Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Thuốc gây tê có tác dụng trong bao lâu?

Cập nhật: 19/12/2018 16:22 | Thu Hương

Thuốc tê là một trong những dược phẩm không thể thiếu trong quá trình phẫu thuật, tiêm chích,...Thông thường thuốc tê sẽ hết sau khi cuộc phẫu thuật kết thúc. Thuốc tê có tác dụng như thế nào và có những loại nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Thuốc gây tê có tác dụng trong bao lâu?

Thuốc gây tê dùng trong phẫu thuật

Tác dụng và thời gian gây tê

Gây tê cục bộ (gây tê tại chỗ)

Gây tê cục bộ hay gây tê tại chỗ là phương pháp dùng thuốc làm tê liệt một vùng trên cơ thể. Để thực hiện gây tê các bác sĩ, y tá sẽ sử dụng một kim tiêm để đưa thuốc vào cơ thể hoặc sử dụng thuốc bôi. Thuốc sẽ có tác dụng ngay sau một vài phút và tan hết chỉ sau một vài tiếng đồng hồ.

Gây tê vùng

Gây tê vùng sẽ làm tê liệt một vùng lớn trên cơ thể, người bệnh vẫn tỉnh táo trong quá trình gây tê. Gây tê vùng được chia thành 2 loại:

  • Gây tê tủy sống: sẽ được đưa vào vùng cột sống bằng loại kim chuyên dụng có tác dụng nhanh sau khi tiêm và tan hết trong một  vài tiếng. Người bệnh sẽ không thể cử động chân cho đến khi thuốc mê tan hết.
  • Gây tê ngoài màng cứng: Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ đặc biệt là ống thông để đưa thuốc tê vào khoang ngoài màng cứng. Sau khi đưa thuốc vào, ống thông vẫn sẽ được giữ trong cơ thể bạn để giảm đau trong khoảng thời gian kéo dài vài tiếng hoặc vài ngày.

Gây mê toàn thân

Phương pháp này thường được sử dụng với những ca phẫu thuật kéo dài và phức tạp. Bạn sẽ mất nhận thức hoàn toàn khi đã thực hiện tiêm thuốc mê. Hiện nay, có 2 cách để đưa thuốc vào cơ thể: thuốc dạng lỏng đưa vào bằng ống và thuốc dạng khí được đưa vào thông qua mặt nạ. Bạn có thể hồi phục lại trạng thái bình thường sau một vài giờ tiêm thuốc mê.

 

Có nhiều loại thuốc gây tê khác nhau

Các loại thuốc tê thường dùng

Cocain

Cocain là thuốc tê duy nhất có nguồn gốc thực vật bằng việc sử dụng lá cây Erythroxylon coca có nhiều ở Nam Mỹ. Thuốc có tác dụng thấm qua được niêm mạch, kích thích dây thần kinh trung ương giảm mệt mỏi, ảo giác,..trên dây thần kinh thực vật cocain cường giao cảm gián tiếp làm tim đập nhanh, co mạch và tăng huyết áp. Một số độc tính của thuốc có thể kể đến như: co mạch mạnh, dễ gây quen thuốc, gây nghiện,  mặt nhợt nhạt,...

Procain (novocaine)

Thuốc tê procain là loại thuốc tê mang đường nối este có thể tan trong nước, có tác dụng gây tê kém hơn so với cocain khoảng 4 lần và ít độc hơn khoảng 3 lần. Thuốc này không thấm qua niêm mạch, có thể làm giãn mạch do tác dụng phong tỏa hạch, hạ huyết áp.

Khi sử dụng bác sĩ có thể sử dụng với adrenalin để làm co mạch, tăng thời gian gây tê. Procain có thể được sử dụng làm thuốc gây tê dẫn truyền với dung dịch 1%-2% và không được quá 3mg/kg. Độc tính của thuốc là có thể gây ra dị ứng, co giật, ức chế thần kinh trung ương. Hiện nay, thuốc này ngày càng được ít dùng.

Lidocain (xylocain)

Lidocain là thuốc được dùng rộng rãi hiện nay. Đây là thuốc tê mang đường nối amid có thể tan trong nước, có bề mặt và gây tê dẫn truyền tố, có tác dụng mạnh gấp 3 lần procain nhưng độc hơn 2 lần. Thuốc chuyển hóa chậm nên có tác dụng nhanh và kéo dài với 2 chất chuyển hóa trung gian là monoethylglycin xylidid và glycin xylidid. Bên cạnh đó, thuốc có những độc tính như: gây lo âu, vật vã, nhức đầu, run,...trên dây thần kinh trung ương, tim đập nhanh, tăng huyết áp,...trên tim mạch và thở nhanh, khó thở,...trên hô hấp.

Bupivacain (Marcain)

Thuốc Bupivacain là nhóm thuốc tê có đường nối amid như lidocain. Thuốc có thời gian gây tê chậm, tác dụng gây tê lâu, cường độ gây tê mạnh gấp 16 lần so với procain với nồng độ cao phong tỏa cơn động kinh vận động. Thuốc được sử dụng để gây tê từng vùng, gây tê thân thần kinh, đám rối thần kinh và gây tê tuỷ sống.

Đây là loại thuốc tê dễ tan trong mỡ, gắn vào protein huyết tương 95%, hoàn toàn chuyển hóa ở gan do Cyt.P   450 và thải trừ qua thận. Bên cạnh đó có những độc tính như gây loạn nhịp thất nặng và ức chế cơ tim, do bupivacain gắn mạnh vào kênh Na+ của cơ tim và ức chế cả trên trung tâm vận mạch.

Ethyl clorid (Kélène) C2H5Cl

Thuốc Ethyl Clorid C2H5Cl  là dung dịch không màu, sôi ở nhiệt độ 12 0C có tác dụng gây mê nhưng ức chế mạnh hô hấp, tuần hoàn nên không dùng. Do bốc hơi ở nhiệt độ thấp, nên có tác dụng làm lạnh rất nhanh vùng da được phun thuốc, gây tác dụng tê mạnh, nhưng rất ngắn. Thuốc được chỉ định cho các trường hợp bị trích áp xe, mụn nhọt, chấn thương thể thao. Bạn nên bảo quản thuốc đựng trong lọ thủy tinh, có vặn kim loại, để tiện sử dụng khi phun vào nơi cần gây tê.

Trên đây là những thông tin cần thiết về các loại thuốc tê thường được sử dụng trong phẫu thuật và điều trị các bệnh lý. Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn hi vọng bài viết hữu ích với các bạn trong quá trình tìm hiểu thông tin và cải thiện kiến thức về y dược.