Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Bé trai 30 tháng tuổi nguy kịch do uống nhầm nước tẩy mực in

Cập nhật: 13/05/2021 15:35 | Trần Thị Mai

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) vừa tiếp nhận bé N.H.M. 30 tháng tuổi, trú tại Tiền Giang trong tình trạng li bì, thở mệt, tím tái.

Bé trai 30 tháng tuổi nguy kịch do uống nhầm nước tẩy mực in

Trước đó khoảng 1 giờ, bé khát nước, thấy chai trà xanh 0 độ để trên bàn nên lấy uống, hậu quả, bé bị ho sặc sụa tím tái, nôn ói nhiều. Được biết, trong chai nước đựng dung dịch tẩy mực in để cọ tẩy rửa các vết mực in vi tính.

Người nhà phát hiện, ngay lập tức đưa bé tới nhập bệnh viện tỉnh, cấp cứu thở oxy, tiêm kháng sinh, sau đó chuyển Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Tại đây, bệnh nhi có biểu hiện suy hô hấp nặng, tím tái, thở co rút lồng ngực, X-quang phổi cho thấy hình ảnh viêm phổi hít bên phải, ngoài ra còn biểu li bì, nhịp tim nhanh.

Bệnh nhi nhanh chóng được cấp cứu hỗ trợ hô hấp thở máy không xâm nhập, dùng thuốc vận mạch, đặt ống thông dạ dày để dẫn lưu phần độc chất còn lại ra ngoài, dùng kháng sinh, điều chỉnh nước điện giải, toan kiềm.

Sau gần một tuần điều trị, tình trạng bệnh nhi cải thiện dần, tỉnh táo, được cai máy thở.

Người nhà mang theo chai nước tẩy rửa mực in vi tính là Xylene, là một chất lỏng dễ bay hơi, dễ hòa tan trong dung môi hữu cơ và dầu, tan ít trong nước. Chất này được dùng làm dung môi tẩy rửa các vết mực in vi tính, hoặc được sử dụng tráng men cho các loại sơn bảo vệ, sơn mài và sử dụng làm dung môi pha loãng sơn.

Đây là loại chất độc gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người, hơi xylene gây kích ứng mạnh với mắt và da. Nó có thể gây tổn thương không hồi phục cho các tế bào như: Gan, thận, phổi, thần kinh trung ương trong trường hợp hít phải hơi này.

Khi uống nhầm dẫn đến ngộ độc cấp với các biểu hiện: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, viêm phổi hít, viêm gan, viêm thận, viêm kết mạc, bỏng giác mạc, nặng có thể mù, nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim, hôn mê và dần mất ý thức, dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Qua trường hợp trên, các bác sĩ khuyến cáo: Phụ huynh, không để hóa chất trong chai thức uống, cẩn thận để thuốc hay hóa chất độc hại xa tầm với trẻ em, cần quan tâm đến trẻ để kiểm soát hành vi nguy cơ có thể gây tai nạn nguy hiểm cho trẻ nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn sưu tầm và tổng hợp