏi hai thực chất học sinh chỉ cần chép lại những ý cơ bản trong phần một của đoạn trích, và gần như không cần sự sáng tạo. Đó là nguyên nhân khiến tiêu chí về sự thông hiểu bị hạn chế.  Mức độ suy luận của thí sinh ở câu 3 không cần huy động nhiều hơn so với câu hai bởi thực chất, để nhận xét về “hành vi của đứa trẻ ba tuổi, cô gái có bạn bị ốm, cậu bé Bồ Đào Nha được nhắc đến trong đoạn trích”, thí sinh chỉ cần quay trở lại câu mở đoạn “Thấu cảm xảy ra trong từng khoảnh khắc của cuộc sống”, và chỉ cần thêm bớt một vài ý kiến cá nhân trên cơ sở nhận định của câu mở đoạn.

Câu hỏi duy nhất đòi hỏi tư duy, trải nghiệm, sự suy ngẫm và “thấu cảm” của thí sinh chính là câu bốn, đây là câu hỏi có thể coi đã đạt tới mục đích của Vận dung – Vận dụng cao theo tiêu chí của bài Đọc hiểu. Tuy nhiên, tần suất tư duy cho một phần Đọc hiểu như vậy là hơi “khiêm tốn” trong một đề thi quốc gia.

ề câu nghị luận xã hội, vấn đề về sự “thấu cảm” vừa là vấn đề muôn đời trong cuộc sống nhân sinh, thế sự, vừa là điều có thể chạm tới phần nào thực tế bức bối của cách sống vô cảm khá phổ biến hiện nay. Trong khá nhiều những vấn đề của cuộc sống thời hiện tại, có lẽ sự “thấu cảm” cũng là điều nên nói.

Điều đáng ghi nhận đầu tiên ở câu nghị luận văn học chính là việc lựa chọn đoạn thơ cảm nhận trong một đoạn trích dài 90 câu – đoạn thơ đã giúp người đọc – học trò có những cảm nhận khá đầy đủ về Đất nước. 

Nếu cần nói thêm về câu nghị luận văn học thì có lẽ là một chút băn khoăn: câu lệnh đưa ra hai yêu cầu cảm nhận về đoạn thơ và bình luận quan niệm về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm – đây là hai yêu cầu thực ra không thể tách rời trong quá trình làm bài, triển khai luận điểm của học trò. Và yêu cầu “bình luận về quan niệm đất nước của Nguyễn Khoa Điềm” nên cụ thể hóa để hướng tới tư tưởng “đất nước của nhân dân” và nhập vào trong yêu cầu cảm nhận.

Điều đáng ghi nhận đầu tiên ở câu NLVH chính là việc lựa chọn đoạn thơ cảm nhận trong 1 đoạn trích dài 90 câu – đoạn thơ đã giúp người đọc – học trò…có những cảm nhận khá đầy đủ về Đất nước: đất nước được đặt trong chiều dài “đằng đẵng” của thời gian lịch sử, được đặt trong chiều rộng “mênh mông” của không gian địa lí, trong chiều sâu, bề dày của văn hóa, phong tục…Từ 3 bình diện ấy, đất nước đem đến những cảm nhận vừa bình dị, gần gũi với cuộc sống nhân dân, vừa thiêng liêng, cao cả hướng tới những khái niệm về cội nguồn về nhân dân, đất nước. Sau những cảm nhận bình dị và thiêng liêng ấy, đoạn thơ cũng đã đề cập đến trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với đất nước; và toàn bộ đoạn thơ 20 câu đã hướng tới thể hiện tư tưởng chủ đạo của đoạn trích – tư tưởng “đất nước của nhân dân”.

Nhìn chung đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn năm nay tương đối nhẹ nhàng, phù hợp với trình độ chung của học sinh các vùng miền trong cả nước. Tuy nhiên cách hỏi ở câu Nghị luận văn học vẫn còn theo lối cũ, chưa thực sự có sự đột phá, sáng tạo để những học sinh giỏi phát huy sức nghĩ, sức viết của mình.

>>Xem đáp án chính thức môn Ngữ Văn THPT quốc gia 2017