Sau tai nạn, người nhà nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện tỉnh cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên được chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
PGS.TS Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt - Tạo hình - Thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Bệnh nhân vào viện trong tình trạng đa chấn thương: Chấn thương sọ não, chấn thương hàm mặt, vết thương nhãn cầu trái, vết thương dập nát bàn tay 2 bên; bên phải cụt chấn thương ngón I, II; bên trái vết thương dập nát gãy hở xương đốt bàn ngón I, cụt chấn thương đốt 3 ngón II.
Do tình trạng vết thương bàn tay dập nát quá nặng, không có khả năng bảo tồn, các bác sĩ chấn thương chỉnh hình đã tiến hành sửa mỏm cụt đến khối tụ cốt ngón I, II, sửa mỏm cụt đến đốt ngón III, IV, găm kim xương đốt bàn ngón I, III tay phải; găm kim xương đốt bàn, cắt cụt ngón I, sửa mỏm cụt đốt 3 ngón II.
Ê-kíp bác sĩ chuyên khoa hàm mặt thẩm mỹ phẫu thuật điều trị đa chấn thương vùng mặt: kết hợp xương nẹp vít xương hàm trên - gò má. Ê-kíp bác sĩ chuyên khoa mắt phối hợp xử lý vết thương mắt: múc nhãn cầu trái, khâu bảo tồn nhãn cầu phải.
Hiện tại, sau phẫu thuật bệnh nhân tỉnh táo, tiếp tục được theo dõi và điều trị tại Khoa Phẫu thuật Tạo hình - Hàm mặt -Thẩm mỹ.
Tai nạn do pháo nổ thường là những chấn thương nặng và rất nặng. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp tử vong hoặc phải chịu thương tật suốt đời do pháo nổ tự chế.
Các bác sĩ khuyến cáo: Người dân cần chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng pháo nổ; không tự ý chế tạo thuốc nổ, pháo nổ, gây nguy hại cho bản thân và xã hội. Đồng thời, các lực lượng chức năng, nhà trường cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về những nguy hại của pháo nổ, thuốc nổ cho người dân, đặc biệt là đối với học sinh.
Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn sưu tầm và tổng hợp