Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Hướng dẫn đáp án đề thi minh họa môn Sử kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2020

Cập nhật: 17/04/2020 16:21 | Trần Thị Mai

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố bộ Đề thi minh hoạ môn Toán THPT quốc gia năm 2020. Dưới đây Trường Cao Đẳng Y Dược Hồ Chí Minh xin gửi tới bạn đọc đề minh họa cùng với gợi ý đáp án đề thi.

Hướng dẫn đáp án đề thi minh họa môn Sử kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2020

Đề thi môn Lịch Sử gồm có 40 câu trắc nghiệm, thí sinh làm đề trong thời gian 50 phút. Đề được biên soạn theo chương trình tinh giản kiến thức đã được công bố trước đó. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết dưới đây.

2020-de-tham-khao-mon-lich-su

2020-de-tham-khao-mon-lich-su

2020-de-tham-khao-mon-lich-su

2020-de-tham-khao-mon-lich-su

Theo ghi nhận của Ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn thì nhiều thầy cô giáo chuyên giảng dạy bộ môn Sử nhận xét thì so với đề thi THPT quốc gia năm 2019, đề thi tham khảo vừa công bố vẫn đảm bảo không thay đổi về cấu trúc. Đề thi có một phần kiến thức học kỳ 2 của lớp 11, còn lại chủ yếu ở lớp 12. Cấu trúc ma trận đề đảm bảo có tính phân hóa học sinh. Cụ thể, độ khó ở 4 câu cuối đáp ứng yêu cầu xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào các trường đại học.

Nội dung đề thi tham khảo môn lịch sử bám sát nội dung tinh giản chương trình của Bộ GD-ĐT mới công bố. Ở đề thi tham khảo năm nay, có khoảng 34/40 câu hỏi (chiếm 85%) là ở những phần kiến thức học sinh đã được học ở học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 của lớp 12. Đề thi bám sát nội dung sách giáo khoa, không có những câu hỏi đánh đố học sinh

Với đề thi môn Lịch sử, cô Thu Huyền, giáo viên trường THCS – THPT Marie Curie (Hà Nội), nhận xét đề tham khảo vẫn có khoảng 5% kiến thức lớp 11; còn lại là kiến thức lớp 12, chủ yếu chương trình của học kỳ 1. Phần nội dung giảm tải không có trong đề minh hoạ.

Có thí sinh lại cho rằng đề thi môn lịch sử không có nhiều thay đổi so với đề thi các năm trước. Các câu hỏi giảm nhẹ kiến thức và có phần "dễ thở" hơn. Ở môn lịch sử, em thấy đề minh họa câu hỏi khó chủ yếu rơi vào phần từ năm 1954 trở về trước. Giai đoạn từ 1954-2000, câu hỏi chủ yếu nhận biết và thông hiểu. Các câu hỏi khó cũng không nhiều, kiến thức bám sát với chương trình chúng em đã được học.

Gợi ý đáp án môn Lịch sử trong bộ đề thi THPT quốc gia 2020:

2020-de-tham-khao-mon-lich-su

Lịch sử là một môn học đặc thù và được xem là “khó nhằn” với rất hiều học sinh. Chính vì thế các em học sinh cần có chiến thuật ôn luyện và nắm vững kỹ năng, phương phương pháp làm bài thi. Hãy cùng Ban tư vấn nhà trường khám phá ngay những thông tin cực kỳ hữu ích sau đây để tự tin đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới các em nhé!

Kỹ năng cần ôn luyện để trả lời tốt các dạng câu hỏi trắc nghiệm nghiệm lịch sử có đáp án

Với hình thức trắc nghiệm, trong quá trình ôn tập và luyện thi, các em cần chú trọng những kỹ năng thực hành cơ bản sau:

-Đọc hiểu vấn đề và xác định phương án trả lời theo yêu cầu của câu hỏi.

-Đọc hiểu thông tin (đề thi có câu hỏi liên quan đến đọc hiểu 1 đoạn văn bản, câu nói, tuyên ngôn…) sẽ yêu cầu thí sinh phải hiểu sự kiện để lựa chọn.

-So sánh, tổng hợp, khái quát và kết nối các sự kiện, hiện tượng lịch sử giữa các bài, giai đoạn có liên quan (ví dụ: nghệ thuật quân sự, đấu tranh ngoại giao…)

-Tư duy, suy luận, kết nối các dữ kiện lịch sử (từ các sự kiện có sẵn, thí sinh phải kết nối với lịch sử để đưa ra đáp án chính xác trong các câu hỏi trắc nghiệm lịch sử có đáp án).

-Vận dụng, liên hệ kiến thức đã học với thực tiễn (ví dụ như tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại đối với Việt Nam, vấn đề chủ quyền biển đảo, các bài học kinh nghiệm rút ra từ các cuộc kháng chiến, xây dựng chính quyền…)

-Luyện các dạng câu hỏi thường gặp (theo định hướng đề thi minh họa của các Sở giáo dục và đào tạo đã công bố)…

2020-de-thi-mon-lich-su
Bản thân mỗi em học sinh cũng cần nỗ lực hết mình để ôn tập thật tốt kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi

Nhất định phải hiểu rõ các dạng câu hỏi thường gặp trong bài thi trắc nghiệm môn lịch sử

Các môn thi khoa học xã hội nói chung và môn lịch sử nói riêng thường sử dụng các dạng câu hỏi trắc nghiệm sau:

-Dạng câu hỏi đưa ra lựa chọn câu trả lời đúng trong 4 phương án gây nhiễu (A, B, C, D) chỉ có 1 phương án đúng, các phương án còn lại đều sai.

-Dạng câu hỏi đưa ra lựa chọn câu trả lời đúng trong 4 phương án gây nhiễu (A, B, C, D) có nhiều câu trả lời đúng nhưng chỉ có 1 câu trả lời đúng nhất, đầy đủ nhất/bao trùm, quan trọng nhất, quyết định nhất.

– Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh đọc hiểu một đoạn tư liệu: Dạng câu hỏi này nhằm phân hóa thí sinh. Câu hỏi sẽ đưa ra đoạn tư liệu liên quan trực tiếp đến một sự kiện, hiện tượng lịch sử quan trọng (có trong sách giáo khoa hoặc ngoài sách giáo khoa). Đoạn tư liệu là căn cứ cho các em đưa ra tư duy, suy luận để đưa ra quyết định lựa chọn .

-Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn ý phủ định trong 4 phương án (A, B,C, D) đã cho: câu hỏi được kiểm tra, đánh giá ở các mức độ khác nhau, yêu cầu các em không hiểu sai về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Các cụm từ thường dược sử dụng trong dạng câu hỏi này thường là: không đúng, không phải, không chính xác, phương án không đúng…

-Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn phương án nhận xét, tranh biện về sự kiện, hiện tượng lịch sử (các quan điểm, chính kiến, hoặc ý kiến nhận xét, đánh giá về lịch sử). Ở dạng câu hỏi này, đề thi sẽ đưa ra sẵn các quan điểm, chính kiến hoặc ý kiến nhận xét, đánh giá về sự kiện, hiện tượng lịch sử phức tạp, yêu cầu thí sinh phải chọn phương án đúng. Không thông hiểu vấn đề, thí sinh sẽ chọn sai.

Nắm vững bí quyết làm bài thi để đạt điểm cao

-Thứ nhất, dễ làm trước – khó làm sau:

Các em cần rèn kỹ năng phân tích và xử lý nhanh. Không nhất thiết phải làm theo trình tự hay số thứ tự của câu hỏi. Câu hỏi nào cảm thấy đơn giản, em hãy làm trước để tiết kiệm thời gian.

-Thứ 2, tìm ra “từ khóa” của câu hỏi:

Hãy xác định “từ khóa” (điểm nhấn) của các câu hỏi trắc nghiệm lịch sử có đáp án. Từ đó, em sẽ có thể giải quyết câu hỏi một cách nhanh chóng mà không bị lạc đề hay nhầm lẫn kiến thức.

-Thứ 3, dùng phương pháp loại trừ:

Trong trường hợp em không nhớ chính xác hoặc không chắc chắn về đáp án thì hãy thật bình tĩnh, đừng hoang mang! Thay vì chỉ nghĩ đến phương án đúng, em hãy thử tìm ra phương án sai và cố gắng loại trừ càng nhiều phương án càng tốt.

Nếu đến cuối cùng vẫn không thể loại trừ hết các đáp án sai thì em hãy phỏng đoán để chọn ra phương án khả thi và có độ tin cậy hơn so với các đáp án còn lại.

Nhằm giúp các em học sinh tìm được các đề thi có chất lượng nhất, chúng tôi sẽ liên tục biên soạn các bộ đề chất lượng bám sát theo đề thi minh họa đã được công bố và danh sách các đề khảo sát mới nhất được sưu tầm. Các thí sinh hãy thường xuyên cập nhật các bài thì về đề thi, đáp án khác cùng chuyên mục.

Chúc các em ôn luyện thật tốt và hoàn thành kỳ thi xuất sắc nhé!