Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Đề thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử năm 2012 của Bộ GD-ĐT

Cập nhật: 09/04/2020 09:44 | Trần Thị Mai

Sáng 03/6, học sinh cả nước sẽ bước vào ngày thi thứ hai của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012. Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn mời các bậc phụ huynh, học sinh đón cập nhật đề thi các Lịch sử.

Đề thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử năm 2012 của Bộ GD-ĐT

Nhận xét về đề thi môn Lịch  sử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012

Theo ghi nhận của Ban tư vấn Cao đẳng Y Dược Sài Gòn hầu hết sĩ tử đều nhận định, đề thi Sử dễ hơn năm ngoái và có tính hệ thống đòi hỏi học sinh phải nắm chắc kiến thức.

Các thí sinh đều mất nhiều thời gian ở câu hai yêu cầu tổng hợp kiến thức trong giai đoạn lịch sử từ năm 1919 đến năm 2000. Câu về cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp được đánh giá là dễ hơn cả bởi chỉ cần học thuộc sách giáo khoa đã có thể làm được. Và học sinh trung bình cũng có thể đạt 5-6 điểm.

"Đề Sử năm nay không mang tính lý luận, kiến thức hoàn toàn trong sách giáo khoa. Em ôn không kỹ lịch sử thế giới nên không tự tin lắm với phần này", Nguyễn Hương Lan (quê Phú Thọ) cho biết.

Nhận định đề Sử không đánh đố, nhiều thí sinh thi vào ĐH KHXH&NV Hà Nội cho rằng, nếu học chắc kiến thức trong sách giáo khoa và biết tư duy thì sẽ đạt điểm cao. "Phần bắt buộc em làm khá tốt nhưng ở phần tự chọn, với câu hỏi liên quan đến chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong chiến tranh lạnh, em hơi mơ hồ vì học chưa chắc lắm", thí sinh tên Lan Anh cho biết.

Thời tiết oi bức vào buổi chiều khiến cho các sĩ tử ở cụm thi Vinh (Nghệ An) rất vất vả và rất ít thí sinh ra trước thời gian. Theo nhận định chung, đề Sử không khó nhưng hơi dài, kiến thức bao quát cả lịch sử trong nước lẫn nước ngoài và dàn trải đều kiến thức từ lớp 10 đến lớp 12. Phần kiến thức này trải rộng nên nếu chỉ học thuộc một cách máy móc thì không thể đạt được điểm cao.

Thí sinh Đà Nẵng kết thúc môn Lịch sử với tâm trạng căng thẳng. Đa số thí sinh tại điểm thi THPT Nguyễn Hiền (quận Hải Châu) đều nhận định đề không khó nhưng do ôn "tủ" là chủ yếu nên không làm được bài và đành rời phòng thi sớm chứ ít viết đại được như môn Văn.

"Em làm không bỏ câu nào nhưng câu thuộc phần lịch sử nước ngoài do ôn không kỹ nên chỉ làm cho có rồi nộp bài", Xuân Thúy (quê Kon Tum), thi ĐH Sư phạm Đà Nẵng nói và cho biết nhiều thí sinh thi cùng phòng đều bỏ trống một vài ý. Thậm chí, do không thuộc bài nên nhiều thí sinh chỉ làm chưa hết một trang giấy thi là gục đầu xuống bàn ngủ, chờ hết 2/3 thời gian rồi về.

Thầy Nguyễn Đắc Sang, giáo viên Lịch sử, THPT chuyên Phan Châu Trinh (Đà Nẵng) nhận định, đề Sử vừa sức với thí sinh. Chỉ cần nắm chắc kiến thức cơ bản và có tư duy tổng hợp các dự kiện lịch sử có thể nắm chắc 5 điểm.

Còn tại TP HCM, đa phần thí sinh đều cho rằng đề Sử không đánh đố nhưng quá dài. Chỉ riêng câu hỏi số 2 đã buộc thí sinh phải nắm được một cách khái quát kiến thức lịch sử thông qua các sự kiện lớn kéo dài từ năm 1919 đến năm 200. Tuy nhiên, Nhật My (Cần Thơ) đánh giá, tuy đề dài nhưng không khó lấy điểm. Câu hỏi số 2 đề yêu cầu dài và chỉ chiếm 2 điểm; còn câu hỏi số 1 và 3 tương đối đơn giản, chỉ học thuộc bài là làm được.

Dưới đây là đề thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2012.

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.

Câu 2. (4,0 điểm)


Nêu nội dung cơ bản của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Hiệp định trên đã tạo điều kiện thuận lợi gì để nhân dân ta tiếp tục đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam?

de-thi-mon-lich-su-2012

II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (3,0 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc 3.b)

Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)

Nêu tình hình kinh tế, khoa học – kỹ thuật của nước Mĩ trong giai đoạn 1945-1973. Việc áp dụng những thành tựu khoa học – kỹ thuật hiện đại có tác dụng gì đối với sự phát triển của nền kinh tế Mĩ?

Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)


Trình bày nội dung các chiến lược phát triển kinh tế của nhóm năm nước sáng lập ASEAN sau khi giành được độc lập đến năm 2000. Vì sao từ những năm 60-70 của thế kỷ XX, các nước này có sự chuyển hướng trong chiến lược phát triển kinh tế?

-------Hết-------

Phương pháp học môn lịch sử hiệu quả.

Ngoài niềm đam mê yêu thích thì để học tốt lịch sử bạn cần có cho mình những phương pháp học phù hợp, với mỗi bạn có thể có những phương pháp khác nhau miễn sao là có hiệu quả.

Vì vậy, bạn có thể tự sáng tạo cho mình các cách học riêng, khi làm bài cần đọc kỹ câu hỏi, xác định đề yêu cầu những gì và mình sẽ triển khai ý trong đề ra như thế nào, tránh dài dòng lan man. Sau đây là 1 số gợi ý phương pháp học để các bạn tham khảo.

1. "Phân tán lực lượng địch": chia các bài học thành các giai đoạn, liệt kê các vấn đề chính của từng giai đoạn rồi bắt đầu "chiến đấu" từng chút một. Mỗi ngày 1 phần hoặc nhiều hơn cũng được.

2. "Đánh chắc thắng chắc": học bài nào dù cho có khó đến mấy cũng phải học cho xong, không được bỏ cuộc, xong bài nào là dứt điểm bài đó.

3. "Có đốt cháy dãy Trường Sơn cũng phải dành cho được độc lập tự do”: học tập kiên trì và không để các ứng dụng của cuộc sống hiện đại quấy nhiễu như mạng xã hội, game...Những khi mệt mỏi, hãy nấu một bữa ăn, đọc 1 cuốn truyện, hoặc là đi long nhong trong xóm chơi... khuây khỏa rồi học tiếp.

4. Học các diễn biến thì nên vẽ sơ đồ ra, rồi đọc lại như tự kể chuyện cho người khác nghe, không cần vẽ đẹp, chỉ cần giúp cho bản thân hình dung được nó đánh nhau ở đâu, tấn công đường nào, rồi rút đường nào.

5. Học các con số ngày tháng thì chỉ cần nhớ những ngày tháng năm quan trọng, còn các thời điểm khác thì nhớ "tương đối", tối thiểu là cuối hoặc giữa hoặc đầu tháng là được rồi.

6. Dùng sơ đồ tự vẽ để học diễn biến, dùng sơ đồ nhánh để học chi tiết các hoạt động, âm mưu, ý nghĩa, ... Học từ khóa trước rồi học cả nội dung của đoạn đó....Học từng bài xong, nắm chắc các sự kiện thì mới "bon chen" làm các câu đối chiếu, so sánh, phân tích, …

7. Hãy thường xuyên kiểm tra kiến thức lịch sử của mình đến đâu bằng cách làm những đề năm trước hoặc cũng có thể là những câu hỏi ngẫu nhiên do mình đặt ra, cũng có thể kiểm tra với bạn của mình. Từ đó bổ sung những kiến thức lịch sử còn hổng .

==>> Click để xem đáp án môn Lịch Sử của Bộ GD&ĐT năm 2012: Tại đây!!