Tác dụng của thuốc Arsenic trioxide
Arsenic trioxide là một loại thuốc điều trị ung thư và thường được dùng hạn chế tới sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư trong cơ thể.
Thuốc thường được sử dụng trong điều trị ung thư máu và tủy xương được gọi là bạch cầu cấp tiền tủy bào hoặc APL.
Các giảng viên khoa Dược Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ ngoài ra thuốc Arsenic trioxide sẽ được bác sĩ chỉ định dùng trong các trường hợp khác mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc thắc mắc hãy hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ để được giải đáp chi tiết.
Liều dùng và cách sử dụng thuốc
Hướng dẫn sử dụng thuốc
Arsenic trioxide dạng dung dịch tiêm nên người bệnh cần thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Arsenic trioxide cần được tiêm vào tĩnh mạch và sẽ nhờ đến sự sự giúp đỡ của các nhân viên y tế để có cách sử dụng đúng cách, đúng chuẩn liều lượng.
Trong quá trình sử dụng thuốc Arsenic trioxide người bệnh cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe, xét nghiệm máu thường xuyên và trong trường hợp cần thiết cần thực hiện điện tâm đồ để kiểm tra chức năng tim.
Khi dùng thuốc Arsenic trioxide tình trạng bệnh được cải thiện, tuy nhiên vẫn cần duy trì điều trị cho đúng đủ liệu trình, ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát.
Liều dùng dành cho người lớn
Dùng trong điều trị cho người điều trị bạch cầu cấp dòng tiền tủy bào
Liều dùng ban đầu: Sử dụng tiêm tĩnh mạch hàng ngày với 0,15 mg/ kg tiêm tĩnh mạch cho đến khi tủy xương thuyên giảm. Tuy nhiên tổng liều lượng không nên vượt quá 60 liều.
Arsenic trioxide dùng tiêm tĩnh mạch trong khoảng từ 1 – 2 giờ. Tùy thuộc vào khả năng đáp ứng điều trị mà sẽ có thời gian tiêm truyền khác nhau.
Điều trị duy trì: nên bắt đầu sử dụng từ 3 – 6 tuần sau khi kết thúc liệu trình điều trị ban đầu. Thuốc nên được tiêm vào tĩnh mạch với liều 0,15mg/ kg/ ngày. Dùng điều trị 25 liều trong khoảng thời gian lên đến 5 tuần.
Liều dùng dành cho trẻ em
Hiện tại thuốc Arsenic trioxide chưa được nhà sản xuất công bố liều dùng an toàn, hiệu quả dành cho nhóm đối tượng trẻ em. Phụ huynh tuyệt đối không nên cho trẻ sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định từ các bác sĩ chuyên khoa.
Tác dụng phụ của thuốc
Trong quá trình sử dụng Arsenic trioxide nếu người bệnh nhận thấy có các phản ứng dị ứng như phát ban, khó thở, sưng môi, lưỡi hoặc họng… cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được xử lý nhanh chóng, kịp thời nhằm hạn chế những xảy ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Một số tác dụng phụ của thuốc Arsenic trioxide diễn ra nghiêm trọng như:
- Người bệnh cảm thấy khó thở, nhói đau ngực, thở khò khè, thở nhanh.
- Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt.
- Ho khan kèm theo các triệu chứng sốt, ớn lạnh.
- Sưng ở mắt cá chân hoặc bàn chân của người bệnh.
- Trọng lượng cơ thể tăng nhanh không kiểm soát.
- Chóng mặt và dễ bị ngất xỉu.
- Bề mặt da nhợt nhạt và có các bầm tím, chảy máu xuất hiện bất thường.
- Có lượng đường trong máu tăng cao nên người bệnh thường xuyên nhận thấy các triệu chứng khát nước, chán ăn, đi tiểu nhiều, khô da, buồn ngủ…
- Lượng muối trong cơ thể bị thấp kèm theo triệu chứng nhịp tim không đều, cảm thấy rất khát, đi tiểu nhiều, có các khó chịu ở chân…
Một số tác dụng phụ diễn ra phổ biến và ít nghiêm trọng hơn như:
- Rối loạn tiêu hóa nhẹ như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy…
- Đau đầu dữ dội.
- Tâm trạng thay đổi thường xuyên lo lắng và chán nản.
- Bề mặt da có nổi mẩn ngứa hoặc bị ngứa nhẹ.
- Rối loạn giấc ngủ.
- Đau khớp hoặc đau cơ.
- Âm đạo của phụ nữ mắc bệnh bị chảy máu bất thường.
- Ở vị trí tiêm thuốc có triệu chứng đau, đỏ, sưng.
Thông tin về danh mục tác dụng phụ ở trên chưa được liệt kê đầy đủ, người bệnh hãy hỏi bác sĩ y khoa để có thêm nhiều thông tin chi tiết.
Tương tác thuốc
Để hạn chế tối đa quá trình tương tác thuốc có thể xảy ra thì người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết các loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm cả thuốc được kê đơn, không kê đơn, thực phẩm chức năng, thảo dược… từ đó thay đổi liều dùng và thời gian sử dụng phù hợp hơn giữa các loại thuốc.
Một số loại thuốc có thể gây ra tương tác với Arsenic trioxide như:
- Amphotericin B;
- Tacrolimus;
- Vandetanib;
- Methadone;
- Nhóm thuốc để ngăn chặn hoặc điều trị buồn nôn và ói mửa bao gồm: dolasetron, droperidol, ondansetron;
- Kháng sinh – azithromycin, clarithromycin, erythromycin, levofloxacin, moxifloxacin, pentamidine;
- Nhóm thuốc chống sốt rét bao gồm: chloroquine, halofantrine, mefloquine;
- Thuốc lợi tiểu;
- Thuốc nhức đầu migraine, sumatriptan, zolmitriptan.
- Nhóm thuốc để điều trị chứng rối loạn tâm thần bao gồm: chlorpromazine, clozapine, haloperidol, mesoridazine, pimozide, thioridazine, ziprasidone;
- Nhóm thuốc chống trầm cảm bao gồm: amitriptyline, citalopram, clomipramine, desipramine;
- Nhóm thuốc tác động lên nhịp tim bao gồm: amiodarone, dofetilide, disopyramide, dronedaron, flecainide, ibutilide, procainamide, propafenone, quinidine, sotalol;
Không chỉ các loại thuốc mà tình trạng sức khỏe của bạn cũng có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc khi đi vào trong cơ thể, nên bạn có các vấn đề về sức khỏe thì nên cho bác sĩ biết, đặc biệt như:
- Mắc suy tim sung huyết.
- Có tiền sử mắc những vấn đề về nhịp tim.
- Có các triệu chứng của hạ kali huyết.
- Hạ magiê huyết.
- Bệnh lý thận nghiêm trọng.
- Bệnh gan diễn biến chậm.
Ngoài ra sẽ có những loại thực phẩm hoặc đồ uống gây ra tương tác với thuốc Arsenic trioxide. Bạn đọc hãy hỏi thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn thêm về thông tin.
Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc
Phụ nữ mang thai hoặc đang trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ thì không nên sử dụng Arsenic trioxide. Vì thuốc có thể gây hại cho sức khỏe thai nhi và trẻ nhỏ.
Arsenic trioxide có thể gây hại lên nhịp tim của bạn nên cần chú ý sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ, dược sĩ.
Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ vì mỗi loại thuốc sẽ có phương pháp bảo quản khác nhau. Arsenic trioxide cần được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, tránh ánh sáng trực tiếp, không được bảo quản ở trong phòng tắm. Tuyệt đối không bảo quản thuốc ở trong ngăn đá tủ lạnh và giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.
Thông tin về thuốc Arsenic trioxide ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc nên hỏi bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ để được tư vấn rõ ràng, đầy đủ hơn. Người bệnh không nên tự chẩn đoán và thực hiện những phương pháp y khoa tại nhà khi chưa được chỉ định của những người có năng lực chuyên môn.