Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Đề thi môn Ngữ Văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011

Cập nhật: 28/06/2023 10:30 | Trần Thị Mai

Sáng ngày 2/6 sẽ bắt đầu kỳ thi tốt nghiệp THPT bằng môn Ngữ Văn. Dưới đây chúng tôi cập nhật nhanh và chính xác nhất ngay sau khi kết thúc bài thi vào sáng 2/6.

Đề thi môn Ngữ Văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển vừa cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011 về cơ bản được giữ ổn định như năm 2010. Trong đó, tiếp tục triển khai trong toàn quốc việc tổ chức thi theo cụm trường (bao gồm cụm nhiều trường và cụm chỉ có 1 trường riêng lẻ).

Đối với Giáo dục trung học phổ thông thi 6 môn: Ngữ văn, Vật lí, Sinh học, Địa lí, Toán, Ngoại ngữ; trong đó, các môn: Ngoại ngữ, Vật lí, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm. Với môn Ngoại ngữ, thí sinh phải thi một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật; thí sinh không theo học hết chương trình trung học phổ thông hiện hành hoặc có khó khăn về điều kiện dạy - học: giáo viên dạy môn Ngoại ngữ thiếu hoặc chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo, năng lực dạy học yếu; việc thực hiện chương trình không liên tục; học sinh là người dân tộc thiểu số, khả năng tiếp thu ngoại ngữ yếu hoặc do chuyển trường nên phải học đổi môn Ngoại ngữ; các điều kiện về trang thiết bị dạy học, thực hành tiếng chưa đáp ứng yêu cầu dạy - học... (do giám đốc sở GD-ĐT quyết định) thì được thi thay thế bằng môn Lịch sử (thi theo hình thức tự luận).

Đối với giáo dục thường xuyên thi 6 môn: Ngữ văn, Vật lí, Sinh học, Địa lí, Toán, Lịch sử; trong đó, các môn: Vật lí, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm.

Dưới đây là đề thi chính thức môn Văn kỳ thi THPT 2011 mà Bộ GD-ĐT vừa mới công bố được ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cập nhật:

2011-de-thi-ngu-van

Những bí quyết ôn thi môn Văn hiệu quả

1. Chọn thầy học, chọn sách đọc

Với môn văn Chỉ những người có năng lực đặc biệt xuất sắc mới có khả năng tự học và đạt hiệu quả như mong muốn. Hầu hết thí sinh dự thi đại học và cao đẳng không có được năng lực ấy.

Vì vậy, các em cần sự hướng dẫn của những cuốn sách tốt, những thầy cô giỏi, có trách nhiệm và giàu kinh nghiệm. Hiện nay, tài liệu tham khảo và luyện thi tràn ngập thị trường. Để mua được sách tốt, các em nên nhờ thầy cô có uy tín giới thiệu.

Khi đọc tài liệu tham khảo môn văn, các em nên ghi chép, suy nghĩ, tán thành, hoặc phản đối, bởi không phải mọi kiến thức trong sách vở đều đúng. Những thắc mắc, nghi ngờ, nên ghi lại để hỏi cho rõ.

Tất nhiên, việc đọc tài liệu tham khảo là cần thiết, nhưng không thể thay thế được việc nghe giảng trên lớp. Nếu được thầy cô giỏi, tâm huyết giảng dạy và hướng dẫn, các em sẽ thấy văn học hấp dẫn và thú vị hơn, hiểu vấn đề sâu sắc hơn…

Nếu học môn văn ở các trung tâm luyện thi, các em nên tìm học những người có khả năng trang bị một hệ thống phương pháp, kĩ năng, chứ không nên quá thiên về chi tiết bài giảng.

2. Tham khảo đề thi, đáp án, biểu điểm môn văn

Các em nên tham khảo đề thi, đáp án, biểu điểm chính thức và dự bị những năm trước của Bộ GD&ĐT. Nó sẽ giúp học sinh có một định hướng rõ ràng hơn trong việc ôn tập và làm bài thi.

Khi đọc những tài liệu này, cần lưu ý đến điểm số dành cho từng ý; tại sao ý này điểm nhiều, ý kia điểm ít; cũng như trình tự sắp xếp các ý, phạm vi dẫn chứng…

Các em cũng nên học hỏi cách làm bài, kiến thức, cách mở bài, kết bài, triển khai ý, cách chuyển ý, trình bày, diễn đạt… qua những bài văn đạt điểm cao trong các kì thi đại học trước đó, đồng thời so sánh các bài viết này với đáp án và biểu điểm của Bộ, xem bài làm thiếu ý nào, có ý nào mới hơn, tại sao lại được điểm cao như thế…

3. Không học tủ môn văn, nhưng cần có trọng tâm

Có thí sinh cho rằng năm trước, đề thi đã ra vào bài này, phần này, nên năm sau sẽ không rơi vào bài đó nữa. Nhận thức như vậy là chủ quan, vừa sai lầm, vừa thiển cận.

Vì vậy, các em nên cố gắng ôn tập môn văn  đều ở tất cả các phần, các bài trong chương trình thi, không nên học tủ. Với cách ra đề phân thành nhiều câu, nhiều phần như chủ trương của Bộ, thì học tủ là rất nguy hiểm. Tuy vậy, các em vẫn nên ôn tập có trọng tâm, trọng điểm.

Bên cạnh ôn tập kiến thức, cần rèn luyện kĩ năng làm các kiểu bài tóm tắt về tác giả, tác phẩm và giai đoạn văn học; kĩ năng phân tích văn xuôi và bình giảng thơ; kĩ năng phân tích đề, tìm ý, triển khai ý, mở bài, kết bài, chuyển đoạn, trình bày, diễn đạt…

Cần bám sát chương trình của Bộ và sách giáo khoa, vì đó là văn bản pháp quy của nhà nước, mà đề thi không được nằm ngoài. Lưu ý rằng tất cả những gì có trong sách giáo khoa đều có thể thi.

Chúc các em có một kỳ ôn thi hiệu quả.

==>> Click để xem đáp án môn Ngữ Văn của Bộ GD&ĐT năm 2011: Tại đây!!