Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Triệu chứng cảnh báo sớm tình trạng tắc tuyến lệ

Cập nhật: 06/10/2021 04:04 | Trần Thị Mai

Tắc tuyến lệ hay còn gọi là tắc tuyến lệ đạo, đây là bệnh thường xảy ra khi hệ thống dẫn lưu nước mắt bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn. Bệnh sẽ gây ra các triệu chứng chảy nước mắt sống, kích thích hoặc làm cho mắt bị nhiễm trùng mạn tính. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn các thông tin về bệnh tắc tuyến lệ.  

Triệu chứng cảnh báo sớm tình trạng tắc tuyến lệ

Nước mắt được tiết ra liên tục từ tuyến lệ nằm phía trên của mỗi bên mắt sau đó thoát vào hai điểm lệ rất nhỏ nằm ở góc trong mi trên, dưới và tiếp tục chảy qua hai lệ quản nằm trong mí mắt để vào đến túi lệ ở mặt bên sống mũi sau đó dẫn xuống mũi thông qua ống lệ mũi.

Trường hợp trẻ em bị tắc tuyến lệ bẩm sinh chiếm khoảng 20% và đa phần sẽ được tự khỏi khi trẻ được 1 tuổi trở lên. Đối với người lớn khi mắc bệnh tắc tuyến lệ bẩm sinh chỉ khi mắc các bệnh nhiễm trùng tại mắt, chấn thường, xuất hiện khối u hoặc mắc tình trạng sưng nề.

Có nhiều nguyên nhân để dẫn đến bệnh tắc tuyến lệ như:

  • Do bẩm sinh bị tắc nghẽn tuyến lệ: các hệ thống thoái nước mắt của trẻ sơ sinh không phát triển đầy đủ hoặc trong đó có một ống phát triển bất thường.
  • Độ tuổi cũng sẽ trở thành nguyên nhân gây ra tắc tuyến lệ. Những người lớn tuổi thường có nguy cơ bị tắc tuyến lệ do các lỗ nhỏ dẫn lưu nước mắt bị thu hẹp lại nên sẽ gây ra tắc nghẽn.
  • Do mắt bị nhiễm trùng mãn tính hoặc viêm mắt làm hệ thống dẫn lưu nước mắt hoặc mũi bị tắc.
  • Hộp sọ và khuôn mặt có sự phát triển bất thường cũng có nguy cơ làm tăng ống dẫn nước mắt.
  • Những người trước đó có tiền sử bị các chấn thương ở gần mũi, mũi như bị gãy và mô sẹo có thể làm tắc ống dẫn nước mắt.
  • Các chấn thương gần mũi hoặc tại mũi như gãy mũi, mô sẹo cũng có nguy cơ làm tắc ống dẫn nước mắt.
  • Sự xuất hiện của các khối u, u nang hoặc sỏi rất dễ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn tuyến lệ.
  • Polyp mũi được hình thành từ niêm mạc mũi ở những người bị viêm mũi dị ứng trong xoang mũi.
  • Lạm dụng thuốc hóa trị trong điều trị hoặc phương pháp xạ trị.

Nhóm đối tượng dễ có nguy cơ mắc bệnh tắc tuyến lệ như:

  • Trẻ sơ sinh.
  • Trước đó đã từng tiến hành phẫu thuật mí mắt, mũi, giải phẫu xương tại mũi…
  • Bệnh nhân bị viêm mắt mãn tính và phụ nữ lớn tuổi.
  • Đang trong quá trình điều trị ung thư hoặc xạ trị ung thư.
  • Người đang sử dụng thuốc chống tăng nhãn áp để điều trị bệnh glaucoma.

Ngoài ra sẽ còn có nhiều các nguyên nhân khác gây ra bệnh mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Các triệu chứng của bệnh tắc tuyến lệ

Nước mắt chảy liên tục không ngừng lại được ngay cả khi cơ thể không có bất cứ cảm xúc nào và đây là một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi bị tắc tuyến lệ.

Mắt thường xuyên bị chảy lệ, thị lực suy giảm theo dần, ở tròng trắng bị đỏ và thường bị sưng đau phía góc trong của mắt.

Trong túi lệ mũi có thể chứa vi khuẩn do khả năng gây nên tình trạng nhiễm trùng ở mức độ cao. Dấu hiệu để nhận biết tình trạng nhiễm trùng là lông mi thường bị đóng váng, mắt chảy mủ và bị mờ kèm theo sốt.

Ngay khi gặp các triệu chứng ở trên để hạn chế biến chứng về mắt xảy ra thì tốt nhất người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện chuyên khoa mắt hoặc các bệnh viện đa khoa lớn thăm khám và điều trị kịp thời.

Tắc tuyến lệ có nguy hiểm không?

Bệnh tắc tuyến lệ diễn ra ở trẻ sơ sinh sẽ không cần phải điều trị vì khoảng hơn 1 tuổi sẽ tự khỏi. Nhưng khi trẻ mắc bệnh phụ huynh lưu ý vệ sinh mắt bé cẩn thận để không gây viêm nhiễm, khi thấy mắt trẻ có dấu hiệu đỏ, sưng hoặc vàng thì ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa vì đó dấu hiệu bị nhiễm trùng.

Tuy nhiên khi bị tắc tuyến lệ làm cho người bệnh bị chảy nước mắt khi không có cảm xúc nên sẽ dễ bị kích ứng, nhiễm trùng mắt mạn tính. Bệnh diễn biến trong suốt thời gian dài dẫn đến tình trạng viêm kết mạc đồng thời vi khuẩn, virus và nấm ảnh hưởng đến thị lực và khả năng quan sát của mắt.

tac-tuyen-le
Ngay khi có các triệu chứng bất thường về mắt nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám

Kỹ thuật chẩn đoán bệnh tắc tuyến lệ

Khi khám mắt lâm sàng, bác sĩ có thể đánh giá bệnh nhân bị tắc nghẽn hay không, các kỹ thuật chẩn đoán bệnh tắc tuyến lệ phổ biến như:

  • Nhuộm Fluorescein: thực hiện các bơm một chất nhuộm màu vào trong mắt, sau khoảng 5 phút sẽ nhấp nháy mắt bình thường nếu thấy còn nhiều chất nhuộm màu bên trong mắt chứng tỏ ống dẫn nước mắt đã bị tắc.
  • Tiến hành kiểm tra sự lưu thông của nước mắt: sử dụng bơm dịch vào hệ thống lệ đạo của bệnh nhân thông qua điểm lệ ở góc trong của mắt bị bệnh. Nếu khi dịch vừa mới bơm mà không thể di chuyển xuống họng thì chắc chắn đã bị tắc tuyến lệ.
  • Chụp X-quang hoặc CT Scan: kỹ thuật này sử dụng bơm chất cản quang vào hệ thống lệ đạo và chụp để bác sĩ chuyên khoa có thể khảo sát sâu hơn và đưa ra kết quả chính xác hơn.

Phương pháp điều trị bệnh Tắc tuyến lệ

Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh, các cách chữa tắc tuyến lệ  phổ biến để đạt hiệu quả điều trị cao. Nhưng phương pháp điều trị tắc tuyến lệ như:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh: trường hợp nghi ngờ người bệnh bị nhiễm trùng bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng thuốc kháng sinh nhỏ mắt hoặc thuốc viên.
  • Giãn chỗ tắc nghẽn thông qua ống thông có bóng: Khi các phương pháp trên được chỉ định nhưng không đem lại hiệu quả cao thì người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện thủ thuật ống thông có bóng. Đây thường là phương pháp hiệu quả đối với trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và người lớn bị tắc nghẽn tuyến lệmột phần;
  • Tiến hành massage ống dẫn lưu nước mắt: Phương pháp này sẽ được thực hiện nếu muốn mở ống dẫn lưu nước mắt cho người bệnh. Tuy nhiên nên hỏi bác sĩ về cách massage để đúng cách và đạt hiệu quả cao hơn. Cơ bản thì người bệnh có thể tiến hành massage nhẹ nhàng giữa các ống dẫn lưu và mát-xa dọc lên phía trên mũi để giúp chúng thông thoáng hơn;
  • Đặt stent hoặc luồn ống thông:  Khi thực hiện phương pháp này người bệnh cần được gây mê toàn thân.
  • Chờ một thời gian: Khi xác định được nguyên nhân gây tắc tuyến lệ là do chấn thường vùng mặt bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh chờ thêm một khoảng thời gian nữa để xác định được chính xác tình trạng bệnh và lúc đó sẽ đưa ra chỉ định phù hợp.
  • Nong, thăm dò và rửa: Trường hợp trẻ sơ sinh bị mắc tuyến lệ thì không thể tự nong và rửa được, do đó các bậc phụ huynh cần thực hiện cho con hoặc nhờ đến bác sĩ chuyên khoa.
  • Phẫu thuật mở thông túi lệ xuống mũi: dùng để mở ra lối thoát cho nước mắt vào mũi.

Bài viết ở trên được giảng viên giảng dạy Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ một số những dấu hiệu cảnh báo bệnh tắc tuyến lệ, từ đó bạn đọc có thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.