Sơ lược về hình thức đào tạo cử tuyển tại Việt Nam
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và đào tạo, trong 11 năm từ 1999 đến 2009 cả nước cử tuyển được 19.720 học sinh các dân tộc thiểu số vào học tại 109 trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước.
Bắt đầu từ năm 2006, Chính phủ ban hành Quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trước đó, từ những năm 1990 chính sách cử tuyển cho học sinh dân tộc đã được thực hiện với chỉ tiêu phân bổ rất lớn từ 3.000 - 4.000 chỉ tiêu/năm.
Tuy nhiên, từ năm 2015 số lượng học sinh được cử đi học theo diện cử tuyển ngày càng giảm và nhiều tỉnh như: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Yên Bái... đã dừng hình thức đào tạo này.
Có nên tiếp tục đào tạo tuyển cử tuyển không?
Tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã không còn nhiều sinh viên học cử tuyển với minh chứng là trường dự bị Đại học TP.HCM chỉ còn duy nhất một sinh viên học được địa phương cử đến học.
Trường Đại học Đại học TP.HCM hiện chỉ có 1 sinh viên cử tuyển
Việc suy giảm số lượng học sinh sinh viên học hệ này là do đâu trong khi trước đây vào những năm đầu triển khai có khá nhiều sinh viên theo học có năm tới 30 em trên năm. Đến năm ngoái thì chỉ còn 7-8 em trên năm và năm nay thì chưa có một địa phương nào gửi danh sách đến.
Thạc sĩ Nguyễn Văn Đương, Phó trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM chia thì một trong những lý do của việc giảm sinh viên học hệ cử tuyển là những năm vừa qua, nhà trường có thêm yêu cầu về ngoại ngữ phải có điểm trung bình từ 7.0 trở lên khiến nhiều bạn không thể theo kịp.
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM trong 4 năm nay có tất cả là 16 sinh viên học thì nay cũng giảm chỉ còn 8 sinh viên trong khi trước đây mỗi năm có trên dưới 20 người.
Đào tạo cử tuyển có nên dừng lại
Để chỉ ra nguyên nhân của thực trạng này, thạc sĩ Lê Hữu Thức cho biết: “Có rất nhiều nguyên nhân nhưng theo trường nắm bắt, chủ yếu HS hệ cử tuyển phải bố trí việc làm nhưng biên chế ở các tỉnh đã đủ rồi. Trong khi, nếu cử HS đi học, các tỉnh phải chịu toàn bộ chi phí. Thời gian học khá dài, số tiền lại lớn. Nhu cầu của các địa phương đối với HS cử đi học cũng không còn nhiều như trước”.
Các ngành Y dược, Sư phạm không nên đào tạo cử tuyển
Trong giai đoạn hiện nay, những chính sách đào tạo cử tuyển đang bộc lộ nhiều điều hạn chế, bất cập: giữa việc đào tạo với nhu cầu, bố trí việc làm, quy hoạch và việc cơ cấu cán bộ theo dân tộc, ngành nghề đào tạo...
Điều này cũng đã được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến thừa nhận tại tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và được ông Nguyễn Văn Hùng, Vụ Giáo dục dân tộc viết trên website của Bộ GD-ĐT. Cùng với đó, cần phải có những định hướng, giải pháp mới để giải quyết, thực hiện hiệu quả chính sách này dành cho những học sinh sinh viên là người dân tộc thiểu số.
Ông Hùng còn cho biết thêm Bộ đã tiến hành nghiên cứu đề xuất lên Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành liên quan để sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề này.
Theo đó, định hướng điều chỉnh quy định cử tuyển như sau: thực hiện giảm số lượng HSSV cử tuyển ở trình độ Đại học, Cao đẳng và tăng dần đào tạo bậc Trung cấp, dạy nghề. Đồng thời giảm các ngành y - dược, sư phạm và tăng các ngành kỹ thuật, kỹ sư thực hành sao cho phù hợp với nhu cầu của vùng dân tộc thiểu số, miền núi,. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng đầu vào và đầu ra của việc đào tạo cử tuyển và gắn liền với việc quy hoạch nguồn nhân lực, cán bộ của địa phương.
Nguồn Báo thanh niên - Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn tổng hợp