Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Bệnh ghẻ nước là gì? Các phương pháp điều trị dứt điểm bệnh ghẻ nước?

Cập nhật: 18/05/2021 08:07 | Trần Thị Mai

Ghẻ nước là một bệnh da liễu thường gặp ở nước ta, đặc biệt là các vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, điều kiện vệ sinh kém, thiếu nước sinh hoạt… Vậy bệnh ghẻ nước có dấu hiệu nhận biết ra sao? Nguyên nhân gây ra bệnh là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Điều trị bệnh ghẻ nước ra sao?... Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm các thông tin về bệnh ghẻ nước.  

Bệnh ghẻ nước là gì? Các phương pháp điều trị dứt điểm bệnh ghẻ nước?

Bệnh ghẻ nước là gì? Nguyên nhân chính gây ra bệnh

Bệnh ghẻ nước hay còn gọi là ghẻ ngứa – một căn bệnh về da do một loài công trùng ký sinh trên da có tên Sarcoptes scabiei hominis. Các ghẻ cái khi ký sinh trên bề mặt da và tiêu thụ một số tế bào trên da, thường thì kích thước của chúng rất nhỏ nên hầu như mắt thường không thể nhìn thấy. Chúng có thể di chuyển khắp nơi trên các biểu bì trên da và tạo ra những rãnh hang, chính lượng chất thải của chúng sẽ gây viêm nhiễm cho người bệnh.

Bệnh này thường xảy ra ở các khu vực nhiệt đới với độ ẩm cao, tạo điều kiện cao để kỹ sinh trùng sinh sôi và phát triển nhanh chóng.

Mụn ghẻ nước hình thành do hoạt động của con ghẻ nước, chúng đào hang nhỏ màu trắng hoặc xám. Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ thì thường ở lòng bàn tay, bàn chân sẽ dễ xuất hiện những mụn ghẻ.

Bên cạnh đó còn có một số các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ghẻ nước như:

  • Môi trường sống bị ô nhiễm: những người thường xuyên sinh sống ở những môi trường bị ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, khói bụi… sẽ có khả năng cao bị mắc ghẻ nước hơn những người khỏe mạnh sống ở môi trường trong lành.
  • Môi trường sống quá đông đúc và chật chội cùng là một trong những yếu tố để tạo điều kiện cho ký sinh trùng phát triển.
  • Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ khiến cho ghẻ nước dễ có nguy cơ xâm phạm nhanh chóng hơn.
  • Thời tiết khắc nghiệt, mưa bão, lũ lụt… là thời tiết dễ cho sự phát triển của các loài côn trùng, ký sinhn trùng hoặc các loại virus có hại cho cơ thể.

Sẽ có rất nhiều nguyên nhân và các yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ghẻ nước mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh có thắc mắc hãy hỏi thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh ghẻ nước

Bệnh ghẻ nước sẽ gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu và xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể nhưng đặc biệt xuất hiện nhiều tại các vùng da nhạy cảm như kẽ ngón tay ngón chân, lòng bàn chân, bắp chân, lưng, bụng,... cụ thể một số dấu hiệu điển hình của bệnh như:

  • Ngứa dữ dội: đây là biểu hiện nổi bật nhất của bệnh ghẻ nước. Những cơn ngứa thường xuất hiện nhiều tại các vùng cổ tay, khuỷu tay, nách, kẽ ngón tay, mông, dương vật… và thời điểm ngứa dữ dội thường vào ban đêm.
  • Bề mặt da nổi nhiều mụn ghẻ nước: vùng da bị ký sinh trùng xâm nhập sẽ xuất hiện mụn ghẻ nước nhỏ và có vảy. Kích thước mọc của chúng sát nhau và lan rộng. Bên trong có chứa dịch nhầy, lỏng như nước và  căng. Khi người bệnh gãi hoặc mặc quần áo bó sát thì các mụn ghẻ nước sẽ bị vỡ ra.
  • Xuất hiện những luống ghẻ: thường là do các con ghẻ cái sẽ tạo ra luống ghẻ với độ dài khoảng 3 – 5mm ở trên bề mặt da. Những luống ghẻ thường xuất hiện ở kẽ ngón tay, lòng bàn tay, vùng kín.

Bệnh ghẻ nước có thể gây ra một số biến chứng nguy hại cho sức khỏe trong đó có bệnh nhiễm trùng dan nên ngay khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh ghẻ nước hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám sớm và điều trị kịp thời.

Bệnh ghẻ nước có lây không?

Đây là một căn bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, nếu không được chữa trị kịp thời thì từ một vùng da nhỏ trên cơ thể cũng có thể dẫn đến lây lan ra toàn thân và lây cho những người xung quanh. Cụ thể các con đường lây lan bệnh ghẻ nước như:

  • Lây lan trực tiếp: khi tiếp xúc với người bệnh qua việc ôm hôn, ngồi cạnh, nắm tay, chăm sóc tắm rửa, quan hệ tình dục… đều có khả năng gây lây nhiễm sang những người xung quanh. Hoặc trong khi tiếp xúc với động vật nuôi bị bệnh cũng có thể khiến cho người khỏe mạnh bị lây nhiễm bệnh.
  • Lây lan gián tiếp: việc dùng chung đồ cá nhân như quần áo, khăn mặt, khẩu trang… ngủ cùng với người mắc bệnh, ăn uống chung… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh.

Nhiều người mắc bệnh ghẻ nước sẽ ngứa vào cào liên tục để giảm bớt ngứa nhưng chính hành động này khiến các mụn nước bị bể ra, vi khuẩn từ móng tay và dễ xâm nhập gây ra nhiễm trùng, lở loét dan.

Bệnh ghẻ ngứa có khả năng tái đi tái lại làm tăng nguy cơ bị chàm hóa da nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến biến chứng viêm cầu thận cấp sau khi bị nhiễm trùng. Do đó bạn không nên xem nhẹ các dấu hiệu nghi ngờ bệnh thì cần thăm khám sớm và tích cực điều trị nếu không may mắc bệnh.

benh-ghe-nuoc
Có rất nhiều dấu hiệu nhận biết bệnh ghẻ nước

Cách điều trị bệnh ghẻ nước

Như những thông tin chia sẻ ở trên có thể thấy rằng bệnh ghẻ nước sẽ gây ra các triệu chứng vô cùng khó chịu, bệnh lây lan nhanh nên cần phải được điều trị sớm để hạn chế biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Trên thực tế hiện nay có nhiều phương pháp để điều trị bệnh ghẻ nước như: điều trị bằng các phương pháp dân gian, điều trị bằng thuốc Tây. Cụ thể như:

Điều trị bằng thuốc Tây

Trên thị trường hiện nay có vô số các loại thuốc có tác dụng chữa bệnh ghẻ nước. Chủ yếu một số loại thuốc dùng trong điều trị ghẻ nước sẽ là loại thuốc bôi ngoài da nhằm tiêu diệt được ký sinh trùng, chống nhiễm trùng. Trường hợp cần thiết sẽ cần dùng thuốc kháng sinh để giảm ngứa theo đường toàn thân.

Một số loại thuốc thường được chỉ định trong bệnh ghẻ nước như:

  • Thuốc D.E.P
  • Benzyl Benzoate 33%
  • Kem Permethrin 5%
  • Kem Eurax
  • Lindane 1%

Để việc sử dụng thuốc đạt hiệu quả cao trong điều trị ghẻ nước thì người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, dược sĩ. Dùng đúng theo liều lượng được chỉ định, tuyệt đối không tự sử dụng theo sở thích cá nhân vì có thể dẫn đến các tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thuốc bôi dạng kem chữa bệnh ghẻ nước, nên bôi trên diện rộng và bôi trước lúc đi ngủ vào ban đêm. Người bệnh tránh cào gãi, chà xát gây trầy xước dễ nhiễm trùng da, lây lan bệnh.

benh-ghe-nuoc
Muối có tác dụng sát khuẩn, giảm ngứa nên thường được sử dụng trong điều trị bệnh ghẻ nước

Các phương pháp trị bệnh ghẻ nước tại nhà

  • Tắm nước muối

Nên pha nước tắm với muối để nhằm mục đích sát khuẩn, kháng viêm và đồng thời giảm thiểu các cơn ngứa ngáy, khó chịu.

Pha nước muối theo tỷ lệ 20gr muối/ lít nước, ngoài việc tắm có thể dùng để lau chỗ ghẻ nước từ 2 – 3 lần/ ngày.

  • Dùng nước lá xà cừ

Trong lá cây xà cừ có hoạt chất giúp kháng khuẩn cao, loại bỏ được những tác nhân gây ra các bệnh về da. Do đó khi bị ghẻ nước bạn có thể dùng lá xà cừ nấu nước tắm hoặc sắc lấy nước đặc thoa trực tiếp lên vùng da bị ghẻ nước.

  • Dùng nha đam

Nha đam có tác dụng như một loại thuốc kê toa Benzyl Benzoate nên được nhiều người sử dụng trong điều trị ghẻ nước.

Cách sử dụng: Lấy gel nha đam thoa lên da từ 1 – 2 lần/ ngày để ngăn ngừa viêm nhiễm trên da và hạn chế được các cơn ngứa.

Những phương pháp dân gian có hiệu quả trong điều trị bệnh ghẻ nước, tuy nhiên cũng sẽ có trường hợp bị dị ứng nguyên liệu tự nhiên nên trước khi sử dụng người bệnh cần tìm hiểu thật kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa, dược sĩ.

Cách để phòng tránh bệnh ghẻ nước

Một số các phương pháp tốt nhất để bạn phòng ngừa bệnh ghẻ nước và tránh lây nhiễm  bệnh như:

- Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, không tiếp xúc với nước bẩn, đặc biệt là vào mùa mưa thì không nên đi lại thường xuyên vào chỗ ngập lụt. Vì như vậy sẽ có nguy cơ mắc ghẻ nước cao.

- Nên mang giày dép thông thoáng khí và nên giặt rửa sạch sẽ sau khi đi mưa về, không đi tất khi chưa khô hẳn. Ẩm mốc sẽ là tạo ra môi trường thuận lợi cho ký sinh trùng phát triển.

- Hạn chế tiếp xúc thân mật cơ thể với người đang mắc bệnh để tránh bị lây lan.

- Thường xuyên vệ sinh các vật dụng, đồ dùng hay sử dụng, tiếp xúc. Đồng thời vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, nhất là khi đi ngoài đường về hay tiếp xúc với nước bẩn, nước mưa. 

- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân như:Khăn lau, quần áo... với người mắc bệnh. Vì đây là đường dễ lây lan nhất.

- Tránh để mụn nước của người đang bị bệnh tiếp xúc với cơ thể mình khi ngồi gần người bệnh, đặc biệt trong gia đình có người mắc bệnh cần điều trị ngay để tránh lây nhiễm chéo.

- Chú ý thường xuyên vệ sinh giường chiếu, chăn màn, quần áo bằng nước nóng và phơi ngoài nắng để trừ các tác nhân gây nên bệnh.

Qua thông tin bài viết ở trên chia sẻ của các giảng viên Cao đẳng dược TPHCM chắc hẳn đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức về bệnh ghẻ nước. Từ đó sẽ có cách phòng tránh bệnh ghẻ nước hiệu quả hơn. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.