Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Thuốc Arpizol: Tác dụng, cách sử dụng, tác dụng phụ và những lưu ý khi sử dụng

Cập nhật: 26/02/2021 10:38 | Trần Thị Mai

Thuốc Arpizol sử dụng như thế nào? Tác dụng phụ có thể gặp phải là gì? Những lưu ý nào trong quá trình sử dụng thuốc?... Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ kiến thức y khoa về thuốc Arpizol.    

Thuốc Arpizol: Tác dụng, cách sử dụng, tác dụng phụ và những lưu ý khi sử dụng

Tác dụng của thuốc Arpizol

Thuốc Arpizol thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa nên thường được chỉ định sử dụng trong các trường hợp loét dạ dày tiến triển, viêm thực quản do mắc hội chứng Zollinger-Ellison hoặc hồi lưu dạ dày thực quản. 

Bên cạnh đó Arpizol cũng có thể kết hợp với thuốc kháng sinh để nhằm tiêu diệt được vi khuẩn H.pylori đã gây nhiễm trùng dạ dày.

Ngoài ra thuốc còn có tác dụng trong điều trị một số các trường hợp bệnh lý khác mà chưa liệt kê ở trên. Bạn đọc có thắc mắc để được giải đáp chi tiết hơn.

Liều dùng và cách sử dụng thuốc

Hướng dẫn sử dụng

Thuốc Arpizol dạng viên nén nên người bệnh sẽ sử dụng theo đường uống sau khi ăn.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trong tờ hướng dẫn bảo quản. Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều dùng theo sở thích cá nhân.

Liều dùng dành cho người lớn

  • Dùng trong điều trị cho người bị viêm loét tá tràng

Sử dụng với liều lượng 20mg/ ngày. Điều trị trong khoảng từ 2 – 4 tuần.

  • Dùng trong điều trị cho người bị hội chứng Zollinger Ellison

Sử dụng liều ban đầu với liều 60mg/ lần/ ngày.

Sử dụng trên 80mg/ ngày, chia đều thành 2 lần uống/ ngày.

  • Dùng trong điều trị cho người bị viêm thực quản do hồi lưu dạ dày thực quản

Sử dụng 20mg/ngày. Điều trị trong khoảng 4 tuần.

Tuy nhiên cần phụ thuộc vào kết quả nội soi mà sẽ có thời gian điều trị khác nhau, có thể điều trị liều thứ 2 trong trường hợp cần thiết.

Liều dùng dành cho trẻ em

Hiện tại chưa có công bố liều dùng an toàn dành cho trẻ em nên các bậc phụ huynh tuyệt đối không được tự ý sử dụng cho trẻ khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ của thuốc

Trong quá trình sử dụng thuốc Arpizol người bệnh có thể gây ra nhức đầu, buồn ngủ, buồn nôn, đau bụng, táo bón, chóng mặt…

Bên cạnh đó cũng sẽ gây ra một số tác dụng phụ ít gặp hơn như rối loạn giấc ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, nổi mề đay, tăng tạm thời transaminase…

Ngay khi cơ thể người bệnh có một triệu chứng hiếm gặp những đổ mồ hôi, phù ngoại biên, quá mẫn như phù mạch, sốt, phản vệ, giảm tiểu cầu, giảm toàn bộ các tế bào máu, ngoại biên, lú lẫn có hồi phục, trầm cảm, ảo giác ở người bệnh cao tuổi, rối loạn thính giác, vú to ở đàn ông, mắc viêm dạ dày, nhiễm nấm Candida, viêm gan vàng da… thì cần thông báo ngay cho các bác sĩ chuyên khoa để được xử lý nhanh chóng.

Danh mục về tác dụng phụ ở trên chưa được liệt kê đầy đủ, nếu người bệnh có thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp bác sĩ để được giải đáp chi tiết hơn.

Cơ địa của mỗi người bệnh khác nhau nên các triệu chứng sẽ không giống nhau, vì vậy người bệnh cần chú ý theo dõi sức khỏe và phát hiện sớm dấu hiệu bất thường để xử lý nhanh chóng.

thuoc-alizapride
Người dùng có thể gặp phải tác dụng phụ rối loạn giấc ngủ trong quá trình sử dụng thuốc Alizapride

Tương tác thuốc

Để hạn chế tối đa tình trạng tương tác thuốc xảy ra, giảng viên ngành Dược trường Cao đẳng Y Dược chia sẻ người bệnh nên thông báo cho bác sĩ biết danh sách những thuốc đang dùng bao gồm thuốc được kê toa, không được kê toa, thực phẩm chức năng, thảo dược để đảm bảo liều dùng phù hợp mà không gây ra ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc hay gia tăng tác dụng phụ cho sức khỏe người bệnh.

Một số loại thuốc có thể tương tác với thuốc Arpizol như diazepam, phenytoin, warfarin. Tốt nhất bạn nên uống những loại thuốc có tác dụng cục bộ dạ dày ruột trước 2 giờ khi có nhu cầu sử dụng thuốc Arpizol.

Thực phẩm, rượu, thuốc lá mà người bệnh sử dụng hàng ngày sẽ có thể tương tác với một vài loại thuốc nhất định. Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về chế độ dinh dưỡng để hạn chế tối đa tương tác thuốc xảy ra.

Ngoài ra tình trạng sức khỏe cũng sẽ gây ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc Arpizol  của người bệnh. Nếu bản thân bạn đang mắc bất cứ vấn đề nào về sức khỏe hãy thông báo cho bác sĩ biết để thay đổi phương pháp điều trị cho phù hợp.

Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc

Trong quá trình sử dụng thuốc Arpizol người bệnh có các triệu chứng bất thường như trọng lượng cơ thể giảm nhanh chóng, thường xuyên nôn mửa trong một thời gian dài hoặc đang có nghi ngờ bị loét dạ dày cần loại trừ khả năng bị u ác tính và việc điều trị bằng thuốc này có thể làm giảm nhẹ đi triệu chứng và chẩn đoán không chính xác.

Hết sức thận trọng và cần giám sát chặt chẽ trong quá trình sử dụng Arpizol trong điều trị cho người cao tuổi và trẻ em dưới 1 tuổi vì độ nhạy cảm với thuốc ở đối tượng này có thể lớn hơn những đối tượng khác.

Trong trường hợp cần tiêm thuốc vào tĩnh mạch cho những người bệnh nặng và có nhiều ổ loét thì cần tiêm tĩnh mạch chậm trong thời gian 3 phút với tốc độ tối đa là 4ml/ phút để phòng ngừa chảy máu ổ loét do stress.

Phụ nữ mang thai không nên sử dụng thuốc Arpizol trong 3 tháng đầu của thai kỳ để tránh những tác hại gây ảnh hưởng đến thai nhi. Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ hãy tìm hiểu lợi ích, nguy hại trước khi sử dụng Arpizol để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

Tác dụng phụ của thuốc Arpizol có thể khiến cho người bệnh cảm bị chóng mặt, rối loạn thị giác vì vậy những người thường xuyên lái xe hoặc vận hành máy móc cần chú ý thời gian sử dụng.

Thuốc Arpizol chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp người mẫn cảm hoặc dị ứng với những thành phần của thuốc.

Tuy nhiên mỗi loại thuốc sẽ có phương pháp bảo quản khác nhau cho những lần sử dụng sau đó, người dùng hãy đọc kỹ hướng dẫn in trên nhãn dán của bao bì. Chú ý giữ thuốc tránh xa  tầm tay trẻ em và vật nuôi trong nhà.

Hy vọng những thông tin về thuốc Arpizol ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ và điều trị tốt nhất.