Thuốc Exomuc
Tác dụng của thuốc Exomuc
Thuốc Exomuc có tác dụng làm lỏng các chất dịch tiết ra từ niêm mạc phế quản, khí quản do thay đổi cấu trúc dịch nhầy để dễ dàng tống khứ chúng ra khỏi cơ thể. Thuốc này được chỉ định dùng trong các trường hợp bệnh nhân mắc phải các bệnh về phổi như bệnh viêm phế quản, viên khí phế quản cấp, mãn tính. Đồng thời giúp hỗ trợ phòng ngừa các biến chứng hô hấp ở bệnh nhân nhiễm khuẩn, đa tiết phế quản, khí phế thũng. Bên cạnh đó, thuốc exomuc cũng được sử dụng để chữa trị các bệnh về tai, mũi, họng như viêm xoang, viêm mũi, viêm họng, viêm tai thanh dịch. Exomuc có ở dạng cốm pha dung dịch uống.
Cách sử dụng thuốc Exomuc
- Người bệnh nên sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn trên bao bì hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Không nên tự ý uống thuốc, ngừng thuốc hoặc tăng, giảm liều lượng thuốc mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
- Bạn có thể uống thuốc trước hoặc sau bữa ăn bằng cách hòa tan cốm trong nửa ly nước trước khi uống.
- Thuốc bảo quản tốt nhất trong môi trường nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng, tránh xa tầm tay trẻ em và thú vật nuôi.
- Không được vứt thuốc không sử dụng ra ngoài môi trường, xuống đường ống nước, toilet.
- Khi dùng quá liều nên đến bệnh viện gần nhất để xử lý.
- Trong trường hợp quên dùng một liều thuốc hãy sử dụng càng sớm càng tốt nhưng lưu ý nếu như thời gian đã gần đến liều tiếp theo thì nên bỏ qua. Tránh sử dụng 2 liều cùng lúc hoặc gần nhau.
Thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tiêu chảy
Liều dùng thuốc Exomuc
- Liều dùng cho người lớn điều trị bệnh tiêu chảy: uống ngày 3 lần, mỗi lần uống 1 gói.
- Liều dùng cho người lớn điều trị tăng tiết dịch nhầy uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 gói.
- Liều dùng cho trẻ em điều trị tiêu nhầy. Trẻ em từ 2–5 tuổi cho dùng với liều lượng 1/2 gói dạng hỗn hợp dịch uống, ngày uống 2–3 lần. Trẻ em từ 6–14 tuổi cho trẻ uống 3 lần/ngày, mỗi lần 1/2 gói. Trẻ em trên 14 tuổi: bạn cho trẻ uống 3 lần/ngày, mỗi lần 1 gói.
- Liều dùng cho trẻ em điều trị tăng tiết dịch nhầy: Trẻ em 2–5 tuổi cho trẻ dùng 3 lần/ngày, mỗi lần 1/2 gói. Trẻ em từ 6 tuổi trở lên cho trẻ uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 gói.
Tác dụng phụ của thuốc Exomuc
Bạn có thể sẽ phải gặp các tác dụng phụ như sau:
- Người bệnh có thể có cảm giác buồn nôn, đau bụng,
- Gây hiện tượng sốt cao, mệt lả người, ngất xỉu, buồn ngủ nặng,
- Gây triệu chứng ù tai, mất kiểm soát cảm giác và hành động.
Một số điều thận trọng khi sử dụng thuốc Exomuc
- Nếu bạn bị dị ứng với acetylcystein hoặc bất kỳ thành phần nào khác của thuốc, bạn không nên sử dụng thuốc này.
- Bạn nên nhớ rằng những loại thuốc bạn đang sử dụng có thể làm thay đổi hoạt động của thuốc exomuc vì vậy bạn trước khi đến bệnh viện bạn nên kê tất cả các loại thuốc đang sử dụng bao gồm cả thuốc được kê toa, không được kê toa, thảo dược, thực phẩm chức năng,...Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương án sử dụng thuốc hợp lý nhất.
- Thuốc này chống chỉ định cho các bệnh nhân bị bệnh phenylkenton niệu do có chứa aspartame.
- Hãy cẩn thận khi sử dụng thuốc cho một số trường hợp đặc biệt như mang thai, cho con bú hoặc phẫu thuật.
- Để đảm bảo hiệu quả của thuốc bạn không nên ngưng sử dụng, tăng hoặc giảm liều lượng thuốc mà chưa được phép của bác sĩ.
- Bạn không nên sử dụng thuốc exomuc để điều trị đồng thời cùng với thuốc ho hoặc thuốc làm giảm bài tiết phế quản trong thời gian điều trị bằng acetylcysteine.
- Thức ăn, đồ ăn, rượu, thuốc lá có thể tương tác với một vài loại thuốc nhất định vì vậy hãy tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ về vấn đề thức ăn, thực phẩm trong quá trình điều trị bằng thuốc.
- Tình trạng sức khỏe của người bệnh có thể ảnh hưởng đến tác dụng và hiệu quả của thuốc vì vậy bạn nên nói với bác sĩ nếu có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe.
Trên đây, Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn đã tổng hợp những điều cần biết về thuốc exomuc để các bạn tham khảo. Để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe tốt nhất bạn nên bổ sung, cập nhật thêm nhiều những kiến thức y khoa, y dược cho bản thân.