Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Cách sử dụng thuốc Asparaginase ra sao để đạt hiệu quả cao?

Cập nhật: 19/11/2021 12:05 | Trần Thị Mai

Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn các thông tin về thuốc Asparaginase dưới bài viết để hiểu rõ hơn tác dụng, cách dùng, liều lượng sử dụng, tác dụng phụ xảy ra, những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc... Theo dõi bài viết chi tiết để có thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích.       

Cách sử dụng thuốc Asparaginase ra sao để đạt hiệu quả cao?

Thuốc Asparaginase hoạt động bằng cách khiến cho các tế bào khối u không thể hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết và từ đó làm chậm đi sự tăng trưởng tế bào khối u do đó thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh bạch cầu lympho cấp tính.

Có thể dùng thuốc Asparaginase điều trị đơn liều hoặc kết hợp với các loại thuốc chống ung thư khác.

Ngoài ra thì thuốc còn được dùng điều trị trong nhiều trường hợp bệnh lý khác mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu có thắc mắc người bệnh nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có thêm nhiều thông tin giải đáp.

Liều dùng và cách sử dụng thuốc

Hướng dẫn sử dụng thuốc

Thuốc Asparaginase dạng dung dịch  nên sẽ được tiêm vào bắp thịt hoặc dưới da, tiêm vào tĩnh mạch người bệnh để đạt hiệu quả trong điều trị bệnh.

Để tiêm đúng liều lượng và đạt hiệu quả cao trong điều trị thì việc tiêm nên được thực hiện bởi một chuyên gia y tế tại phòng khám, bệnh viện.

Liều dùng sẽ được bác sĩ chỉ định dùng theo thể trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh. Do đó mà cần được tuân thủ theo đúng liệu trình điều trị được hướng dẫn.

Theo dõi cơ thể sau khi tiêm thuốc và thông báo với bác sĩ ngay khi có các triệu chứng xấu đi để thay đổi liệu trình điều trị cho phù hợp hơn.

Liều dùng dành cho người lớn

Liều lượng khuyến cáo của thuốc là sử dụng 6000 đơn vị quốc tế/ m2 tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 3 lần/ tuần.

Liều dùng dành cho trẻ em

Hiện với độ tuổi trẻ em nhà sản xuất chưa công bố liều dùng an toàn và hiệu quả. Nên tuyệt đối các bậc cha mẹ không được tự ý dùng cho trẻ khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, dược sĩ.

Để không gây ra các ảnh hưởng đến trẻ nhỏ thì nên đưa con đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh trẻ.

Tác dụng phụ của  thuốc

Gọi cấp cứu ngay nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu của phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng, nhịp tim đập nhanh, đau dữ dội ở bụng trên, cơn đau lan dần sang lưng, nhịp tim đập nhanh…

Ngoài ra còn có một số các tác dụng phụ khác như:

  • Dễ xuất hiện các vết bầm tím trên bề mặt da, chảy máu bất thường.  
  • Người bệnh nhận thấy cơ thể có các triệu chứng sốt kèm theo ớn lạnh, có các triệu chứng cảm cúm.
  • Thị giác bị ảnh hưởng.
  • Đau đầu đột ngột. 
  • Đau lưng và nhiều vị trí khác trên cơ thể.
  • Khả năng giữ thăng bằng bị mất kiểm soát.
  • Cảm thấy rất khát nước.
  • Kích động, ảo giác, co giật;
  • Tần suất đi tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường, hoặc không đi tiểu được.
  • Bề mặt da bị ngứa với mức độ nhẹ.
  • Thường xuyên buồn ngủ.
  • Mắt cá chân hoặc bàn chân bị đau hoặc sưng.
  • Rối loạn tiêu hóa như: buồn nôn, nôn, chán ăn, giảm cân;
  • Đau bụng dữ dội.
  • Thị lực bị ảnh hưởng nhìn rất mờ.
  • Cơ thể mệt mỏi và tâm trạng bị thay đổi, khó kiểm soát.

Bất cứ loại thuốc nào nếu sử dụng sai cách hoặc quá lạm dụng cũng đều có thể gây ra các tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.  Nên tốt nhất khi nhận thấy các triệu chứng nguy hiểm dưới đây thì ngay lập tức cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được xử lý kịp thời.

Asparaginase
Việc dùng thuốc Asparaginase nên được các nhân viên y tế thực hiên

Tương tác thuốc

Theo các giảng viên của trường chia sẻ người bệnh nên thông báo cho bác sĩ, dược sĩ biết các loại thuốc đang sử dụng bao gồm cả thuốc được kê đơn, không được kê đơn, thực phẩm chức năng… để hạn chế quá trình tương tác thuốc xảy ra, cụ thể một số loại thuốc như:

Asparaginase có thể tương tác với:

  • Vắc xin virus Rubella, virus sống;
  • Vắc xin bệnh đậu mùa;
  • Vắc xin Rotavirus, virus sống;
  • Vắc xin Bacillus Calmette và Guerin, virus sống;
  • Vắc xin Virus cúm, virus sống;
  • Vắc xin Adenovirus Loại 7, virus sống;
  • Vắc xin Virus sởi, virus sống;
  • Methotrexate;
  • Vắc xin virus Quai bị, virus sống;
  • Vắc xin Adenovirus Loại 4, virus sống;
  • Prednisolone;
  • Sốt vàng da.
  • Prednisone;
  • Vắc-xin thương hàn;
  • Vắc xin thủy đậu;
  • Vincristine;
  • Vincristin sulfat liposome;

Ngoài ra thì tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào như:

  • Người bệnh mắc các vấn đề về chảy máu hoặc rối loạn đông máu.
  • Có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.
  • Thường xuyên có triệu chứng tăng đường huyết.
  • Mắc bệnh gan.
  • Có vấn đề hoặc tiền sử vấn đề về máu đông máu do asparaginase;

Trên đây là các thông tin tham khảo về thuốc Acenocumarol hy vọng từ những chia sẻ đó bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Nếu còn có thắc mắc về thuốc hãy hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp vì những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo.