Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Thuốc cefixin có công dụng chữa bệnh như thế nào?

Cập nhật: 24/11/2020 15:25 | Thu Hương

Thuốc cefixin có những công dụng gì? Cách sử dụng và liều dùng chính xác. Có những lưu ý nào trong quá trình dùng thuốc?... Bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích.    

Thuốc cefixin có công dụng chữa bệnh như thế nào?

Thuốc cefixin

Thuốc cefixin có tác dụng gì?

Thuốc cefixin là một trong những thuốc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Thuốc là một kháng sinh thuộc nhóm cephelosporin được hoạt động băng cách ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Thuốc này có tác dụng điều trị được nhiều loại bệnh nhiễm khuẩn khác nhau và không có tác dụng trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi rút như cảm, cúm thông thường.

Cefixime có những dạng và hàm lượng sau: 

  • Hỗn dịch, thuốc uống: 100mg/5 ml, 200mg/5 ml, 500mg/5 ml;
  • Viên nén, thuốc uống: 200mg, 400mg;
  • Viên nang, thuốc uống: 200mg, 400mg;
  • Viên nhai, thuốc uống: 100mg, 150mg, 250mg.

Ngoài ra thuốc sẽ còn được bác sĩ chỉ định dùng trong các trường hợp khác mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu  người bệnh thắc  mắc hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để nắm được các thông tin chi tiết.

Cách dùng thuốc cefixin

  • Trước khi sử dụng thuốc cần quan sát bằng mắt thường xem sản phẩm có các hạt hoặc bị đổi màu thì nên bỏ đi và không sử dụng vì chất lượng thuốc sẽ không được đảm bảo.

  • Dựa vào chỉ dẫn của bác sĩ điều trị mà bạn sẽ có thời gian uống thuốc khác nhau, bạn có thể uống trước hoặc sau ăn. Thông thường thuốc được bác sĩ chỉ định uống 1 lần/ ngày. Liều dùng ở trẻ em cũng thường được chỉ định là 2 lần /ngày, uống cách liều khoảng 12 tiếng. Đối với những bạn uống thuốc viên lưu ý nên nhai kỹ trước khi nuốt.

  • Liều dùng thuốc sẽ được bác sĩ chuyên khoa căn cứ vào tình trạng sức khỏe, khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh nên cần tuân thủ theo đúng liều lượng đã được hướng dẫn điều trị nhằm đạt hiệu quả cao nhất sau điều trị.

  • Dựa vào tình trạng sức khỏe hiện tại, tình trạng bệnh, và khả nang đáp ứng điều trị của bản thân bệnh nhân mà bạn sẽ được kê toa với liều lượng thuốc phù hợp. Riêng với trẻ em, bạn sẽ được đo liều dùng theo cân nặng.

  • Bạn nên sử dụng thuốc vào cùng thời gian mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. Bạn nên sử dụng hết liều lượng được chỉ định ngay cả khi các triệu chứng bệnh đã hết.

  • Người dùng nên thông báo cho bác sĩ biết nếu tình trạng bệnh của bạn không được cải thiện trong quá trình dùng thuốc.

Liều dùng

Liều sử dụng cho người lớn

  • Với những người bị nhiễm trùng đường tiết niệu: với những nhiễm trùng không biến chứng, bạn nên uống 400mg, 1 lần / ngày hoặc uống 200mg sau mỗi 12 tiếng.
  • Liều dùng thông thường cho người lớn bị mắc bệnh viêm tai giữa: sử dụng hỗn dịch thuốc uống, viên nhai, uống 400mg 1 lần/ ngày hoặc uống 200mg sau mỗi 12 tiếng.
  • Liều dùng thông thường cho người lớn bị viêm amidan/ viêm họng: uống 400mg 1 lần/1 ngày hoặc uống 200mg, mỗi liều cách nhau 12 tiếng.
  • Với bệnh nhân bị viêm phế quản: nếu trong đợt bùng phát cơn viêm phế quản cấp, uống 400mg 1 lần/ ngày hoặc uống 200mg, mỗi liều cách nhau 12 tiếng.
  • Với bệnh nhân bị nhiễm khuẩn lậu – không biến chứng uống 400mg/ngày.

Liều dùng dành cho trẻ em

  • Liều dùng cho trẻ bị viêm tai giữa sử dụng hỗn hợp dịch thuốc uống, thuốc viên nhai:

+ Trẻ từ 6 tháng-12 tuổi nặng =<45 kg uống 8mg/kg/1 lần/ngày hoặc uống 4mg/kg, mỗi liều cách nhau 12 tiếng.

+ Trẻ em có cân nặng >45kg hoặc hơn 12 tuổi, uống 400mg 1 lần/ngày hoặc uống 200mg, các liều cách nhau 12 tiếng.

  • Liều dùng cho trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng/viêm amidan/viêm họng/bùng phát viêm phế quản cấp:

+ Với trẻ từ 6 tháng -12 tuổi,<45kg cho uống 8mg/kg/ngày hoặc uống 4mg/kg, mỗi liều cách nhau 12 tiếng đồng hồ.

+ Trẻ nặng >45kg hoặc trên 12 tuổi cho uống 400mg 1 lần/ngày, hoặc uống 200mg sau mỗi 12 tiếng.

Tác dụng phụ

Thuốc có thể gây ra những hiện tượng, triệu chứng như sau:

  • Bạn có thể bị tiêu chảy nước hoặc ra máu;
  • Bị sốt, đau họng, đau khớp kèm theo đó là những triệu chứng khác như: rộp da, lột da, phát ban đỏ ở da;
  • Cơ thể có cảm giác tê cóng hoặc ngứa ran;
  • Có cảm giác ấm người, mẫn đỏ, ngứa ran ở dưới da;
  • Bị sưng phù ở bàn tay, chân;
  • Tim đập nhanh, mạnh;
  • Bị đau ngực và hụt hơi;
  • Có hiện tượng buồn nôn, đau bụng, táo bón, chán ăn;
  • Người bệnh thường hay buồn ngủ, lo lắng, đau đầu;
  • Có hiện tượng đi tiểu nhiều hơn vào ban đêm;
  • Bị ho, đau họng, sổ mũi;
  • Có hiện tượng ngứa hoặc tiết dịch ở âm đạo.

Người bệnh cần ngay lập tức đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để được xử lý kịp thời nếu nhận thấy có các triệu chứng như phát ban, khó thở, sưng môi, lưỡi, họng...

Tuy nhiên danh mục về tác dụng phụ ở trên chưa phải đầy đủ nên người bệnh cần chú ý theo dõi sức khỏe cơ thể, nếu nhận thấy có các triệu chứng bất thường hãy thông báo với bác sĩ để nhận được hướng dẫn phù hợp hoặc thay đổi liệu pháp điều trị trong trường hợp cần thiết.

thuốc cefixin

Hãy sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ

Những điều cần chú ý trước và trong khi sử dụng thuốc Cefirin

  • Bạn nên báo với bác sĩ những loại thuốc bạn đang sử dụng để tránh trường hợp các loại thuốc bạn đang uống có thành phần tương tác xấu với thành phần của thuốc Cefirin làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ thì hãy tìm hiểu kỹ các thông tin về thuốc để tránh các ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và trẻ nhỏ.
  • Nếu bạn thường xuyên sử dụng rượu, bia, thuốc lá cũng phải tham khảo qua ý kiến của bác sĩ rồi mới được sử dụng thuốc.
  • Khi sử dụng thuốc quá liều có những biểu hiện bất thường, khó chịu trong cơ thể phải tạm ngưng sử dụng thuốc và tới bệnh viện để kiếm tra và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiếp tục uống thuốc.
  • Đọc kỹ thông tin về hướng dẫn bảo quản thuốc để những lần sử dụng sau vẫn giữ nguyên hiệu quả hoạt động của thuốc. Bảo quản thuốc Cefirin ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Bạn không bảo quản thuốc trong phòng tắm hay trong ngăn đá.
  • Thuốc chống chỉ định dùng trong các trường hợp người dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Nếu bạn quên liều thuốc, bạn nên uống trong thời gian sớm nhất có thể, hoặc nếu đã sắp tới giờ uống liều thuốc thứ 2 thì bạn không nên uống nữa và tiếp tục uống liều tiếp theo đúng giờ.

Trên đây là đầy đủ thông tin về thuốc Cefirin để các bạn tham khảo được tổng hợp bởi Cao đẳng Dược TPHCM. Khi bị bệnh, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc mà phải đến bệnh viện kiểm tra và sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ.