Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Khối N gồm những môn nào? Các trường đại học khối N uy tín nhất

Cập nhật: 19/10/2019 11:19 | Nhâm PT

Bạn có năng khiếu về nhạc cụ nghệ thuật và đang muốn lựa chọn một ngành học phù hợp nhưng chưa biết khối N gồm những môn nào và các môn thi khối N ra sao. Để biết thêm các thông tin về khối N các thí sinh có thể cập nhật qua bài viết sau đây.

Khối N gồm những môn nào? Các trường đại học khối N uy tín nhất

Khối N là khối phù hợp riêng dành cho những thí sinh có năng khiếu và đam mê sáng tác âm nhạc, có giọng hát, khả năng biết chơi các loại đạo cụ âm nhạc. Năng khiếu và sở thích là 2 yếu tố bạn cần khi muốn theo đuổi khối N, người có tố chất âm nhạc sẽ có nhiều thuận lợi trong quá trình phát triển sau này, tất nhiên sự thành công trên con đường âm nhạc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như nỗ lực, điều kiện, hoàn cảnh và sự may mắn. Trên con đường học chắc hẳn sẽ gặp không ít khó khăn, tuy nhiên nếu bạn tự tin vào bản thân và tài năng của mình thì lựa chọn khối N sẽ vô cùng đúng đắn.

Khối N là khối phù hợp riêng dành cho những thí sinh có năng khiếu âm nhạc

Khối N là khối phù hợp riêng dành cho những thí sinh có năng khiếu âm nhạc

Khối N gồm những môn nào?

Khối N là một khối thi bao gồm 3 bài thi bắt buộc đó là: Toán - Ngữ Văn, Ngoại ngữ còn những bài thi còn lại các thí sinh sẽ đăng ký theo bài thi tổ hợp môn và thi dưới hình thức thi trắc nghiệm. Các bài thi tổ hợp thí sinh có thể đăng ký đó là tổ hợp môn Khoa học Tự nhiên (Vật lý- Sinh học - Hóa học). Khoa học Xã hội (Địa lý - Lịch Sử - Giáo dục công dân).

Đối với những thí sinh thuộc đối tượng Giáo dục thường xuyên đăng ký học khối N sẽ phải thi 3 bài trong đó sẽ có 2 môn thi bắt buộc đó là: Toán và Ngữ văn, thí sinh thi khối N sẽ thi môn Văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và đăng ký dự thi môn năng khiếu tại trường theo quy định của trường đào tạo đưa ra.

9 tổ hợp các môn thi thuộc khối N

Theo như quy định quy chế của Bộ Giáo dục đưa ra về 9 tổ hợp khối thi thuộc khối N gồm có:

N00 Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2

N01 Ngữ văn, xướng âm, biểu diễn nghệ thuật

N02 Ngữ văn, Ký xướng âm, Hát hoặc biểu diễn nhạc cụ

N03 Ngữ văn, Ghi âm- xướng âm, chuyên môn

N04 Ngữ Văn, Năng khiếu thuyết trình, Năng khiếu

N05 Ngữ Văn, Xây dựng kịch bản sự kiện, Năng khiếu

N06 Ngữ văn, Ghi âm- xướng âm, chuyên môn

N07 Ngữ văn, Ghi âm- xướng âm, chuyên môn

N08 Ngữ văn , Hòa thanh, Phát triển chủ đề và phổ thơ

N09 Ngữ văn, Hòa thanh, Bốc thăm đề - chỉ huy tại chỗ

Đối với thí sinh Giáo dục THPT thì phải chọn ít nhất 4 bài thi tất cả, môn thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.

Đối với thí sinh hệ Giáo dục thường xuyên phải dự thi 3 bài, bao gồm hai bài thi bắt buộc là môn Toán và Ngữ văn và một bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp môn Khoa học tự nhiên hoặc bài thi tổ hợp môn Khoa học xã hội.

Đối với thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT, thí sinh chỉ cần đăng ký các môn thi trong tổ hợp mà trường ĐH, CĐ yêu cầu khi tham gia xét tuyển và không cần phải thi các môn khác.

Thí sinh trong một cuộc thi năng khiếu

Thí sinh trong một cuộc thi năng khiếu

Hình thức thi khối N như thế nào?

Những thí sinh dự thi khối N sẽ đăng ký thi theo ba môn theo hình thức thi như sau:

  • Môn Văn thí sinh dự thi khối N sẽ thi theo hình thức tự luận theo đề thi THPT Quốc gia, thời gian làm bài là 180 phút
  • Môn năng khiếu âm nhạc thì còn tùy vào từng trường đại học tuyển sinh ra đề và hình thức thi, thí sinh không thi theo đề thi chung của Bộ.

Môn năng khiếu được biết đến là môn nhân hệ số 2 và bao gồm hai nội dung thi đó là:

Môn năng khiếu âm nhạc 1, thí sinh sẽ thi Kiến thức Âm nhạc tổng  hợp - Xướng âm. Khi đó mỗi 1 thí sinh đi thi sẽ bốc thăm 1 bài xướng âm trong bộ đề thi rồi chuẩn bị trong 10 phút sau đó thi xướng âm trước các ban giám khảo.

 Môn năng khiếu âm nhạc 2 thí sinh sẽ thi thi môn Thanh nhạc và Nhạc cụ. Thí sinh sẽ được tự chọn dự thi một trong 2 phần thi

Phần 1 : Đối với thí sinh không biết đàn sẽ thi Hát. Thí sinh sẽ hát 2 bài tự chọn hoặc theo hình thức thi mà nhà trường yêu cầu.

Phần 2 : Đối với thí sinh biết chơi nhạc cụ khá tốt sẽ Thi Hát và Đàn. Thí sinh dự thi sẽ hát một bài tự chọn  có phần đệm đàn piano hoặc thí sinh hát và tự đệm đàn tự chọn trên các nhạc cụ piano, guitar, nhạc cụ dân tộc tùy vào khả năng của mình.

Khối N gồm những ngành nào?

Dưới đây là danh sách tên ngành và mã ngành khối N cho học sinh tham khảo.

✓ 52210204 Chỉ huy âm nhạc

✓ 52210203 Sáng tác âm nhạc

✓ 52210201 Âm nhạc học

✓ 52210208 Piano

✓ 52210205 Thanh nhạc

✓ 52210210 Biểu diễn nhạc cụ truyền thống

✓ 52210209 Nhạc Jazz

✓ 52210207 Biểu diễn nhạc cụ phương Tây

Còn tùy thuộc vào năng lực của bản thân đến đâu mà thí sinh lựa chọn ngành học phù hợp, không nên chọn ngành học quá cao so với năng lực bản thân vì nó sẽ gây cản trở cho bạn trong quá trình thi đầu vào và theo học cùng các bạn khác. Lưu ý, mỗi trường đào tạo khối N hàng năm sẽ có hình thức thi khác nhau nên thí sinh cần theo dõi để nắm được các thông tin cần thiết trước khi đăng ký dự thi.

Các trường có khối N được quan tâm nhất

Hiện nay tại Việt Nam các trường đại học tuyển sinh khối N không quá nhiều tuy nhiên đa số lại là trường chất lượng cho thí sinh lựa chọn. Thí sinh chọn trường dù ở lĩnh vực nào cũng dựa vào tiêu chí chung như vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, đội ngũ giảng viên, chất lượng đào tạo…Học trường nào là quyết định rất quan trọng ảnh hưởng đến cả quá trình học tập của bạn vì vậy hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định làm hồ sơ.

Dưới đây là các trường tuyển sinh khối N ở 3 miền cho thí sinh tham khảo

Các trường có khối N khu vực miền Bắc:

  • Đại học văn hóa nghệ thuật Quân đội
  • Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam
  • Đại học sư phạm nghệ thuật trung ương
  • Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Việt Bắc
  • Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Tây Bắc

Các trường có khối N khu vực miền Trung:

  • Học viện âm nhạc Huế

Các trường có khối N khu vực miền Nam:

  • Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh
  • Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn

Chúng ta đều biết mỗi ngành nghề đều sẽ có những đặc thù riêng và khối N cũng như vậy, bạn cần định hướng được nghề nghiệp trước khi lựa chọn học ngành này. Sinh viên học khối N sau khi tốt nghiệp ra trường cũng có công việc đa dạng với nhiều vai trò khác nhau như:

  • Người làm nhạc nhà soạn nhạc, nhạc sĩ
  • Nhà tài trợ, kỹ thuật viên âm nhạc
  • Ca sĩ
  • Người chỉ huy dàn nhạc, nhạc công, người hỗ trợ ca sĩ
  • Nhà sản xuất, phòng thu âm, nhà kinh doanh âm nhạc
  • Làm việc ở đài truyền hình, cơ quan xuất bản âm nhạc

Có thể thấy khối N sinh ra là để dành riêng cho những người có đam mê về âm nhạc, chỉ cần có năng khiếu và đam mê, sự nỗ lực thì chọn khối N chính là quyết định sáng suốt, có nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường.

Bài viết trên đã thông tin đến bạn những thông tin về khối N gồm những môn nào và các môn thi khối N, ngành nghiệp khối N sau khi ra trường. Các thí sinh nên thường xuyên cập nhật thông tin liên quan về khối N để tránh sai sót trong quá trình làm hồ sơ xét tuyển.

Theo ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp