Thuốc Olesom có tác dụng gì?
Thuốc Olesom giúp bạn điều trị các bệnh ho có đờm do co thắt phế quản. Olesom thường được sử dụng để điều trị:
- Viêm phế quản
- Tắc nghẽn phổi mãn tính
- Hen phế quản
- Khí phế thũng
- Khó khạc đờm
- Nút nhầy
Bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng Olesom cho một số trường hợp bệnh lý khác không được liệt kê trong nhãn thuốc. Những công dụng khác của thuốc Olesom đã được chứng minh và phê duyệt trong điều trị. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng Olesom cho bệnh khác nếu được chỉ định của bác sĩ.
Thuốc Olesom giúp bạn điều trị các bệnh ho có đờm do co thắt phế quản
Cách sử dụng thuốc Olesom ra sao?
Thuốc Olesom được sử dụng bằng cách uống trực tiếp. Bạn nên uống Olesom sau bữa ăn.
Liều lượng sử dụng Olesom như sau:
- Với người lớn: bạn nên dùng với liều lượng từ 5ml đến 10ml mỗi lần, ngày từ 3 đến 4 lần.
- Với trẻ em:
+ Trẻ từ 6 tuổi đến 12 tuổi: bạn nên cho trẻ dùng với liều lượng khoảng 5ml mỗi lần dùng, ngày uống 3 đến 4 lần
+ Với trẻ từ 2 tuổi đến 6 tuổi: bạn nên cho trẻ dùng với liều lượng từ 2,5ml đến 5ml mỗi lần, ngày uống 3 đến 4 lần.
Bạn nên sử dụng thuốc Olesom với liều lượng khuyến cáo như trên theo chỉ dẫn có trên nhãn thuốc hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Bạn không nên sử dụng nhiều Olesom nhiều hơn khuyến cáo. Sử dụng với liều lượng thấp hơn cũng không đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Nếu bạn thấy những triệu chứng đã giảm bớt hoặc chấm dứt, hãy tiếp tục sử dụng thuốc đủ thời gian quy định để phòng ngừa bệnh quay trở lại. Nếu bạn đã sử dụng đủ liều lượng và thời gian khuyến cáo nhưng các triệu chứng vẫn còn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng điều trị tốt hơn.
Nếu bạn lỡ quên một liều Olesom, hãy sử dụng thuốc ngay khi bạn nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian đó đã gần tới liều kế tiếp, hãy bỏ qua và sử dụng thuốc nhu bình thường. Bạn không nên dùng gấp đôi liều Olesom so với bình thường.
Bạn có thể gặp tác dụng phụ nào khi dùng Olesom?
Cũng như các loại thuốc khác, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ khi sử dụng Olesom. Một số triệu chứng không mong muốn mà bạn có thể gặp phải bao gồm:
- Hoa mắt, chóng mặt
- Tim đập nhanh
- Đánh trống ngực
- Cảm giác run ở đầu ngón tay
- Buồn nôn
- Buồn ngủ
Thuốc Olesom S có thể gây buồn ngủ do đó không vận hành máy móc hoặc lái xe khi sử dụng thuốc
Ở một số trường hợp hiếm khác, bạn có thể gặp các tác dụng phụ như:
- Co thắt phế quản
- Ho và khản tiếng
- Khô miệng
- Cảm giác khó chịu ở họng
- Nhức đầu
- Chuột rút
- Hạ huyết áp
- Phù nềm nổi đề đay
- Hạ kaki huyết
- Trụy mạch
- Dễ bị kích thích.
Tác dụng phụ hiếm khi xảy ra trên đường tiêu hóa, có thể kể tới là đầy bụng, đau vùng thượng vị. Một số tác dụng phụ khác như tăng nhịp tim, đánh trống ngực, chuột rút. Các phản ứng này thường thoáng qua và không cần điều trị.
Nếu gặp phải những tác dụng phụ trên trở nên tồi tệ hơn, hãy đến cơ sở y tế gần nhất nếu có bất kì triệu chứng nguy hiểm nào của dị ứng thuốc.
Ai không nên sử dụng thuốc Olesom?
Bạn không nên sử dụng thuốc Olesom trong điều trị nếu bạn:
- Dị ứng với một hoặc nhiều thành phần của thuốc
- Đang sử dụng thuốc ức chế enzyme monoamine oxidase hoặc thuốc ức chế beta.
- Mắc các bệnh như cường giáp, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh cơ tim tắc nghẽn hoặc có rối loạn hoàn động mạch vành.
- Bị bệnh tim nặng.
- Đang mang thai.
Thuốc Olesom không được dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.
Bạn cũng nên cân nhắc và trao đổi với bác sĩ nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc khác (bao gồm cả các loại thuốc chỉ định, thuốc không kê toa hay thảo dược hoặc thực phẩm chức năng). Nếu bạn có dị ứng, bạn cũng cần cho bác sĩ biết điều này.
Olesom S là thuốc được bào chế ở dạng lọ 100 ml bởi Công ty Gracure Pharmaceuticals Ltd – Ấn Độ. Thuốc được phân phối tại thị trường Việt Nam bởi Công ty TNHH An Phúc với giá là 65.000 đồng một lọ. Tuy nhiên, giá bán sẽ có sự chênh lệch tại một số địa điểm và nhà phân phối khác nhau.
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng những thông tin cung cấp bên trên không thể thay cho chỉ định của bác sĩ. Bạn luôn cần tham khảo ý kiến chuyên viên y tế trước khi sử dụng Olesom. Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng ( 20 – 25 độ C)tránh ánh sáng trực tiếp.
Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp