Dự thảo Thông tư hướng dẫn quy định cấp giấy chứng sinh yêu cầu những bệnh viện đa khoa có khoa sản; Bệnh viện sản - nhi; bệnh viện chuyên khoa phụ sản; trạm y tế cấp xã; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp pháp khác được phép cung cấp dịch vụ đỡ đẻ, kể cả đơn vị y tế bộ, ngành có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng sinh.
Hồ sơ cấp mới Giấy chứng sinh
Dự thảo Thông tư hướng dẫn quy định cấp giấy chứng sinh lần đầu đối với trường hợp trẻ được sinh ra tại nhà có cán bộ y tế hoặc cô đỡ thôn bản đỡ, theo dự thảo.
Hồ sơ cấp mới Giấy chứng sinh bao gồm:
-
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng sinh theo mẫu
-
Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước/Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân để chứng minh về nhân thân của người mẹ.
-
Xuất trình bản chính để đối chiếu và khi đến nhận kết quả
-
Xuất trình bản chính Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước/Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân để chứng minh về nhân thân của người đề nghị cấp giấy chứng sinh.
Trong trường hợp trẻ sinh ra tại cơ sở y tế thì trước khi ra viện, người mẹ phải xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân /Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.
Thủ tục cấp mới Giấy chứng sinh
Đối với trường hợp trẻ sinh ra tại cơ sở y tế, gia đình của trẻ nộp các giấy tờ theo quy định. Trước khi trẻ sơ sinh được bệnh viện cho về nhà, bệnh viện, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm kiểm tra các hồ sơ theo quy định, đối chiếu thông tin ghi đầy đủ các nội dung theo mẫu Giấy chứng sinh có trong Thông tư mới quy định cấp và sử dụng giấy chứng sinh.
Đề xuất hướng dẫn quy định cấp giấy chứng sinh
Sau khi xong thủ tục giấy chứng sinh thì cha, mẹ hoặc người thân của trẻ có trách nhiệm đọc, kiểm tra lại thông tin trước khi ký xác nhận. Giấy chứng sinh sẽ được làm thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho cha, mẹ hoặc người thân của trẻ để làm thủ tục khai sinh và 01 bản lưu sẽ lưu lại tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã đăng ký sinh.
Những trường hợp trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, khi mẹ đến sinh con tại cơ sở y tế, bên vợ chồng nhờ mang thai hộ hoặc bên mang thai hộ phải nộp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh những giấy tờ sau:
-
Bản chính Bản xác nhận về việc sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ
-
Bản sao có chứng thực Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ (mang theo bản chính để đối chiếu)
-
Trước khi ra viện, người mẹ bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ đều phải xuất trình bản chính Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước/Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân để chứng minh về nhân thân.
Đối với trường hợp trẻ được sinh ra tại nhà có cán bộ y tế hoặc cô đỡ thôn bản đỡ, trong thời gian 30 ngày sau sinh, cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng của trẻ nộp cho trạm y tế xã/ phường/thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tại nơi bà mẹ tạm trú ít nhất 3 tháng trước ngày sinh hồ sơ theo quy định. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ xin cấp Giấy chứng sinh theo quy định, trạm y tế xã/ phường/thị trấn có trách nhiệm kiểm tra các giấy tờ theo quy định, đối chiếu thông tin, xác minh việc sinh và làm thủ tục cấp Giấy chứng sinh cho trẻ. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không được quá 10 ngày làm việc.
Theo dự thảo, hồ sơ gồm:
-
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng sinh theo mẫu
-
Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước/Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân để chứng minh về nhân thân của người mẹ.
-
Xuất trình bản chính để đối chiếu và khi đến nhận kết quả
-
Xuất trình bản chính Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước/Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân để chứng minh về nhân thân của người đề nghị cấp giấy chứng sinh.
Thủ tục cấp lại giấy chứng sinh
Trong trường hợp đã cấp Giấy chứng sinh mà phát hiện có nhầm lẫn khi ghi chép Giấy chứng sinh thì bố, mẹ hoặc người thân của trẻ phải làm Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng sinh theo mẫu quy định, kèm theo giấy tờ chứng minh nội dung nhầm lẫn gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp Giấy chứng sinh cho trẻ lần đầu.
Đối với trường hợp nhầm lẫn về họ tên mẹ hoặc người nuôi dưỡng, năm sinh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, số chứng minh nhân dân, dân tộc thì gửi kèm bản phô tô Giấy chứng minh nhân dân (mang theo bản chính để đối chiếu); đối với trường hợp nhầm lẫn về nơi đăng ký tạm trú thì kèm theo xác nhận của Công an khu vực về nơi đăng ký tạm trú.
Theo đó, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các giấy tờ hợp lệ, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thu hồi Giấy chứng sinh có nhầm lẫn để hủy, đơn và giấy tờ chứng minh được lưu cùng với bản lưu cũ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Giấy chứng sinh được cấp lại yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải ghi rõ số, quyển số của Giấy chứng sinh cũ và đóng dấu “Cấp lại”. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không quá 03 ngày làm việc.
Trường hợp mất, rách, nát giấy chứng sinh thì bố, mẹ hoặc người thân phải làm đơn đề nghị cấp lại theo mẫu quy định trong Thông tư có xác nhận của Tổ trưởng Tổ dân phố hoặc trưởng thôn về việc sinh và đang sinh sống tại địa bàn khu dân cư gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp Giấy chứng sinh cho trẻ lần đầu. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm cấp lại Giấy chứng sinh mới như trường hợp cấp Giấy chứng sinh có nhầm lẫn. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không được quá 03 ngày làm việc.
Nguồn: Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp