Thuốc acetylcysteine và công dụng
Tác dụng của thuốc acetylcysteine
Thuốc Acetylcystein được sử dụng như một loại thuốc giải độc cho những người bị ngộ độc paracetamol đồng thời cũng được sử dụng để điều trị tiết dịch đờm trong các tình trạng bệnh phối khác nhau như: khí phế thũng mãn tính, viêm phế quản, bệnh hen phế quản và viêm phổi. Thuốc acetylcystein thuộc nhóm thuốc long đờm hoạt động bằng cách làm loãng chất nhầy, làm cho chúng dễ dàng di chuyển qua phổi hơn.
Thuốc được bảo quản trong môi trường tránh ẩm, tránh ánh sáng, tốt nhất là để thuốc ở nhiệt phòng, tránh xa tầm tay của trẻ em và thú vật nuôi. Bạn nên lưu ý không được vứt thuốc bừa bãi ra ngoài môi trường, xuống ống nước và toilet trong nhà.
Thông thường, thuốc có hàm lượng acetylcystein 200mg/gói. Ngoài ra, acetylcysteine có những dạng và hàm lượng sau:
- Viên nang, thuốc uống: 100mg, 200mg
- Dạng bột, thuốc uống: 100mg, 200mg
- Dung dịch: 10% (100 mg/mL), 20% (200 mg/mL).
Cách sử dụng thuốc acetylcystein
- Bạn chỉ nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn được ghi trong nhãn thuốc hoặc hướng dẫn của bác sĩ.
- Không được sử dụng nhiều hơn, thường xuyên hơn so với hướng dẫn của bác sĩ vì có thể làm tăng nguy cơ gây ra tác dụng phụ.
- Sau khi sử dụng thuốc cố gắng ho ra dịch nhầy, nếu không được bạn cần phải hút ra. Việc làm này sẽ giúp ngăn nhiều dịch nhờn hình thành trong phổi.
Hãy sử dungj thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
Liều dùng của thuốc
Liều dùng thuốc acetylcysteine như sau:
- Làm mỏng hoặc tan dịch nhầy ở bệnh phổi: sử dụng 3-5 ml dung dịch 20% hoặc 6-10 ml dung dịch 10% dùng trong một bình xịt, dùng 3-4 lần/ngày. Các loại thuốc được hít vào phổi thông qua một mặt nạ, ống ngậm hoặc nhờ việc phẫu thuật mở khí quản.
- Các dung dịch 10 - 20% được hít vào trông giống như một màn sương dày, đôi khi chúng sẽ được đặt trực tiếp vào khí quản hoặc thông qua một ống thông vào khí quản tùy theo điều kiện nhất định.
- Bên cạnh đó, thuốc còn được sử dụng trong các xét nghiệm chẩn đoán các bệnh về phổi: sử dụng 1-2ml dung dịch 20% hoặc 2-4ml dung dịch 10% được hít vào hoặc đặt trực tiếp vào khí quản 2-3 lần trước khi xét nghiệm.
Tác dụng phụ thường gặp của thuốc
Thuốc acetylcysteine có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:
- Viêm miệng, buồn nôn, sốt;
- Chảy nước mũi, buồn ngủ, lạnh run;
- Tức ngực và co thắt phế quản;
- Trên lâm sàng thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như co thắt phế quản xảy ra không thường xuyên, không lường trước được.
- Một số trường hợp kích ứng khí quản và phế quản đã được ghi lại và có hiện tượng ho ra máu.
Những cảnh báo thận trọng
- Không sử dụng cho những người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Hiện tại vẫn chưa có các nghiên cứu đầy đủ, chính xác để xác định rủi ro khi sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai, cho con bú vì vậy bạn cần phải thông báo cho bác sĩ về trường hợp này để các bác sĩ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
- Thuốc có khả năng làm thay đổi hoạt động của các thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của tác dụng phụ vì vậy hãy liệt kê các loại thuốc đang uống cho bác sĩ xem kể cả thuốc được kê toa, không được kê toa, thuốc bổ và thực phẩm chức năng.
- Bạn nên thận trọng khi sử dụng thuốc acetycysteine cùng với Carbamazepine;
Nitroglycerin. - Một số thuốc không được sử dụng cùng với những loại thức ăn, rượu, bia, thuốc lá nhất định vì có thể gây tương tác phản ứng phụ vì vậy hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia sức khỏe để có chế độ ăn uống hợp l.
- Hãy thận trọng nếu sử dụng thuốc cho những người đang bị bệnh hen suyễn, giảm khả năng ho.
- Trường hợp quá liều nên đến bệnh viện địa phương gần nhất để kiểm tra
- Trường hợp quên uống thuốc hãy uống trong thời gian sớm nhất có thể, tránh uống gấp đôi liều.
Trên đây là những thông tin hữu ích về liều dùng, cách sử dụng và các thông tin liên quan khác về thuốc acetylcysteine đã được Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn tổng hợp cung cấp. Hi vọng qua bài viết bạn đã nắm được những kiến thức cơ bản về thuốc.