Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Điều trị phục hồi bệnh viêm dây thần kinh thị giác như thế nào?

Cập nhật: 08/02/2022 06:24 | Trần Thị Mai

Viêm dây thần kinh thị giác là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh? Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm dây thần kinh thị giác? Các phương pháp điều trị bệnh?... Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin cụ thể về bệnh viêm dây thần kinh thị giác. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.  

Điều trị phục hồi bệnh viêm dây thần kinh thị giác như thế nào?

Nguyên nhân gây ra viêm dây thần kinh thị giác

Dây thần kinh thị giác là một trong 12 đôi dây thần kinh sọ và đảm nhiệm chức năng dẫn truyền những tín hiệu hình ảnh từ võng mạc về thùy chẩm ở não để phân tích. Mỗi dây thần kinh sẽ đảm nhiệm cho từng mắt, trên một thị trường riêng biệt.

Viêm dây thần kinh thị giác là tình trạng viêm làm tổn thương dây thần kinh thị giác và có liên quan đến bệnh đa xơ cứng.

Bệnh viêm dây thần kinh thị giác thường xảy ra ở 1 bên mắt hoặc cũng có thể bị cả hai bên mắt. Bệnh có thể chia ra thành các hình thái như:

  • Viêm dây thần kinh hậu nhãn cầu:
  • Viêm gai thị: Gai thị phù nề và xuất huyết nông quanh gai thị. Nếu chụp mạch huỳnh quang sẽ thấy giãn mao mạch, các vi phình mạch vào giai đoạn muộn và tồn tại cố định ở gai thị.

Nhiều chuyên gia y tế cho rằng khi mắc bệnh viêm dây thần kinh thị giác là do quá trình cơ thể  tự sản xuất ra những tác nhân chống lại vỏ bao của dây thần kinh thị giác và gây ra viêm.

Một số các bệnh lý có thể là nguyên nhân gây ra bệnh viêm dây thần kinh thị giác như:

Bệnh đa xơ cứng: Bệnh sẽ tấn công hệ miễn dịch và vỏ bao của các dây thần kinh ở não và cột sống.  

Viêm tủy thần kinh tụy: Bệnh lý này sẽ tương tự giống bệnh đa xơ cứng gây ra phá hủy ở thần kinh thị và tủy sống nhưng ít khi phá hủy các dây thần kinh ở não.

Người mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn như giang mai, bệnh laobệnh zona, sởi, herpes…

Sử dụng quá lạm dụng hoặc sai cách các loại thuốc như chống sốt rét và một số loại kháng sinh.

Một số các bệnh lý khác như lupus, sarcoidosis… có thể gây ra viêm thần kinh thị giác.

Bên cạnh đó có những đối tượng dễ có nguy cơ mắc bệnh viêm dây thần kinh thị giác như:

  • Người trong độ tuổi từ 20 - 40 tuổi.
  • Một số đột biến gen có thể làm tăng nhạy cảm với các tác nhân thúc đẩy gây viêm thần kinh thị giác hoặc bệnh đa xơ cứng.
  • Phụ nữ sẽ dễ mắc bệnh hơn nam giới.
  • Những người mang các  đột biến gen có thể dễ mắc bệnh hơn.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm dây thần kinh thị giác mà chưa liệt kê ở trên. Nếu người bệnh có những thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ khác để được giải đáp chi tiết.

Các triệu chứng nhận biết bệnh viêm dây thần kinh thị giác

Một số các dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm dây thần kinh thị giác như:

  • Xuất hiện cảm giác đau nhức ở mắt với mức độ từ trung bình đến nặng.  Khi người bệnh cử động mắt sẽ càng đau hơn hoặc cảm giác đau âm ỉ phía sau mắt.
  • Thị lực ở một mắt bị ảnh hưởng: Giai đoạn diễn biến của bệnh sẽ có mức độ ảnh hưởng không giống nhau trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày. Thị lực của người bệnh sẽ được cải thiện hơn khi tổn thương viêm được khu trú, điều này xảy ra trong khoảng từ vài tuần đến vài tháng.
  • Thị trường thị giác là vùng không gian mà mỗi bên mắt sẽ quan sát được. Khi bị mắc viêm dây thần kinh thị giác, thị trường của mắt sẽ bị thu hẹp ở một phần hoặc có thể mất  hẳn hoàn toàn.
  • Mất khả năng nhận thức màu, tuy nhiên tùy thuộc khả năng nhận biết màu sắc là tùy thuộc vào độ nhạy của những tế bào thần kinh trên võng mạc. Chính những phản ứng viêm  trên dây thần kinh thị giác nên sẽ làm ảnh hưởng đến nhận thức màu sắc. Triệu chứng nổi bật là người bệnh không nhận được màu sắc, không phân biệt được các màu với nhau.
  • Ánh sáng nhấp nháy: Xuất hiện các đốm sáng nhấp nháy như ánh đèn, mức độ xuất hiện các hình ảnh này sẽ tăng dần lên hoặc do người bệnh chuyển động nhãn cầu.

Những triệu chứng của bệnh viêm dây thần kinh thị giác sẽ kèm theo tổn thương trên thần kinh khác, một hoặc nhiều chi bị tê, rối loạn tri giác.

Thời gian mắc bệnh kéo dài thì tình trạng mắc viêm dây thần kinh thị giác sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn rất nhiều, cũng có những trường hợp bị mất thị lực vĩnh viễn. Do đó ngay khi có những triệu chứng bất  thường nên đến  cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.

viem-day-than-kinh-thi-giac
Nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám bệnh chính xác

Phương pháp điều trị viêm dây thần kinh thị giác

Hiện có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm dây thần kinh thị giác nên ngay khi có nghi ngờ viêm dây thần kinh thị giác bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán như:

  • Chụp cắt lớp quang học: Kỹ thuật này giúp nhìn thấy hình ảnh của những dây thần kinh ở mặt sau của mắt.
  • Chụp cộng hưởng từ não để thấy được những hình ảnh chi tiết của não.
  • Chụp CT cắt ngang của não bộ.

Có những trường hợp người bệnh mắc viêm dây thần kinh thị giác tự phục hồi được không cần điều trị. 

Tốt nhất ngay khli có những triệu chứng viêm dây thần kinh thị giác thì cần ngừng ngày các việc sử dụng các chất gây ra nhiễm độc thị thần kinh. 

Đối với vị trí mắt thì cần giải quyết các rối loạn tuần hoàn tại những dây thần kinh nhằm chống được nhiễm trùng, chống viêm. Việc điều trị viêm dây thần kinh thị giác hầu hết nhằm mục tiêu loại trừ được các nguyên nhân gây ra bệnh.

Đối với giai đoạn diễn biến nghiêm trọng hơn thì người bệnh sẽ cần nhập viện và tiến hành điều trị bằng corticoid với liều lượng cao, cần dùng theo cả đường uống, đường tiêm và đường tĩnh mạch.

Có trường hợp người bệnh sẽ cần điều trị kháng sinh, đặc biệt có thể dùng đến thuốc ức chế miễn dịch. Một số các loại thuốc dùng theo đường uống và tiêm cạnh nhãn cầu các Vitamin nhóm B, B1, B6, B12.

Sau thời gian điều trị  từ 3 tuần - 2 tháng thì tình trạng thị lực của người bệnh có thể được cải thiện dần nhưng ít có khả năng phục hồi hoàn toàn.

Qua bài viết ở trên bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin về bệnh viêm dây thần kinh thị giác, tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.