Tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quang (Hà Giang), sau khi thăm khám, các bác sĩ nhận thấy bệnh nhân có biểu hiện của sốc như phản hồi mao mạch chậm, tụt huyết áp, nhịp tim chậm. Bệnh nhân được chẩn đoán: Sốc phản vệ độ 3 do côn trùng đốt.
Nhận định trường hợp bệnh nhân rất nguy kịch, ekip đã nhanh chóng cấp cứu. Sau khoảng hơn 30 phút liên tục tiến hành đồng thời các biện pháp cấp cứu, các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân ổn định trở lại.
Theo các bác sĩ, sốc phản vệ có thể xảy ra rất sớm hay đôi khi muộn hơn sau một vài giờ, nhưng khi đã xảy ra sốc phản vệ sẽ diễn tiến rất nhanh trong vòng 1 - 2 phút có thể chuyển sang trạng thái nguy kịch. Nếu không có nghiệp vụ tốt, cấp cứu bài bản, đúng cách, kịp thời, người bị sốc phản vệ có thể bị tử vong.
Vì vậy, ngay khi có biểu hiện bất thường sau khi tiếp xúc với dị nguyên như như mẩn ngứa, khó thở, đau bụng, nôn, tiêu chảy, tụt huyết áp, choáng váng… hãy khẩn trương đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, cấp cứu kịp thời. Không nên chủ quan, tự ý dùng thuốc như các thuốc chống dị ứng, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn sưu tầm và tổng hợp