Dựa vào kế hoạch chương trình đào tạo Y Dược năm học 2019 – 2020, khi các sinh viên theo học tại nhà trường đã được trang bị các kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên sâu về y học cơ sở, y học chuyên ngành, rèn luyện tốt các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thực hành chuyên môn theo chuẩn năng lực cơ bản của từng ngành (Cao đẳng Điều Dưỡng, Cao đẳng Hộ Sinh, Cao đẳng Phục hồi chức năng…). Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn nhằm giúp sinh viên khóa vận dụng tốt các kiến thức đã học vào thực tế nên tổ chức các buổi thực tập đưa sinh viên đến các bệnh viện như: Bệnh viện 30-4; Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng thành phố Hồ Chí Minh
Cụ thể kế hoạch thực hành lâm sàng cho các ngành học tại nhà trường như:
Mục đích thực tập của sinh viên ngành Điều dưỡng
- Nhận định được tình trạng người bệnh và đưa ra các chẩn đoán điều dưỡng phù hợp cho người bệnh;
- Tiếp đón người bệnh đến khám và cấp cứu, xác định được vấn đề ưu tiên trong chăm sóc người bệnh;
- Lập và thực hiện được kế hoạch chăm sóc người bệnh tại khoa bệnh;
- Thực hiện an toàn các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và chuyên ngành;
- Phụ giúp được bác sĩ thực hiện các thủ thuật trên người bệnh, sơ cứu câp cứu người bệnh;
- Quản lý trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, thuốc, hồ sơ, sổ sách;
- Theo dõi, đánh giá tình trạng, ghi chép những diễn biến hàng ngày của người bệnh, phát hiện và báo cáo các diễn biến bất thường của người bệnh;
- Tư vấn và giáo dục sức khỏe cho người bệnh, thân nhân người bệnh;
- Thực hiện giao tiếp ứng xử phù hợp, thân thiện với người bệnh;
Mục đích thực tập của sinh viên ngành Hộ sinh
- Nhận định được tình trạng người bệnh và đưa ra các chẩn đoán điều dưỡng phù hợp cho người bệnh;
- Tiếp đón người bệnh đến khám và cấp cứu, xác định được vấn đề ưu tiên trong chăm sóc người bệnh;
- Lập và thực hiện được kế hoạch chăm sóc người bệnh tại khoa bệnh;
- Thực hiện an toàn các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và chuyên ngành;
- Phụ giúp được bác sĩ thực hiện các thủ thuật trên người bệnh, sơ cứu câp cứu người bệnh;
- Quản lý trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, thuốc, hồ sơ, sổ sách;
- Theo dõi, đánh giá tình trạng, ghi chép những diễn biến hàng ngày của người bệnh, phát hiện và báo cáo các diễn biến bất thường của người bệnh;
- Tư vấn và giáo dục sức khỏe cho người bệnh, thân nhân người bệnh;
- Thực hiện giao tiếp ứng xử phù hợp, thân thiện với người bệnh;
Mục đích thực tập của sinh viên ngành Phục hồi chức năng
- Giao tiếp với người bệnh, người nhà người bệnh và đồng nghiệp hiệu quả;
- Thực hiện thành thạo sơ cấp cứu ban đầu;
- Xác định được vị trí giải phẫu cơ - xương - thần kinh trên người bệnh;
- Lượng giá thành thạo chức năng hệ vận động của cơ thể;
- Vận hành thành thạo an toàn và bảo quản tốt các trang thiết bị chuyên ngành Phục hồi chức năng;
- Thực hiện thành thạo các thao tác tập vận động trị liệu, các phương pháp điều trị vật lý trị liệu, vật lý trị liệu hệ tim mạch - hô hấp, vật lý trị liệu hệ thần kinh – cơ, vật lý trị liệu cơ xương;
- Áp dụng các phương pháp châm cứu và chữa bệnh không dùng thuốc (y học cổ truyền) phục hồi chức năng cho người bệnh;
- Hướng dẫn người bệnh, gia đình người bệnh sử dụng thành thạo một số dụng cụ trợ giúp đơn giản hỗ trợ trong điều trị;
- Hướng dẫn người bệnh và người nhà người bệnh một số phương pháp phục hồi chức năng thông dụng.
- Xây dựng kế hoạch làm việc theo nhóm và phối hợp với các thành viên trong nhóm để thực hiện kế hoạch chăm sóc điều trị cho người bệnh;
- Tổ chức và quản lý khoa phòng vật lý trị liệu phục hồi chức năng đảm bảo khoa học;
- Thực hành kỹ năng làm việc nhóm, phát triển nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi, hình thành dần kỹ năng quản lý và tổ chức công tác PHCN tại khoa phòng bệnh viện.
- Thực hiện giao tiếp tốt với người bệnh, người nhà người bệnh; đúng cách giao tiếp ứng xử của cán bộ y tế tại khoa phòng bệnh viện.