Bệnh nổi mề đay có nguy hiểm không?
Bệnh nổi mề đay là gì?
Mề đay là một trong những dạng phát ban do dị ứng thường xảy ra trong đời sống. Khi bị bệnh, người bệnh có thể bị nổi phát ban một phần hoặc toàn thân và rất ngứa. Bệnh mề đay có thể không đe dọa, nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu.
Bệnh nổi mề đay có các dạng như sau:
- Mề đay dị ứng gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, người bừng sau đó nổi những nốt sưng mề đay với đường kính khoảng vài mm - vài cm, buồn nôn, chóng mặt đau bụng.
- Mề đay vật lý xảy ra do tiếp xúc với các loại hóa chất, thuốc trừ sâu, mỹ phẩm,...có biểu hiện khá giống với nổi mề đay dị ứng.
- Mề đay do côn trùng cắn thường có hiện tượng nổi ban ở tay chân, mặt, cổ cùng với cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
- Bệnh mề đay không rõ nguyên nhân có thể sẽ phải tái phát nhiều lần, có thể tự xuất hiện cũng có thể tự biến mất, thường kéo dài trong 6 tháng khiến cho người bệnh cảm thấy, ngứa ngáy, buồn bực rất khó chịu.
Nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay
Nổi mề đay là căn bệnh thường gặp ở tất cả mọi đối tượng, lứa tuổi nhưng nữ giới có tỷ lệ mắc nhiều hơn so với nam giới. Bệnh nổi mề đay ngắn hạn hay còn gọi là bệnh mề đay cấp tính phổ biến và đã có ảnh hưởng đến 1-5 dân số trong một số khoảng thời gian nhất định. Và bệnh nổi mề đay mãn tính hay còn gọi là nổi mề đay lâu dài thì ít phổ biến hơn.
Bệnh này thường gặp ở trẻ em, phụ nữ từ độ tuổi từ 30-60 hoặc những người có tiền sử dị ứng.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nổi mề đay:
- Giới tính: phụ nữ nổi mề đay nhiều gấp đôi so với đàn ông
- Tuổi tác: Trẻ em có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn người trưởng thành.
Các triệu chứng thường gặp khi bị nổi mề đay
Các triệu chứng của bệnh mề đay có thể tái phát thường xuyên không lường trước được trong vòng vài tháng hoặc vài năm. Một số triệu chứng nổi mề đay cơ bản như sau:
- Người bệnh bị nổi ban đỏ hoặc trắng trên mặt, chân, tay.
- Nổi nhiều loại ban khác nhau về kích thước và hình dạng
- Người bệnh luôn cảm thấy ngứa ran rất khó chịu.
- Cơ thể xuất hiện các nốt sần.
- Phù lưỡi, suy hô hấp.
Khi bị nổi mề đay, bạn hãy đến gặp bác sĩ khi:
- Bệnh trở nặng hoặc không thuyên giảm trong vòng thời gian là 48 giờ.
- Bệnh gây cảm giác đau đớn, xuất hiện thêm những triệu chứng khác hoặc làm gián đoạn quá nhiều đến cuộc sống hàng ngày của bạn.
- Sử dụng các phương pháp điều trị tại nhà không khỏi.
- Cảm thấy choáng váng, tức ngực, khó thở, sưng họng hoặc khô lưỡi.
Biến chứng khi bị bệnh nổi mề đay
Bệnh nổi mề đay có thể gây ra một biến chứng nguy hiểm như:
- Chứng phù mạch
- Suy nhược cơ thể
- Sốc phản vệ
Nổi mẩn đỏ khi bị bệnh mề đay
Cách điều trị bệnh nổi mề đay
Những kỹ thuật y tế được dùng để chẩn đoán bệnh:
- Bệnh nổi mề đay có thể được chẩn đoán bằng một số xét nghiệm, và những biểu hiện, triệu chứng đã xuất hiện.
- Để chính xác hơn, các bác sĩ có thể tiến hành làm các xét nghiệm máu và xét nghiệm dị ứng để chẩn đoán bệnh.
Những phương pháp dùng để điều trị bệnh
- Bệnh này thường xảy ra trong một vài ngày và tự khỏi vì vậy thường không cần đến các liệu pháp điều trị.
- Trong một số trường hợp bệnh nặng hơn, bạn có thể sử dụng thuốc để làm giảm cảm giác khó chịu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng corticossteroid ngắn hạn để điều trị một số trường hợp nổi mề đay khác.
- Bạn nên dựa vào tình trạng sức khỏe, các triệu chứng bệnh để xử lý, điều trị bệnh.
Một số chú ý về chế độ sinh hoạt khi bị bệnh nổi mề đay
- Khi bị bệnh này bạn không nên mặc quần áo sáng màu.
- Không nên sử dụng các sản phẩm xà phòng độc hại hoặc chà xát quá mạnh vào da.
- Bạn nên làm mát các khu vực, bộ phận bị nổi mẩn mề đay bằng nước mát, quạt, vải mát hoặc kem dưỡng da loại nhẹ.
- Tránh ăn những thực phẩm cay nóng, đồ uống chứa nhiều chất kích thích hoặc dễ gây dị ứng.
- Bạn nên theo dõi lúc bệnh xuất hiện bao gồm: địa điểm, đồ ăn,...để biết nguy cơ dễ gây bệnh là gì để phòng tránh và điều trị.
Những thức ăn nên kiêng khi mắc bệnh
Người mắc bệnh mề đay nên ăn kiêng một số thực phẩm như sau:
- Bạn không nên sử dụng nhiều các chất kích thích như thuốc lá, cà phê.
- Bạn nên ăn kiêng các thực phẩm cay nóng như tiêu, ớt,...
- Bạn không nên ăn các thực phẩm giàu protein như hải sản, chocolate, trứng, sữa,...
- bạn không nên ăn đồ ngọt, bánh kẹo,..
- Bạn nên hạn chế ăn muối, không nên ăn quá nhiều vì có thể làm bệnh thêm nặng hơn.
- Bạn không nên tắm rửa bằng nước quá nóng vì có thể làm tổn thương đến da.
Trên đây là những thông tin cơ bản cần biết về bệnh mề đay do Cao đẳng Y dược TPHCM tổng hợp cung cấp. Nếu không may gặp phải bệnh mề đay bạn không cần phải quá lo lắng chỉ cần thực hiện theo đúng phương pháp điều trị là sẽ khỏi bệnh. Chúc các bạn khỏe mạnh.