Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Liệu có thuốc nào giải được \"Say rượu\"?

Cập nhật: 06/12/2018 20:01 | Thu Hương

Say rượu là cảm giác rất khó chịu với những triệu chứng là đau đầu, buồn nôn, chóng mặt,...Vậy, liệu có cách nào để làm mất cảm giác đó nhanh chóng?

Liệu có thuốc nào giải được \

Say xỉn là môt cảm giác rất khó chịu

Nguyên nhân gây ra say xỉn

Hiện nay, nguyên nhân của cảm giác say rượu vẫn chưa được khoa học giải thích chứng minh cụ thể. Chúng ta mới chỉ biết đến đó là biểu hiện từ việc cơ thể bị mất nước cùng với sự chuyển đổi trong hệ miễn dịch và cơ chế trao đổi chất liên quan đến glucose.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong quá trình xử lý chất cồn nạp vào cơ thể chất  acetaldehyde sẽ được sinh ra. Đây là một sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất. Thông thường, nó có thể được phân giải bởi gan nhưng nếu bạn uống quá nhiều rượu bia, gan sẽ tiêu tốn hết số enzyme mà nó dùng để xử lý acetaldehyde. Chính vì vậy mà chất độc này sẽ tồn đọng lại một phần trong cơ thể bạn.

Và biểu hiện khi acetaldehyde bị tồn đọng lại trong cơ thể bao gồm: đau đầu, khát, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn và nhức mỏi. Tất cả các loại rượu, bia, nước giải khát chứa cồn,... đều là sản phẩm chứa rượu etylic hay còn gọi là ethanol. Độ rượu được đánh giá theo nồng độ của ethanol  trong 100ml uống. Tùy theo nồng độ rượu nặng nhẹ mà người uống có các cấp độ say khác nhau. Để giảm những biểu hiện say xỉn sau khi uống rượu chúng ta có thể thực hiện bằng cách thêm vào các enzyme để xử lý acetaldehyde.

Rượu được chuyển hóa như thế nào?

Đối với người bình thường , rượu được hấp thụ qua đường tiêu hóa rất nhanh trong khoảng 20-30 phút  và hấp thụ trong khoảng 20-50 phút qua dạ dày 20% và ruột non 80%. Sau đó rượu được phân chia tới các tổ chức và dịch của cơ thể. Chúng ta có thể đo nồng độ rượu qua xét nghiệm máu.

Bên cạnh đó, sau khi uống rượu một phần nhỏ khoảng 10% rượu được thải ra ngoài qua mồ hôi, hơi thở và nước tiểu và phần lớn 90% được hấp thu và chuyển hóa tại gan. Tại đây chúng ta có  các giai đoạn chuyển hóa:

  • Rượu được chuyển hóa thành aldehyde acetic (acetalhehyde) nhờ hệ thống enzyme alcohol dehydrogenase (ADH).
  • Sau đó, các acetaldehyde nhanh chóng được ôxy hóa nhờ enzyme aldehyde dehydrogenase (ALDG) để chuyển thành acetate.
  • Tiếp theo, các gốc acetate kết hợp với Coenzyme A thành acetyl CoA để đi vào chu trình Krebs.
  • Qua chu trình Krebs các acetyl CoA được oxy hóa thành carbonic, nước và năng lượng ATP.
  • Thông qua quá trình giáng hóa rượu ethanol sẽ giải phóng ra các gốc oxy tự do hoạt động (reactive oxygen species-ROS) gây độc tế bào cơ thể.

Dựa trên kết quả nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, những người có cơ thể khỏe mạnh có thể sử dụng 1 gam rượu ethanol/ 1 kg trọng lượng, gan có khả năng chuyển hóa từ 7-10g rượu ethanol/giờ, tương đương với khoảng 1 ly rượu.

Những người nghiện rượu uống rượu thường xuyên có cảm ứng làm kích hoạt hệ thống enzyme lên đến chục lần. Đây chính là lý do khiến cho người uống nhiều rượu thường có “tửu lượng” tốt hơn những người ít uống rượu.

Bên cạnh đó, việc uống một lượng rượu lớn có thể khiến ethanol kích hoạt hai enzyme khác tham gia vào quá trình chuyển acetaldehyde thành acetate là xanthinoxidase và aldehydoxidase. Quá trình này cũng làm tăng thêm các gốc tự do gây độc cho cơ thể. Trong khi đó, tại các mô ngoài gan khác, quá trình này sẽ không mạnh mẽ gây nên hiện tượng ứ đọng lại nhiều andehyde, phải một thời gian dài mới chuyển thành axit acetic thì mới hết dấu hiệu say.

Các giai đoạn say rượu bạn cần biết

Theo nồng độ cồn trong máu chúng ta có 6 giai đoạn say rượu sau:

  • Hưng phấn BAC: 0,03-0,12% người say rượu có cảm giác tự tin hơn, tập trung giảm, mặt đỏ, ăn nói thiếu suy xét, kém khéo léo …
  • Kích động BAC: 0,09-0,25% người say rượu sẽ có khả năng kém ghi nhớ, phản ứng chậm, mất thăng bằng, nhìn mờ ảo, nghe hoặc nếm mùi vị kém…
  • Lúng túng BAC: 0,18-0,30%: người say rượu sẽ không biết mình là ai, đang làm gì, hoa mắt, chóng mặt, đi đứng lảo đảo, cảm xúc cực đoan, buồn ngủ, nói không mạch lạc, câu chữ líu nhíu, lè nhè,...
  • Sững sờ BAC: 0,25-0,4%:người say rượu  không thể đi, đứng, lơ mơ, ói mửa,...
  • Bất tỉnh BAC: 0,35-0,50%: người say rượu sẽ mất dần ý thức, mất phản xạ, thở chậm, nhịp tim chậm, hạ thân nhiệt,...
  • Tử vong BAC: > 0,50%. Đây là giai đoạn người bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

Say rượu là một quá trình chuyển hóa

Những cách làm chậm, giảm say

Bạn có thể làm chập, giảm say rượu bằng những cách sau đây:

  • Tốc độ hấp thu rượu nhanh hay chậm đều tùy thuộc vào độ trống của dạ dày vì vậy để bạn có thể làm chậm quá trình say rượu bằng cách không để dạ dày đói. Và bạn nên ăn những thức ăn có dầu mỡ vì nó sẽ làm tăng lượng enzyme chuyển hóa và làm giảm hấp thu rượu.
  • Bạn có thể làm chậm say bằng cách giảm tốc độ uống để cho gan kịp chuyển hóa rượu hoặc uống các loại rượu có nồng độ nhẹ cùng với nhiều trà đá,...
  • Theo nghiên cứu, 10% rượu có thể được thải ra ngoài bằng đường hô hấp qua việc thở.
  • Bạn có thể dùng những món ăn giúp làm chậm nhu động ruột, làm giảm tốc độ hấp thu như canh chua, cay, dưa muối, nước chanh..
  • Ngoài ra có thể dùng một số loại thuốc dạng keo tráng dạ dày để uống rượu cho lâu say như phosphalugel, kremil-s, maalox...

Liệu có thuốc giải say rượu hay không?

Rượu bia là chất kích thích có thể khiến cho một người bình thường trở nên hưng phấn, nói nhiều, nóng tính hơn có thể gây ra những cuộc ẩu đả không đáng có trên bàn nhậu. Bên cạnh đó, việc uống nhiều rượu bia còn làm cho cơ thể bị mất nước, có hại cho sức khỏe.

Theo ước tính trung bình 1 chén rượu nhỏ khoảng 30-40 độ cơ thể sẽ đào thải ra khoảng 100-150ml nước. Vì vậy, sau mỗi lần uống rượu bia bạn cần phải bổ sung thêm nhiều nước để bù cho lượng nước đã mất trước đó.

Để tăng quá trình giải độc do rượu, bia ngoài việc uống nước chúng ta có thể ăn thêm các loại thực phẩm từ đỗ xanh, rau quả, củ cải trắng hoặc uống nước chanh,...

Có nhiều người nghĩ rằng, say rượu thì có làm sao đâu, chỉ cần mua thuốc giải rượu về uống là được. Tuy nhiên điều đó là sai lầm, hiện nay vẫn chưa có tài liệu nghiên cứu khoa học, y học nào chứng minh là có loại thuốc có tác dụng bảo vệ, phục hồi tổn thương gan hay triệt tiêu tác dụng của rượu trên hệ thần kinh trung ương để làm mất đi trạng thái say xỉn.

Như vậy, qua bài viết này, bạn đã hiểu được quá trình chuyển hóa của rượu khi đi vào cơ thể như thế nào và cũng biết được rằng rượu không hề có thuốc giải, có chăng chỉ là những tác động giúp quá trình chuyển hóa rượu chậm hơn giúp phục hồi ý thức nhanh hơn sau khi say. Chính vì vậy, bạn nên cân nhắc trước khi đi nhậu, không nên uống quá nhiều hoặc có uống thì cũng nên ăn thêm cùng với thức ăn để làm chậm quá trình hấp thu rượu vào dạ dày, ruột và hệ tiêu hóa. Chúc các bạn luôn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!

Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn tổng hợp