Thuốc Ciprofloxacin là thuốc gì?
Thuốc Ciprofloxacin là thuốc kháng sinh bán tổng hợp, có phổ kháng khuẩn rộng, thuộc nhóm quiolon hay còn gọi là các chất ức chế DNA girase. Thuốc có thể ngăn cản sự sao chép chromosom khiến cho vi khuẩn không sản sinh nhanh chóng được. Thuốc có tác dụng tốt với các vi khuẩn kháng lại kháng sinh thuộc các nhóm khác như: aminoglycosid, cephalosporin, tetracyclin, penicilin,… và là một trong những thuốc có tác dụng mạnh nhất trong nhóm fluoroquinolon.
Đây là loại thuốc chuyên dùng để đặc trị những bệnh nhiễm trùng, có thể kháng lại những loại vi khuẩn nhiễm trùng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Thuốc được sử dụng rộng rãi và hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh tật.
Thuốc ciprofloxacin
Tác dụng của thuốc
Thuốc Ciprofloxicin có tác dụng điều trị nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn và chỉ dùng để điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, không có tác dụng trong việc điều trị nhiễm virus. Tại Việt Nam, hiện nay có nhiều sản phẩm có thành phần hoạt chất là cipofloxicin: Ciprofloxacin 0,3%, Ciprofloxacin 500mg, Ciprofloxacin 250mg. Thuốc dùng để điều trị nhỏ tai hoặc mắt cho các trường hợp:
- Mắt bị các bệnh: Viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm kết mạc bờ mi, viêm tuyến mi (Meibomius) cấp loét giác mạc, viêm bờ mi, và viêm túi lệ gây bởi những chủng vi khuẩn nhạy cảm với ciprofloxacin. Bên cạnh đó thuốc còn được dùng để phòng ngừa nhiễm khuẩn mắt sau khi ghép giác mạc, kết mạc, mổ mắt, phòng ngữa các bệnh nhiễm khuẩn liên quan đến Neisseria gonorrhoeae hoặc Chlamydia trachomatis.
- Thuốc có tác dụng trong việc điều trị bệnh viêm tai ngoài, viêm tai giữa, viêm tai có mủ mãn tính, phòng ngừa phẫu thuật xương chùm và sau phẫu thuật.
Ngoài ra thuốc Ciprofloxacin còn được chỉ định trong việc điều trị những bệnh như sau:
- Nhiễm trùng đường hô hấp
- Nhiễm khuẩn da và mô mềm
- Nhiễm khuẩn ở xương và khớp
- Các bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu
- Nhiễm trùng đường tiêu hóa
- Bệnh lậu.
Thuốc chống chỉ định trong những trường hợp:
- Không dùng cho những người có tiền sử quá mẫn với ciprofloxacin và các thuốc liên quan như acid nalidixic và các quinolon khác.
- Không dùng cho người mang thai và thời kỳ cho con bú, trừ khi buộc phải dùng.
- Ciprofloxacin dùng một cách thận trọng ở người lớn tuổi.
- Trong những trường hợp người bệnh bị tổn thương thần kinh trung ương khác như: co giật, giảm lưu lượng tuần hoàn máu, thay đổi cấu trúc não, đột quỵ thì chỉ sử dụng khi thấy tác dụng ích lợi của việc điều trị.
Cách sử dụng thuốc
Trước khi uống bất kỳ một loại thuốc nào bạn đều phải thật kỹ về cách sử dụng thuốc. Dưới đây là cách sử dụng thuốc Ciprofloxacin:
- Thường uống 2 lần/ ngày vào buổi sáng và tối có thể kèm hoặc không kèm thức ăn tùy theo chỉ định của bác sĩ
- Trước khi rót ra ngoài cần phải lắc đều trong 15s
- Đo liều thuốc bằng thìa đo hoặc thìa đặc biệt
- Không nhai các thành phần bên trong thuốc
- Không dùng hỗ dịch bằng ống dẫn thức ăn vì có thể làm tắc nghẽn ống
- Sử dụng các liều thuốc cách nhau ít nhất từ 2-6h
Thuốc được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng, không bảo quản trong phòng tắm, trong ngăn đá theo hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Liều dùng thuốc
- Nên uống thuốc 2 giờ sau bữa ăn, uống nước đều đặn và không uống thuốc chống toan dạ dày
- Đối với những trường hợp nhiễm khuẩn thông thường thì chỉ cần điều trị liên tục trong 48h cho đến khi bệnh nhân không còn triệu chứng, thời gian điều trị khoảng 1-2 tuần
- Đối với những trường hợp nhiễm khuẩn nặng có biến chứng thì phải theo dõi điều trị dài ngày hơn. Đặc biệt, nhiễm khuẩn xương, khớp có thể phải điều trị trong 4-6 tuần, tiêu chảy điều trị trong 3-7 ngày.
Liều dùng của một số bệnh nhiễm khuẩn:
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới : 100mg x 2 lần/ngày
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên : 250 – 500mg x 2 lần /ngày
- Lậu không có biến chứng : Liều duy nhất 500mg/ngày
- Viêm tuyến tiền liệt mạn tính : 500mg x 2 lần/ngày
- Nhiễm khuẩn ở da, mô mềm, xương : 500 – 700mg x 2 lần/ngày
- Viêm ruột nhiễm khuẩn nặng :
+ Liều điều trị : 500mg x 2 lần/ngày
+ Liều dự phòng : 500mg/ngày
- Phòng các bệnh do não mô cầu : Liều duy nhất 500mg/ngày
- Phòng nhiễm khuẩn Gram âm ở người bệnh bị suy giảm miễn dịch : 250 – 500mg x 2 lần/ngày
- Nhiễm khuẩn bệnh viện nặng, điều trị nhiễm khuẩn ở người bị bệnh suy giảm miễn dịch : 500 – 750mg x 2 lần/ngày.
Tác dụng phụ
Bất cứ loại thuốc nào cũng có tác dụng phụ. Riêng đối với Ciprofloxacin thường có tác dụng phụ lên dạ dày, ruột, thần kinh trung ương và da. Khi bị tác dụng phụ bạn có thể sẽ thấy những triệu chứng sau:
- Phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.
- Chóng mặt nặng, ngất, tim đập nhanh hay đập mạnh
- Khớp bị đau đột ngột, có âm thanh lách tách hoặc lốp bốp, bầm tím, sưng, đau, cứng khớp, hoặc không thể cử động bất kỳ khớp xương nào
- Tiêu chảy nước hoặc có máu
- Nhầm lẫn, ảo giác, trầm cảm, có suy nghĩ hoặc hành vi khác thường;
- Động kinh co giật
- Đau đầu, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, các vấn đề về thị lực, đau phía sau mắt
- Da tái hoặc vàng da, nước tiểu sẫm màu, sốt, suy nhược
- Đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không thể tiểu
- Dễ bầm tím hoặc chảy máu
- Tê, ngứa ran hoặc đau bất thường ở các vị trí trong cơ thể
- Có dấu hiệu phát ban da, dù nhẹ
- Phản ứng da nghiêm trọng – sốt, đau họng, sưng mặt hoặc lưỡi, rát mắt, đau da, kèm phát ban da đỏ hoặc tím lan rộng đặc biệt là ở mặt hoặc vùng trên của cơ thể và gây phồng rộp và bong tróc da.
Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:
- Buồn nôn, nôn mửa
- Chóng mặt hoặc buồn ngủ
- Nhìn mờ
- Cảm thấy lo lắng, bất an hoặc kích động
- Khó ngủ mất ngủ hay gặp ác mộng.
Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc
- Nếu người bệnh có bất cứ các thắc mắc nào thì hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết. Tuân thủ theo đúng các chỉ định của bác sĩ để quá trình điều trị sẽ đạt kết quả cao nhất. Đồng thời hạn chế được các tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
- Nếu phụ nữ mang thai hoặc đang trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ cần chú ý tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
- Mỗi loại thuốc sẽ có phương pháp bảo quản khác nhau, do đó người bệnh nên đọc kỹ nhãn dán của nhà sản xuất về cách bảo quản để giữ chất lượng tốt cho những lần sau. Tốt nhất nên để thuốc Ciprofloxacin ở những nơi khô ráo, thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Tuyệt đối không nên để thuốc ở những nơi ẩm ướt, trong ngăn đá tủ lạnh vì sẽ làm ảnh hưởng đến cáu trúc và hoạt động của thuốc.
Trên đây là tổng hợp thông tin về thuốc Ciprofloxacin, công dụng và cách sử dụng thuốc để mọi người tìm hiểu và tham khảo. Hãy uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để không bị gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng.