Trẻ bị nhiễm sán lợn thì sẽ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
Theo các chuyên gia y tế, nhiễm sán lợn có 2 loại, gồm: ấu trùng sán lợn và sán trưởng thành. Với thể bệnh ấu trùng sán lợn, người ăn phải trứng sán dây lợn nhiễm trong thức ăn, sau khi ăn hay nuốt phải trứng sán, trứng vào dạ dày, nở ra ấu trùng, đến ruột non, ấu trùng xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh tại một số cơ quan trong cơ thể.
Thịt bị nhiễm sán lợn
Các bác sĩ cho rằng, trẻ nhỏ bị ấu trùng sán lợn tấn công lên não sẽ gây ảnh hưởng đến việc học tập như giảm chú ý, mất tập trung, co giật.
Nếu người ăn phải trứng sán dây lợn nhiễm trong thức ăn, sau khi ăn hay nuốt phải trứng sán, trứng vào dạ dày, nở ra ấu trùng, đến ruột non, ấu trùng xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh tại các cơ vân, não, mắt,…
Trường hợp này là nhiễm từ môi trường bên ngoài cơ thể nên có thể thấy ít ấu trùng ở các mô. Trong trường hợp người bệnh có sán trưởng thành trong ruột, khi đốt sán già rụng, có thể đốt sán bị trào ngược lên dạ dày do phản ứng của nhu động ruột. Ấu trùng sán theo máu đến các cơ, mắt hay não của người và sẽ hóa nang.
Tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà có những biểu hiện khác nhau. Nếu nang sán nằm trong cơ sẽ thấy có những u nhỏ, chắc, kích thước khoảng 1 - 2 cm hoặc bằng hạt đỗ, hạt lạc, di động dễ, không ngứa, không đau, nằm ở vị trí cơ vân, không ở trên đường đi của hạch bạch huyết.
Nếu nang sán nằm trong não, người bệnh có thể bị động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội. Nếu nang sán nằm trong mắt có thể gây tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù.
Bệnh sán trưởng thành ở ruột: Người bệnh ăn phải thịt lợn sống hay chưa chín có chứa các nang sán (lợn gạo), khi đến dạ dày ấu trùng sán sẽ thoát nang và bám dính vào ruột non rồi phát triển thành sán dây trưởng thành.
Nếu trẻ mắc bệnh sán dây trưởng thành, trẻ sẽ có biểu hiện đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhẹ, cảm giác khó chịu, bứt rứt. Có những đốt sán tự rụng theo phân ra ngoài, đốt sán là những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà như xơ mít, đầu sán phẳng, một số trường hợp phát hiện thấy có trứng sán trong phân.
Theo phác đồ điều trị hiện nay thì chỉ mất một ngày để tiêu diệt sán lợn trưởng thành, tiêu diệt hết trứng sán hết khoảng 2 tuần, do đó những trường hợp dương tính với sán lợn nếu uống đủ trong vòng 15 ngày sẽ sạch sán. Tuy nhiên với những người bị sán lâu ngày khiến sán đóng kén thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Đáng chú ý theo các chuyên gia bệnh nhân ăn phải sán gạo lợn gây sán không nguy hiểm bằng ăn phải nang sán lợn gạo như ăn rau sống, chứa nang sán do lợn thải ra.
Nếu ăn phải nang sán do lợn thải ra thì phát triển sán nhanh hơn, hiện tại phác đồ điều trị sán lợn chỉ áp dụng bệnh viện tuyến huyện trở lên do đó người dân không tự ý mua thuốc về dùng cũng không nên điều trị bằng đông y hay thuốc nam vì dễ gây biến chứng nguy hiểm.
Bộ Y tế cho biết, hiện có ít nhất 55 tỉnh, thành có trường hợp bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn. Đối với trẻ nhỏ, việc trẻ nghịch, chơi ở môi trường không đảm bảo vệ sinh cũng là nguy cơ cao gây nhiễm giun sán ở trẻ. Theo các bác sĩ, Việt Nam là đất nước nhiệt đới, việc nhiễm ký sinh trùng giun sán là không tránh khỏi nên các gia đình nên phòng tránh bệnh nhiễm sán lợn cho con bằng cách ăn nguồn thực phẩm đảm bảo, ăn chín uống sôi, không mua lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ.
GS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, phụ huynh cũng không nên quá lo lắng khi các cháu có kết quả dương tính với nhiễm sán lợn. “Sán lợn có thể lây do nhiễm các ký sinh trùng trong đất, trong nước (ăn các rau thủy sinh không rửa sạch, không nấu chín) hoặc lây từ các thực phẩm không được nấu chín. Dù vậy, đây không phải là bệnh cấp tính do đó các phụ huynh hết sức bình tĩnh. Khi nghi ngờ con có giun sán nên đưa đến các bệnh viện khám.”- GS Kính cho biết.
Điều trị bệnh sán lợn không khó nhưng cần đúng cách
Người bệnh cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời ngay khi phát hiện có đốt sán để tránh bị bệnh ấu trùng sán lợn. Bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn được điều trị khỏi bằng các thuốc Praziquantel và Albendazole. Việc điều trị bệnh ấu trùng sán lợn phải thực hiện ở cơ sở y tế với trang bị phương tiện cấp cứu và phải được theo dõi.
Hàng trăm đứa trẻ trong độ tuổi mầm non phát hiện nhiễm sán lợn khiến phụ huynh lo ngại
Theo GS Kính, việc điều trị sán lợn theo phác đồ của Bộ Y tế, sán lợn không phải là bệnh cấp tính và hoàn toàn có thể điều trị khỏi được.
Theo phác đồ điều trị hiện nay, để tiêu diệt sán trưởng thành chỉ mất 1 ngày, tiêu diệt hết trứng sán mất 2 tuần. Do đó các trường hợp dương tính sẽ được bác sĩ tư vấn, quay lại để nhận thuốc điều trị. Nếu uống đủ trong 15 ngày sẽ sạch sán.
Việc điều trị bệnh ấu trùng sán dây lợn phải thực hiện ở cơ sở y tế với trang bị phương tiện cấp cứu và phải được theo dõi. Thuốc điều trị bệnh và ấu trùng bệnh sán dây lợn là Praziquantel, Niclosamide và Albendazole.
Nguồn: https://vov.vn/