Nhằm đánh giá năng lực, đồng thời giúp học sinh ôn tập từng bước để chuẩn bị cho kỳ thi THPTQG môn Vật Lý, Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn đã sưu tầm đề thi thử môn Vật Lý THPT của Sở GD&ĐT của Hồ Chí Minh làm tài liệu ôn thi cho các em học sinh.
Khi làm đề, các em học sinh phải bấm giờ như trong kì thi chính thức. Việc này sẽ giúp các em rèn luyện tốc độ làm bài cũng như quen dần với tâm lí phòng thi. Khi đã chịu được những áp lực về thời gian khi luyện đề, các em sẽ không còn bỡ ngỡ lúc bước vào phòng thi nữa.
Dưới đây là đề thi thử môn Vật Lý THPT của Sở GD&ĐT Hồ Chí Minh. Đề thi thử có kèm đáp án để các em đối chiếu kiểm tra kết quả bài làm của mình.
Khi luyện đề bạn nên lưu ý:
- Khi làm đề hãy tự tự bấm giờ, nên làm đề trong 60 phút để rèn áp lực (vì thực sự đối mặt với đề thi trong 60 phút đầu về cơ bản bạn đã làm hết các câu có thể làm được và tư duy được).
- Nghiêm cấm vừa làm vừa vào facebook, zalo, skype.. tán gẫu với bạn bè.
- Không mở tài liệu khi đang làm. Cần tuyệt đối có kỉ luật với bản thân. Điều này không chỉ có tác dụng cho kỳ thi mà còn rèn bạn trở thành một con người có tư chất.
- Khi làm xong đề mới mở đáp án tra, đánh dấu các câu đã đúng, đã làm được nhưng sai và chép lại các câu lạ ra cuốn vở chia ra 7 phần sưu tầm câu khó để dành lâu lâu lôi ra nghiên cứu hoặc hỏi thầy cô, bạn bè, group,...
- Khi làm được khoảng 5 đề tự hệ thống lại bảng điểm mỗi lần để phấn đấu thêm (cứ thêm 1 câu mỗi phần thì khi tập hợp lại sẽ được 1,5 điểm tổng bài thi). Điều này sẽ tạo ra bất ngờ, nên bạn đừng coi thường. "Tích tiểu thành đại" mà.
- Chú ý về đơn vị, thứ nguyên và tính hợp lý của kết quả: Khi làm xong các phép tính, cần lưu ý đơn vị ở câu trả lời của đề thi, cân nhắc xem đáp số có phù hợp với thực tế không. Hãy chú ý về đơn vị và cách viết kết quả theo quy tắc khoa học.
- Để ý đến các sơ đồ mạch điện và các câu hỏi về đồ thị: Dạng câu hỏi này ít được quan tâm trong các kỳ thi tự luận nhưng sẽ xuất hiện nhiều trong bài thi trắc nghiệm. Do các hiện tượng Vật lý xảy ra theo quy luật nhất định nên có thể tìm thấy bài toán đồ thị ở mọi nội dung của chương trình. Kỹ năng đọc và vẽ đồ thị đối với học sinh phổ thông có lẽ chưa được tốt lắm! Bạn hãy luyện tập với loại bài tập này nhiều hơn.
- Đề thi trắc nghiệm sẽ khai thác tối đa các hiện tượng, khái niệm hoặc công thức mà học sinh do chưa nắm kỹ dễ bị nhầm lẫn. Muốn không bị nhầm lẫn, điều quan trọng là phải hiểu bản chất các hiện tượng. Đối với chương trình mới, học sinh phải chú trọng đến bài thí nghiệm thực hành, đọc và tìm hiểu nội dung liên quan thuộc chương cuối cùng từ vĩ mô đến vi mô.
- Cần vận dụng linh hoạt phương pháp loại trừ và phỏng đoán khi làm bài trắc nghiệm để chọn nhanh câu trả lời mà không cần phải mất thời gian tính toán. Môn Vật lý có rất nhiều công thức. Vì vậy việc học thuộc là điều khá khó khăn. Vì vậy để học thuộc được tất cả công thức đó học sinh phải hiểu được bản chất của từng công thức, và gắn nó với thực tế.
- Trong phần bài tập học sinh thường tưởng mình nắm chắc các phần cơ, điện, nhưng thực ra những phần đó là khó nhất trong tất các phần của môn Vật lý. Vì vậy, một kinh nghiệm "xương máu" là không bao giờ được chủ quan trong bất kỳ phần thi nào, đặc biệt là phần mình tưởng chừng như nắm vững nhất.
- Ăn điểm ở các phần khó: Đối với các các phần Sóng cơ, Sóng điện từ, Quang lý thường bị học sinh coi là khó. Nhưng thực ra việc giải quyết các bài tập trong phần này sẽ rất dễ nếu bạn nắm vững lý thuyết. Để nhớ lâu và hiểu sâu lý thuyết, bạn phải phải ghi chép, hiểu bản chất, không được học "học vẹt" và phải bám sát vào cấu trúc đề thi của Bộ GD&ĐT.
Nhà trường sẽ là bạn đồng hành mang đến nhiều tài liệu hữu ích, hướng dẫn và chia sẽ những bí quyết ôn tập cách đạt điểm cao cho các em để chuẩn bị cho kì thi quan trọng. Chúc các em thành công!