Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Những loại thuốc gout mạn tính tốt nhất hiện nay

Cập nhật: 19/04/2019 17:14 | Nhâm PT

Những ai mắc phải căn bệnh gout mới thấu hiểu được những cơn đau khớp hành hạ mỗi ngày như thế nào. Nếu bạn đang mắc phải bệnh gout nên tham khảo một số loại thuốc gout được đánh giá hiệu quả dưới đây.

Những loại thuốc gout mạn tính tốt nhất hiện nay

 

Bệnh gout là gì?

Gout là một bệnh lý viêm khớp do rối loạn chuyển hóa các purin có triệu chứng nổi bật ở các khớp dẫn đến tình trạng tăng acid uric trong máu. Các axit này sẽ lắng đọng trong khớp và ở các mô trong cơ thể gây ra bệnh. Khi acid uric trong máu tăng lên dẫn tới lắng đọng tinh thể urat tại các khớp, sụn và xương, nhu mô, ống thận, mạch máu gây ra bệnh gout và các biến chứng từ nhẹ đến nặng của bệnh. Người mắc bệnh gout sẽ cảm thấy rất đau đớn và sưng đỏ các khớp khi đợt viêm cấp bị lại.

Bệnh gout gây ra nhiều cơn đau đớn cho bệnh nhân

Bệnh gout gây ra nhiều cơn đau đớn cho bệnh nhân

Gout là bệnh lành tính và có khả năng chữa bằng thuốc hoặc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Khi bị gout, bệnh có thể gây ra những tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau như thận, mạch máu, tim, tổ chức dưới da gây ra viêm khớp gout cấp dẫn đến bị đỏ và đau dữ dội ở vùng khớp ngón chân cái, cổ chân, cổ tay, ngón tay, khuỷu tay.

Bệnh gout thường gặp ở những người đàn ông sau 30 tuổi, có cơ địa đặc biệt, thường xuyên sử dụng các thực phẩm giàu đạm và uống nhiều bia rượu. Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh gout cao hơn nữ giới. Bệnh gout phá hủy các khớp, làm biến dạng khớp và làm giảm đi chức năng gan và thận, tiểu đường, bệnh tim mạch vành, rối loạn mỡ máu.  Bệnh gout hiếm gặp ở phụ nữ, chiếm khoảng 10% là phái nữ bị gout.

Nguyên nhân gây ra bệnh gout đó là do mức sống và lối sống của người dân hiện nay tăng lên rõ rệt, những điều này đã làm thay đổi cơ cấu bệnh tật của nước ta. Nguyên nhân chủ yếu như tiêu thụ bia rượu, sử dụng chế độ ăn giàu purin thịt đỏ, nội tạng động vật...Tùy tiện sử dụng dài ngày các loại thuốc kháng viêm như corticosteroid, aspirin, thuốc lợi tiểu, loãng xương, teo cơ, nhiễm trùng, viêm loét đường tiêu hóa, suy tuyến thượng thận.

Gout có 2 thể là cấp tính và mạn tính, cho đến nay thì y học hiện đại cũng chưa có phương pháp nào điều trị khỏi bệnh gout hoàn toàn, mà chỉ nhằm giảm thiểu cơn đau do gout và ngăn ngừa sự gia tăng lên của axit uric trong máu.

Thuốc điều trị gout hiệu quả nhất hiện nay

Có thể dùng một số các thuốc như: piroxicam, ketoprofen, naproxen, thuộc các nhóm thuốc ức chế chọn lọc COX-2 (celecoxib, etoricoxib, meloxicam. Cần lưu ý các chống chỉ định của thuốc này.

Corticoid: Là loại thuốc có nhiều tác dụng phụ trên nhiều cơ quan trong cơ thể do đó bạn cần cẩn trọng khi dùng và dùng đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Các loại thuốc để giảm bớt triệu chứng của cơn gout cấp không làm ngăn chặn được sự gia tăng của axit uric trong máu vậy nên chúng ta không dự phòng được cơn gout tiếp theo.

Allopurinol: Đây là loại thuốc điều trị gout mãn tính truyền thống và được sử dụng rộng rãi nhất để giảm nồng độ acid uric trong máu, làm chậm lại quá trình sản sinh acid uric và có thể hòa tan các tinh thể. Khi mới bắt đầu dùng cần phải dùng liều thấp sau đó tăng dần mỗi 3-4 tuần một lần cho đến khi nồng độ acid uric trong máu trở lại bình thường. Nên cẩn trọng cho bệnh nhân có tiền sử suy thận, cần kiểm tra thận thường xuyên nếu độ lọc cầu thận giảm thì phải giảm liều thuốc hoặc giãn khoảng cách giữa các lần dùng. Allopurinol không sử dụng trong cơn gout cấp mà chỉ dùng khi tình trạng viêm khớp đã thuyên giảm.

Allopurinol: Đây là loại thuốc điều trị gout mạn tính sử dụng rộng rãi nhất để làm giảm nồng độ acid uric có thể hòa tan tinh thể acid uric trong tophi. Cần 3-6 tháng để hòa tan các tinh thể. Nên uống liều thấp, tăng mỗi 2-4 tuần khi thật cần thiết.


Thuốc Allopurinol chữa bệnh gout hiệu quả

Thuốc Allopurinol chữa bệnh gout hiệu quả

Febuxostat: Thuốc Febuxostat sẽ được chỉ định dùng trong trường hợp bệnh nhân có kèm suy thận giúp ngăn chặn sự sản xuất acid uric bằng cách ngăn chặn một enzyme phá vỡ purin thành acid uric, uống thuốc này mỗi ngày sẽ có tác dụng phụ như kích ứng gan, buồn nôn, đau khớp hoặc phát ban.

Probenecid: Đây là loại thuốc được sử dụng hàng ngày trong dự phòng bệnh gout tái phát, tác dụng phụ người bệnh có thể gặp phải là sỏi thận, đau bụng, nhức đầu, phát ban, buồn nôn.

Thuốc này uống sẽ làm giảm acid uric trong cơ thể bằng cách tăng lượng bài tiết trong nước tiểu, nó không được khuyến cáo cho những người bị bệnh thận.

Pegloticase: Thuốc có tác dụng làm giảm acid uric nhanh chóng hơn rất nhiều so với các loại thuốc khác, đây là thuốc tiêm và được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch. Tác dụng phụ có thể gặp là buồn nôn, đau họng, táo bón, bầm tím vùng tiêm, đau ngực...

Pegloticase được sử dụng hiệu quả trong điều trị bệnh gout mạn tính nặng, Pegloticase làm giảm acid uric nhanh chóng và xuống mức thấp hơn so với các loại thuốc  khác, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang có kế hoạch mang thai hoặc bị huyết áp cao.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt cho bệnh nhân gout

Dù không chữa khỏi hoàn toàn nhưng chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu và ngăn chặn cơn đau. Đối với bệnh nhân gout cần lưu ý chế độ ăn uống sau:

Hạn chế ăn thực phẩm như thịt nạc chứa nhiều đạm protein, hải sản, cà phê, cacao, chocolate…

Không ăn thực phẩm chứa nhiều purin như cá trích, cá mòi, trứng lộn, lá lách, gan, thận, tim, không ăn mỡ động vật, kiêng rượu bia và các chất kích thích.

Bổ sung ăn nhiều rau củ, trái cây, uống nhiều nước để loại bỏ acid uric ra ngoài, ăn nhiều các loại hạt, ngũ cốc.

Có chế độ sinh hoạt hợp lý, tăng cường vận động thể dục thể thao để xương khớp trở nên linh hoạt, tránh lười vận động, không nên làm việc quá sức dễ đau cơ khớp.

Cao đẳng y dược thành phố Hồ Chí Minh tổng hợp