Thuốc loperamide
Tác dụng của thuốc loperamide
Thuốc loperamide được sử dụng để điều trị tiêu chảy đột ngột. Thuốc hoạt động bằng cách làm giảm nhu động ruột, giảm số lần đi tiêu và làm cho phân ít nước đồng thời cũng được sử dụng để làm giảm lượng bài tiết ở những bệnh nhân đã trải qua thủ thuật mở thông ruột hồi và điều trị tiêu chảy đang diễn ra ở những người bị viêm ruột.
Loperamide chỉ điều trị các triệu chứng chứ không điều trị nguyên nhân gây ra tiêu chảy. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để có những phương án điều trị triệu chứng khác và nguyên nhân gây ra tiêu chảy. Bạn nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng, tránh ẩm
Thuốc loperamide có dạng và hàm lượng là: viên nén, uống: 2mg.
Cách sử dụng thuốc loperamide
- Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng được ghi ở nhãn thuốc hoặc làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ nếu có bất kỳ thắc mắc nào.
- Bạn có thể sử dụng thuốc loperamide sau mỗi lần đi phân lỏng hoặc dựa vào khả năng đáp ứng điều trị hoặc tình trạng sức khỏe. Thông thường ở người lớn không nên sử dụng nhiều hơn 8mg trong 24 giờ nếu tự điều trị hoặc không quá 16 mg nếu theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Nếu bạn đang dùng viên nén có thể nhai, hãy uống thuốc này khi bụng rỗng. Bạn nên nhai kỹ các dạng viên nén nhai trước khi nuốt.
- Nếu đang sử dụng viên nén hòa tan nhanh hãy lau khô tay trước khi mở gói vỉ để lấy viên thuốc một cách cẩn thận. Đừng đẩy viên nén xuyên qua gói vỉ và nên đặt viên nén trên lưỡi, để nó hòa tan hoàn toàn, sau đó nuốt cùng nước bọt. Đừng nghiền, chia nhỏ hoặc làm vỡ viên thuốc trước khi dùng, chỉ được phép lấy viên nén ra khỏi vỉ thuốc ngay trước khi sử dụng. Bạn không cần phải uống thuốc này với nước.
- Bạn nên uống nhiều chất lỏng và chất khoáng đặc biệt là nước điện giải vì tiêu chảy có thể gây mất nước nghiêm trọng trong cơ thể. Hãy thông báo ngay lập tức cho bác sĩ nếu bạn có các dấu hiệu mất nước. Một trong số đó có thể đến là khát nước cực độ, giảm đi tiểu, đau cơ, suy nhược, ngất xỉu....
- Bạn cũng có thể đổi sang chế độ ăn nhạt trong thời gian điều trị bệnh tiêu chảy để làm giảm kích ứng dạ dày hoặc ruột. Bên cạnh đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.
- Bạn nên thông báo cho bác sĩ biết nếu tình trạng tiêu chảy không được cải thiện sau 2 ngày, trở nên xấu hơn hoặc có thêm các triệu chứng mới.
- Nếu trong quá trình điều trị vẫn tiếp tục có máu trong phân, bị sốt, dạ dày, bụng cảm thấy đầy hơi, sưng một cách khó chịu, tình trạng sức khoẻ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn bạn nên tìm kiếm hỗ trợ y tế ngay lập tức.
- Nếu đang uống thuốc này theo chỉ đạo của bác sĩ để điều trị tiêu chảy liên tục, thông báo cho bác sĩ nếu tiêu chảy vẫn tiếp tục sau 10 ngày điều trị.
- Không nên sử dụng cho trẻ sơ sinh dưới 24 tháng tuổi hoặc trẻ em dưới 6 tuổi, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
Thuốc Loperamide dạng viên nén
Liều dùng thuốc Loperamide
Liều dùng thuốc loperamide cho người lớn
- Liều dùng cho người lớn mắc bệnh tiêu chảy cấp tính:
- Dạng viên nén, viên nang và dạng lỏng: Liều khởi đầu: dùng 4mg uống sau lần đi phân lỏng đầu tiên. Tiếp theo uống liều duy trì: dùng 2 mg uống sau mỗi lần đi phân lỏng, không vượt quá 16 mg trong vòng 24 giờ. Tình trạng lâm sàng thường được quan sát cải thiện trong vòng 48 giờ.
- Dạng viên nén nhai: Liều khởi đầu: dùng 4mg sau lần đi phân lỏng đầu tiên; liều duy trì: dùng 2 mg sau mỗi lần đi phân lỏng, nhưng không quá 8 mg trong vòng 24 giờ.
- Liều dùng cho người lớn mắc bệnh tiêu chảy mãn tính:
- Dạng viên nén, viên nang và dạng lỏng: Liều khởi đầu: dùng 4 mg uống một lần kèm theo 2 mg sau mỗi lần đi phân lỏng, không dùng vượt quá 16 mg trong vòng 24 giờ. Liều duy trì: trung bình mỗi ngày là 4-8 mg. Tình trạng lâm sàng thường được quan sát cải thiện trong vòng 10 ngày. Nếu liều tối đa 16 mg trong 10 ngày không cải thiện lâm sàng, các triệu chứng sẽ không đảm bảo được kiểm soát nếu uống thêm.
Liều dùng thuốc Loperamide cho trẻ em
Liều dùng cho trẻ em mắc bệnh tiêu chảy cấp tính:
- Trẻ 2-6 tuổi (13-20kg): Nhóm tuổi này chỉ được sử dụng thuốc dạng lỏng. Liều khởi đầu: dùng 1 mg uống 3 lần/ngày trong ngày đầu tiên. liều duy trì: dùng 0,1 mg/kg/liều sau mỗi lần đi phân lỏng, nhưng không vượt quá liều đầu tiên.
- Trẻ 6-8 tuổi (20-30kg): Dạng viên nén, viên nang và dạng lỏng: Liều khởi đầu: dùng 2 mg uống 2 lần/ngày trong ngày đầu tiên; Liều duy trì: dùng 0,1 mg/kg/liều sau mỗi lần đi phân lỏng, nhưng không vượt quá liều đầu tiên. Dạng viên nén nhai: Liều khởi đầu: dùng 2 mg uống sau lần đi phân lỏng đầu tiên; Liều duy trì: dùng 1 mg uống sau mỗi lần đi phân lỏng tiếp theo, nhưng không vượt quá 4mg trong 24 giờ.
- Trẻ 8-12 tuổi (nặng hơn 30kg): Dạng viên nén, viên nang, và dạng lỏng: Liều khởi đầu: dùng 2 mg uống 3 lần/ngày trong ngày đầu tiên; Liều duy trì: dùng 0,1 mg/kg/liều sau mỗi lần đi phân lỏng, nhưng không vượt quá liều đầu tiên. Dạng viên nén nhai: Liều ban đầu: dùng 2 mg, uống sau lần đi phân lỏng đầu tiên; Liều duy trì: dùng 1 mg uống sau mỗi lần đi phân lỏng tiếp theo, nhưng không vượt quá 6 mg trong 24 giờ.
- Trẻ 12-18 tuổi: Dạng viên nén, viên nén nhai, viên nang và dạng lỏng: Liều khởi đầu: dùng 4mg sau lần đi phân lỏng đầu tiên; Liều duy trì: dùng 2 mg sau mỗi lần đi phân lỏng tiếp theo, nhưng không quá vượt 8 mg trong 24 giờ.
- Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh tiêu chảy mãn tính dưới 2 năm: Liều thuốc để điều trị tiêu chảy mãn tính chưa được xác định cho các bệnh nhân này.
Tác dụng phụ của thuốc
Hãy đến bệnh viện ngay nếu bạn có bất cứ dấu hiệu của phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.
- Sau khi uống thuốc bạn có thể bị đau bụng hoặc đầy hơi;
- Bệnh tiêu chảy vẫn sẽ diễn ra hoặc xấu đi sau khi uống thuốc;
- Bạn có biểu hiện tiêu chảy ra nước hoặc có máu;
- Có biểu hiện phản ứng da nghiêm trọng – sốt, đau họng, sưng mặt hoặc lưỡi, nóng trong mắt, đau da, kèm theo phát ban da đỏ hoặc tím, lan rộng, phồng rộp và tróc da.
- Cảm thấy chóng mặt, buồn ngủ, cảm giác mệt mỏi;
- Đau bụng nhẹ, phát ban da hoặc ngứa nhẹ.
Dù là xảy ra tác dụng phụ nặng hay nhẹ, người bệnh cũng nên thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được thay đổi liều dùng cho phù hợp hạn chế biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Như vậy, qua bài viết này bạn đã biết được những kiến thức bổ ích về thuốc Loperamide được sử dụng để điều trị bệnh tiêu chảy. Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn sẽ tiếp tục cập nhật thêm các thông tin mới về thuốc cũng như kiến thức về sức khỏe và giáo dục để các bạn tham khảo.