Bệnh phong là căn bệnh lây nhiễm làm tổn thương da và hệ thần kinh, thậm chí có thể gây tàn tật. Thế nhưng, bệnh phong không đáng sợ như ta vẫn lầm tưởng.
Bệnh phong rất dễ lây?
Bệnh phong (hay còn gọi là bệnh cùi, bệnh hủi) là căn bệnh lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với các dịch của cơ thể như nước mũi, nước bọt... trong thời gian kéo dài. Bệnh cũng có thể lây nhiễm qua da và niêm mạc bị trầy xước. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 3 đến 10 năm.
Tuy nhiên, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho rằng, bệnh phong không hề dễ lây. Bởi virus gây bệnh rất dễ bị giết chết bởi xà phòng và ánh nắng mặt trời. Trực khuẩn phong cũng sinh sản trong thời gian khá chậm, chu kỳ khoảng 12 ngày và không thông qua vật trung gian.
Bệnh phong không còn cảm giác nóng, lạnh và đau
Bệnh phong không hề dễ lây nhiễm như nhiều người lầm tưởng. Do đó, để phòng ngừa bệnh phong, chỉ cần rửa tay với xà phòng hoặc để ngoài nắng 2 phút sau khi tiếp xúc với người bệnh. Tắm rửa hàng ngày cũng là một cách hiệu quả để ngăn chặn sự lây nhiễm trực khuẩn phong. Ðường xâm nhập của bệnh phong qua 2 đường chính là hô hấp và da bị trầy xước chấn thương, đường hô hấp là đường vào chủ yếu, qua đó trực khuẩn phong được chuyển đến những vị trí thích hợp để lan rộng ra hơn.
Theo các bác sĩ, tuy bệnh phong có nhiều biến chứng mỗi người khác nhau nhưng lại là loại bệnh lây chậm, lây ít và rất khó lây. Bệnh phong nếu có lâu thì lây do tiếp xúc gần gũi nhiều và thường xuyên với nguồn bệnh.
Bệnh phong rất khó điều trị?
Bệnh phong có rất nhiều biểu hiện lâm sàng, trong đó, bệnh có hai dạng phổ biến thường gặp đó là dạng Tuberculoid - phong củ và dạng Lepromatous - phong u. Trước đây, người ta coi bệnh phong là bệnh nan y, không thể cứu chữa. Một khi mắc bệnh, cơ thể sẽ bị lở loét, biến dạng, thậm chí là tàn tật mà không có cách điều trị. Những người mắc căn bệnh này sẽ bị cả xã hội xa lánh, hắt hủi và sống tách biệt với cộng đồng.
Hiện nay, các nhà khoa học thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã có cách điều trị dễ dàng căn bệnh nguy hiểm này. Bệnh hủi sẽ được chữa khỏi nếu như người bệnh phát hiện sớm và uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể để lại một số di chứng cho bệnh nhân như da không còn cảm giác, các ngón ngắn lại, xương bị hủy hoại...
Để người bệnh phong có thể tái hòa nhập cộng đồng, xã hội cần có cái nhìn đúng đắn về căn bệnh này, không kỳ thị và đối xử bất công với những người nhiễm bệnh. Đồng thời, họ cũng cần nhận được sự giúp đỡ để phục hồi chức năng, phẫu thuật chỉnh hình hay có công ăn việc làm.
Bệnh phong có thể di truyền?
Nhiều người cho rằng, bệnh phong là căn bệnh di truyền, do đó người bệnh không nên kết hôn và sinh con. Tuy nhiên, đây là một quan niệm phản khoa học. Bởi bệnh hủi do vi khuẩn gây ra và có tính lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với da, chứ không di truyền từ bố mẹ sang con cái.
Theo thống kê, có tới 90% dân số thế giới có sức đề kháng tốt, có thể chống lại được bệnh phong. Tỉ lệ vợ chồng lây nhiễm bệnh hủi cho nhau cũng rất thấp, chỉ khoảng 3 đến 6%.
Bệnh phong không phải là căn bệnh di truyền từ đời trước sang đời sau
Chỉ người già mới mắc bệnh phong?
Phần lớn tỉ lệ người bị mắc bệnh phong là người cao tuổi, đặc biệt là những người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Bởi vì sức đề kháng của họ kém và không được quan tâm chữa trị kịp thời. Bệnh phong là bệnh nhiễm trùng hệ thống mạn tính do trực khuẩn phong gây ra. Bệnh gây tổn thương chủ yếu ở da và thần kinh.
Tuy nhiên, không phải chỉ có đối tượng này mới mắc bệnh phong. Trẻ em, thanh thiếu niên hay người trưởng thành đều có nguy cơ nhiễm hủi nếu tiếp xúc trong thời gian dài với vi khuẩn phong.
Điều quan trọng là phải phòng ngừa bệnh bằng cách:
- Không tiếp xúc trực tiếp với nước mũi, nước bọt của người bệnh.
- Rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với người bệnh.
- Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.
Như vậy, bệnh phong không quá nguy hiểm và đáng sợ như nhiều người lầm tưởng. Bệnh không di truyền và ai cũng có thể mắc bệnh, nhưng việc lây nhiễm không dễ dàng và có thể phòng ngừa một cách đơn giản.Tuy vậy bệnh phong nếu không được điều trị sớm và kịp thời thì bệnh dấn tới một số biến chứng như: bị phỏng hoặc thương tích nơi đầu ngón tay, ngón chân mà họ không hay.
Theo Cao đẳng Y Dược TPHCM tổng hợp