Thuốc Magnesium là gì?
Magnesium là một loại thuốc bổ sung magiê phổ biến và hay được sử dụng nhất. Một trong những lý do khiến loại thuốc này phổ biến rộng rãi đó là giá thành thấp. Megiê oxit – thành phần chính của loại thuốc này có thể sản xuất dễ dàng với chi phí thấp thông qua quá trình nung các khoáng chất tự nhiên.
Hơn nữa, công thức oxit magiê chứa khoảng 60% magiê nguyên tố - cao nhất trong số tất cả các loại bổ sung khoáng chất này. Tỷ lệ cao này có thể khiến mọi người nghĩ rằng loại bổ sung magiê bằng phương pháp này là tốt nhất.
Magiê oxit được hấp thụ và chuyển hóa không dễ dàng trong cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Magiê oxit chỉ có tỷ lệ hấp thụ 4%, tương đối kém so với bổ sung các loại magiê khác.
Công dụng của Magnesium ra sao?
Ngoài việc bổ sung magiê cho cơ thể, Magnesium còn có thể có những công dụng khác với cơ thể như:
- Cải thiện tình trạng táo bón: do có tỷ lệ hấp thụ thấp, Magnesium giúp nhuận tràng mạnh và có thể gây ra nhu động ruột.
- Giảm chứng trào ngược axit: Magnesium hoạt động như một thuốc kháng axit có thể giúp làm giảm chứng trào ngược axit trong cơ thể.
- Hỗ trợ tình trạng khó tiêu: tương tự như trào ngược axit, khó tiêu cũng là do axit dư thừa, có thể được trung hòa bởi magiê oxit.
Tuy nhiên, bạn cần xem xét về khả năng nhuận tràng của Magnesium nếu bạn dự định sử dụng loại thuốc này. Bởi lẽ, tác dụng này của Magnesium có thể khiến bạn phải đi vệ sinh nhiều hơn bình thường.
Tác dụng của Magnesium với cơ thể là bổ sung magie cần thiết
“Nếu chỉ đơn giản dùng Magnesium để tăng mức magiê trong cơ thể và không thực sự cần đến tác dụng bổ sung nào khác của Magnesium, thì có khả năng bạn sẽ gặp phải một số vấn đề nhỏ về đường ruột trước khi cơ thể bạn hấp thụ đủ lượng magiê” – chia sẻ từ thầy Nguyễn Thắng, giảng viên trường Cao đẳng Dược Sài Gòn
8 tác dụng phụ của Magnesium mà bạn có thể gặp phải
Các tác dụng phụ phổ biến nhất của việc bổ sung Magnesium là chuột rút bụng và tiêu chảy. Bạn có thể tránh hoặc giảm triệu chứng này bằng cách ăn một bữa ăn trước khi dùng Magnesium. Nếu những triệu chứng này trở nên khó chịu, thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức. Bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào khác.
8 tác dụng phụ bạn có thể gặp phải khi sử dụng Magnesium:
- Phát ban
- Ngứa
- Chóng mặt
- Buồn nôn
- Ngất
- Nôn
- Mệt mỏi bất thường
- Tâm trạng thất thường hoặc thay đổi tinh thần
Các tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải trong quá trình sử dụng Magnesium như mệt mỏi bất thường
Bạn cần xem xét tất cả các tác dụng phụ mà Magnesium có thể gây ra và so sánh lợi ích của việc sử dụng thuốc xem nó có thực sự vượt trội so với các tác dụng phụ gặp phải hay không.
6 lựa chọn thay thế giúp tăng mức magiê một cách tự nhiên
Ngoài sử dụng Magnesium, bạn có thể lựa chọn những cách khác để tăng mức magiê trong cơ thể mình một cách tự nhiên. Trong thực tế, bạn có thể tăng mức độ megiê của bạn thông qua chế độ ăn uống của bạn. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng việc bổ sung chế độ ăn uống không nên là lựa chọn đầu tiên của bạn khi cần cải thiện mức magiê của cơ thể. Có nhiều loại thực phẩm giàu magiê mà bạn có thể thêm vào bữa ăn của mình, bao gồm:
Rong biển khô - 100gram rong biển khô có chứa 770 miligam magiê.
Lá rau mùi khô - 100gram lá rau mùi khô cung cấp 694 miligam magiê.
Hạt điều – 100gram hạt điều rang khô chứa 77 miligam magiê.28
Hạt bí ngô - Bạn có thể nhận được 168 miligam magiê bằng cách tiêu thụ 100gram hạt bí ngô khô.
Hạnh nhân - 100gram hạnh nhân có thể cung cấp cho bạn 77 miligam magiê.30
Rau chân vịt- Một chén rau chân vịt có chứa 24 miligam magiê.
Bài viết đã cung cấp cho bạn về công dụng cũng như tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Magnesium để bổ sung magiê cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm phương pháp bổ sung magiê tự nhiên vào cơ thể.