Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Đối tượng nào ở những tỉnh, thành phố có dịch COVID-19 được di chuyển trong dịp Tết?

Cập nhật: 05/02/2021 15:09 | Trần Thị Mai

Dịch COVID-19 đã lây lan ra 10 tỉnh, thành phố. Nhiều tỉnh, thành phố khác cũng đã ra quyết định sẽ cách ly y tế với những người trở về từ vùng dịch.

Đối tượng nào ở những tỉnh, thành phố có dịch COVID-19 được di chuyển trong dịp Tết?

Không phải tất cả không được phép di chuyển

Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Cục Y tế Dự phòng đang soạn thảo hướng dẫn chung toàn quốc về việc đối tượng nào ở những tỉnh, thành phố có dịch COVID-19 được di chuyển trong dịp Tết Nguyên đán cũng như các biện pháp phòng dịch.

Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh sẽ quyết định phạm vi khoanh vùng, phong tỏa, cũng như các trường hợp thuộc diện phải cách ly, theo dõi y tế. Do đó, việc có cách ly người từ 10 tỉnh, thành đang ghi nhận dịch COVID-19 hiện nay hay không tùy theo quyết định của lãnh đạo các tỉnh, thành phố.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, lãnh đạo các tỉnh, thành phố và người dân cần hiểu rõ thế nào là vùng dịch để có biện pháp phù hợp.

Vùng có dịch là nơi được chính quyền địa phương xác định là đang bị phong tỏa nghiêm ngặt. Như vậy, những người đang ở vùng dịch, nơi bị phong tỏa, người đi qua những khu vực đang bị phong tỏa ở diện F1, F2 tuyệt đối không được di chuyển.

Đối với trường hợp thuộc diện F3, F4 không sinh sống hoặc đi qua các địa điểm bị phong tỏa, có thể di chuyển đến địa phương khác khi được sự đồng ý của chính quyền địa phương nơi cư trú. Ngoài ra, họ bắt buộc phải khai báo với chính quyền ở nơi đến để được theo dõi y tế.

Theo Thứ trưởng, hiện Cục Y tế Dự phòng đang soạn thảo hướng dẫn chung toàn quốc về vấn đề này. Trong đó, Bộ sẽ hướng dẫn cụ thể cho người dân về việc có được di chuyển trong dịp Tết này cũng như các biện pháp phòng dịch.

Đặc biệt, ông Tuyên lưu ý 10 tỉnh, thành có dịch COVID-19, song điều đó không có nghĩa tất cả người dân tại các địa phương này đều thuộc diện cách ly, không được phép di chuyển.

Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, những người được phép đi lại trong kỳ nghỉ Tết cần tuân thủ nghiêm túc các biện pháp phòng dịch.

bo-y-te-dang-soan-thao-huong-dan
Không phải người đi từ vùng dịch đến đều phải cách ly

Hà Nội tăng cường truy vết các trường hợp F1, F2

Ngày 4/2/2021, Ban Chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 TP Hà Nội ban hành kết luận của Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng ,Trưởng Ban Chỉ đạo tại phiên họp số 85.

Theo đó, với các ca nhiễm COVID-19 trên địa bàn, Phó chủ tịch thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ sở triển khai ngay công tác truy vết các trường hợp F1, F2.

Đối với các trường hợp đã xác định F1 chuyển sang F0, chậm nhất sau 4 tiếng phải gửi mẫu xét nghiệm COVID-19 của các trường hợp F1 (trước đó là F2) về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố, đồng thời triển khai công tác cách ly F1, F2 theo quy định (F1 cách ly tập trung, F2 cách ly tại gia đình có sự quản lý của địa phương).

Trường hợp chậm trễ, người đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm trước UBND thành phố.

Tành phố sẽ mở rộng diện xét nghiệm ở một số vùng có nguy cơ lây nhiễm cao, theo chỉ đạo của Bộ Y tế và thành phố. Các đơn vị cần chủ động chuẩn bị vật tư, trang thiết bị để thực hiện nghiêm phương châm “4 tại chỗ”, trường hợp có khó khăn cần chủ động phối hợp với các địa phương khác để được hỗ trợ, đảm bảo an toàn trong việc vận chuyển người đến khu cách ly…

Thực hiện nghiêm việc xử phạt các trường hợp không đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. Cần xử phạt mức cao nhất đối với người vi phạm trên phương tiện giao thông công cộng, trong thang máy tại các tòa nhà cao tầng, khu chung cư và người phục vụ, bán hàng tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống, quán nước vỉa hè (đây là những nơi có nguy cơ lây nhiễm rất cao).

Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hợp đồng nếu vi phạm cần thông tin đến cơ quan, nơi làm việc; đối với người dân nếu vi phạm, thông tin đến chính quyền cơ sở, nơi cư trú.

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn sưu tầm và tổng hợp