Tác dụng của thuốc Atropin
Atropin (hay atropine) là loại thuốc có nhiều tác dụng với cơ thể người bệnh như làm giảm co thắt cơ trơn và giảm tiết dịch. Chính điều này giúp kiểm soát tốt các tình trạng như viêm đại tràng, viêm túi thừa, bàng quang co thắt, đau bụng co thắt ở trẻ sơ sinh, viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng ruột kích thích hoặc dùng trong quá trình phẫu thuật để giảm tiết dịch hô hấp.
Thường thấy các bác sĩ sẽ dùng Atropin trong các trường hợp như:
- Điều trị các triệu chứng do bệnh Parkinson như chứng, run, tiết nước bọt, đổ mồ hôi nhiều.
- Kiểm soát các tác động gây ảnh hưởng đến tim khi thực hiện các phẫu thuật duy trì chức năng tim. Trường hợp khẩn cấp thuốc còn có thể điều trị các rối loạn về tim.
- Các khối u não cần được kiểm soát qua các giai đoạn thay đổi về tâm trạng.
- Atropin được sử dụng làm thuốc với tác dụng làm giãn đồng tử mắt.
- Ngoài ra còn có thể được dùng trong giải độc cho một số trường hợp ngộ độc khác.
Có những tác dụng của thuốc Atropin chưa được liệt kê ở trên, nếu người bệnh có thắc mắc hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chính xác và chi tiết hơn.
Liều lượng và cách sử dụng thuốc Atropin
Hướng dẫn sử dụng
Người bệnh nên dùng đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ và dược sĩ chuyên khoa.
Thuốc dạng viên uống có thể uống cùng hoặc không cùng với thức ăn. Thuốc còn có cả dạng tiêm nên đối với dạng này thì người bệnh cần nhờ đến sự giúp đỡ của nhân viên y tế hoặc các dược sĩ chuyên khoa.
Liều dùng dành cho người lớn
- Dùng trong điều trị cho người bị viêm loét dạ dày
- Với dạng Atropin tiêm thì nên tiêm dưới da hoặc tiêm bắp với liều lượng từ 0,4 - 0,6 mg.
- Dùng trong điều trị cho người có triệu chứng rối loạn nhịp tim
- Dùng tiêm Atropin 0,4 - 1 mg, khoảng cách giữa các liều cách nhau ít nhất 2 tiếng.
- Trong trường hợp khẩn cấp có thể dùng liều lượng tối đa 2mg, tuy nhiên cần có sự chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Lưu ý liều lượng này sử dụng trong các trường hợp muốn khắc phục nhịp tim hoặc ngất do xoang động mạch cảnh tăng động.
- Dùng trong trường hợp muốn gây mê cho người bệnh
- Sử dụng tiêm bắp hoặc tiêm dưới da với liều lượng 0,4 - 0,6mg.
- Dùng trong điều trị cho người bị ngộ độc Anticholinesterase
- Sử dụng tiêm bắp hoặc tiêm dưới da với liều lượng 0,4 - 0,6mg.
- Dùng trong điều trị cho người bị bệnh viêm mũi
- Sử dụng tiêm bắp hoặc tiêm dưới da với liều lượng 0,4 - 0,6mg.
- Dùng trong điều trị cho người bị AV Heart Block
- Sử dụng tiêm bắp hoặc tiêm dưới da với liều lượng 0,4 - 0,6mg.
Liều lượng dùng cho đối tượng là trẻ em
- Dùng trong điều trị trẻ bị mắc rối loạn nhịp tim chậm
- Liều lượng ban đầu: sử dụng 0,02mg/ kg/ lần qua đường tiêm tĩnh mạch. Liều lượng tối đa không vượt quá 0,5mg.
- Dùng trong điều trị cho trường hợp bị ngộ độc phospho hữu cơ
- Liều lượng ban đầu: sử dụng 0,05 – 1mg/ kg/ lần qua đường tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp trong khoảng từ 5 – 10 phút cho đến khi thấy các triệu chứng ngộ độc biến mất.
- Dùng trong trường hợp gây mê
- Tiêm thuốc trước khoảng 30 – 60 phút trước khi tiến hành phẫu thuật và dùng qua đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da.
- Trẻ em dưới 3kg: Dùng với liều lượng 0,1mg.
- Trẻ em có cân nặng từ 7 - 9kg: Dùng với liều lượng 0,2mg.
- Trẻ em có cân nặng từ 12 - 16kg: Dùng với liều lượng 0,3mg.
- Trẻ em có cân nặng trên 20kg: Dùng với liều lượng 0,4 – 0,6mg.
Tác dụng phụ của thuốc Atropin
Cần thông báo ngay cho các nhân viên y tế, người có năng lực chuyên môn ngay sau khi sử dụng thuốc bạn nhận thấy có dấu hiệu như: nổi mề đay, nhiều vị trí trên cơ thể bị sưng như mặt, môi, lưỡi, cổ họng... để nhanh chóng có biện pháp xử lý.
Ngoài ra một số các tác dụng phụ người bệnh có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Atropin như:
- Luôn có cảm giác mơ hồ và ngất đi bất cứ lúc nào.
- Rối loạn nhịp tim.
- Tâm trạng luôn bồn chồn, lo lắng.
- Gặp phải vấn đề khó nuốt khi ăn uống và khi nói chuyện không thể tròn vành rõ chữ như bình thường.
- Hoa mắt, chóng mặt hay bị nhầm lẫn.
- Bề mặt da bị phát ban hoặc có hiện tượng khô da, nổi mề đay, ngứa ngáy.
Tương tác thuốc
Một số loại thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc làm gia tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ. Cụ thể một số loại thuốc có thể xảy ra tương tác với Atropin như:
- Haloperidol
- Ipratropium
- Scopolamine
- Hyoscyamine
- Pralidoxime
- Neostigmine
- Paracetamol
- Diphenhydramine
- Hydromorphone
- Morphine
- Promethazine
Ngoài các loại thuốc trên thì tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Nếu bạn có các vấn đề về sức khỏe thì nên báo cho bác sĩ biết để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Atropin
- Atropin chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Người bị tăng nhãn áp góc đóng
- Có các vấn đề về tiêu hóa như liệt ruột, viêm đại tràng nhiễm độc cấp tính.
- Co thắt thực quản
- Block nhĩ thất độ 2 hoặc độ 3
- Tắc ruột do liệt ruột
- Tiền sử viêm loét đại tràng nặng
- Hẹp môn vị
- Bảo quản thuốc theo đúng khuyến cáo ghi trên hướng dẫn bảo quản trong nhãn dán. Tránh ánh sáng những nơi ẩm ướt. Tuyệt đối không nên bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh vì có thể thuốc sẽ bị đóng băng ảnh hưởng đến tác dụng khi dùng.
- Thuốc dạng tiêm sẽ được thực hiện theo hướng dẫn của các nhân viên y tế, người bệnh không được tự ý sử dụng theo sở thích cá nhân.
- Atropine được tiêm vào cơ, dưới da hoặc vào tĩnh mạch thông qua kim tiêm.
- Thuốc Atropin có thể gây mờ mắt và có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ của người bệnh. Do đó nếu trong thời gian lái xe, vận hành máy móc người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng thuốc để hạn chế những đáng tiếc có thể xảy ra.
Những thông tin cung cấp trên do những giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ về thuốc Atropin nhằm giúp mọi người hiểu rõ về tác dụng và hướng dẫn cách sử dụng thuốc an toàn. Tuy nhiên, đây chỉ là thông tin mang tính tham khảo và sẽ không thay thế những lời chỉ định của các bác sĩ.