Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Tìm hiểu về bệnh đa hồng cầu nguyên phát

Cập nhật: 14/12/2020 09:55 | Trần Thị Mai

Đa hồng cầu nguyên phát là bệnh chưa rõ nguyên nhân nằm trong hội chứng tăng sinh tủy xương ác tính. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn các thông tin về bệnh như nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị…  

Tìm hiểu về bệnh đa hồng cầu nguyên phát

Tìm hiểu bệnh đa hồng cầu nguyên phát

Đa hồng cầu nguyên phát là hội chứng tăng sinh tủy ác tính, đây chính là nhóm bệnh ung thư máu mãn tính và có xu hướng trở nặng hơn theo thời gian. 

Bệnh này sẽ gây ra ảnh hưởng đến các loại tế bào máu nhưng hồng cầu bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Khi số lượng máu tăng lên nếu không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến các biến chứng  làm gia tăng nguy cơ đông máu hoặc có thể đe dọa đến tính mạng hoặc dẫn đến bệnh ung thư máu nghiêm trọng.

Hiện nay chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh đa hồng cầu nguyên phát. Theo như các nhà khoa học đã công bố thì tình trạng rối loạn chức năng không bình thường của tủy xương sẽ gây ra các khiếm khuyết gen tên JAK2V617F. Do sự bất thường của gen này các tủy xương sẽ sản sinh ra quá nhiều những tế bào máu, đặc biệt là hồng cầu. Do đó đột biến này là do mắc phải chứ không hề do bẩm sinh.  

Bệnh đa hồng cầu nguyên phát không phổ biến nhưng thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Bệnh sẽ hiếm gặp đối với những người dưới 40 tuổi.

Bên cạnh đó có một số các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đa hồng cầu nguyên phát như:

  • Người đã từng xuất hiện cục máu đông.
  • Thường thấy lứa tuổi trên 6 sẽ dễ mắc bệnh đa hồng cầu nguyên phát hơn.
  • Người bệnh mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, cholesterol  cao, bệnh tiểu đường.
  • Người thường xuyên có thói quen không lành mạnh như uống rượu bia, dùng các chất kích thích, hút thuốc lá.
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai.

Ngoài ra sẽ còn có các nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh hồng cầu nguyên phát khác chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh có thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa để có thêm nhiều thông tin giải đáp.

Các triệu chứng của bệnh đa hồng cầu nguyên phát

Một số các triệu chứng của bệnh đa hồng cầu nguyên phát bao gồm:

  • Khi nằm xuống sẽ bị khó thở.
  • Có các triệu chứng  chóng mặt, đau đầu.
  • Bất thường chảy máu và chảy máu nhiều.
  • Có cảm giác đầy bụng ở bên trái.
  • Sau khi tắm bằng nước ấm bị ngứa.
  • Da mặt có màu đỏ hoặc bề mặt da tái xanh.
  • Các triệu chứng của cục máu đông trong các tĩnh mạch nông trên bề mặt da.
  • Thị lực bị ảnh hưởng, đặc biệt tầm nhìn bị suy giảm đi.

Người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị ngay lập tức ngay khi nhận thấy các triệu chứng nghiêm trọng như:

  • Các vết thương nhỏ cũng chảy rất nhiều máu.
  • Xương khớp đau nhức.
  • Mặt đỏ thường xuyên, khó kiểm soát.
  • Nướu răng cũng có triệu chứng chảy máu.
  • Bàn tay, bàn chân thấy nóng rát.
  • Mất thị lực đột ngột.
  • Mất cân bằng đột ngột, chóng mặt kèm theo cảm giác đau đầu dữ dội.
  • Có các vấn đề về trí nhớ hoặc khó kiểm soát được nhận thức.

Các biến chứng của bệnh đa hồng cầu nguyên phát

Khi không điều trị bệnh đa hồng cầu nguyên phát thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như:

  • Khi các vấn đề nồng độ hồng cầu cao thì sẽ dẫn đến loét hở bên trong niêm mạc dạ dày, hoặc thực quản và các khớp xương bị tồn thương.
  • Các tình trạng xơ hóa tủy xương, hội chứng tủy xương sẽ phát triển bất thường và bệnh bạch cầu cấp.
  • Lách to: Khi kích thước của lách tăng  lên là do làm việc nhiều hơn để lọc lượng tế bào máu tăng lên.
  • Gặp phải các vấn đề về da như thấy ngứa ngáy, ngứa ran ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc đỏ mặt.

Cũng có thể người bệnh sẽ gặp phải các biến chứng khác mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

benh-da-hong-cau-nguyen-phat
Điều trị đa hồng cầu nguyên phát có thể dùng thuốc trong điều trị 

Các biện pháp điều trị đa hồng cầu nguyên phát

Điều trị bệnh đa hồng cầu nguyên phát sẽ giúp làm giảm độ đặc của máu và đồng thời ngăn chặn được tình trạng chảy máu và đông máu. Thời gian và các phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào tình trạng cơ thể người bệnh.

Hiện nay những phương pháp được dùng trong điều trị đa hồng cầu nguyên phát như:

Sử dụng thuốc trong điều trị

  • Thuốc aspirin có tác dụng được sử dụng giảm thiểu các cục máu đông và cảm giác đau. Tuy nhiên việc dùng Aspirin hạn chế trường hợp chảy máu dạ dày thì cần dùng với liều thấp.
  • Thuốc giảm tế bào máu: hydroxyurea (Droxia, Hydrea), interferon, anagrelide (giảm số lượng tiểu cầu), ruxolitinib (Jakafi).
  • Thuốc giúp giảm ngứa: thường là các thuốc được sử dụng để điều trị trầm cảm, được gọi là chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), có thể giúp giảm ngứa. SSRIs bao gồm paroxetin (Paxil) hay fluoxetine (Prozac).

Việc dùng thuốc cần tuân chỉ theo đúng các hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả cao sau quá trình điều trị. Tuyệt đối không được tự ý dùng theo sở thích của bản thân vì có thể gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe.

Phương pháp trích máu tĩnh mạch

Ngoài ra thì người bệnh cũng có thể thực hiện phương pháp trích máu tĩnh mạch. Trong phương pháp này một lượng máu sẽ được rút ra khỏi tĩnh mạch hàng tuần để nhằm giảm bớt số lượng các tế bào hồng cầu.

Xây dựng chế độ sinh hoạt

Bên cạnh các phương pháp điều trị ở trên thì người bệnh còn chú ý đến chế độ sinh hoạt tại nhà giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng do bệnh gây ra. Cụ thể như:

  • Duy trì thói quen tập thể dục hằng ngày với các bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe người bệnh như đi bộ, chơi thể theo... để cải thiện tuần hoàn máu và tránh trường hợp đông máu.
  • Tránh xa thuốc lá vì có thể làm gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ do cục máu đông.
  • Để giảm ngứa thì người bệnh có thể tắm nước mắt hoặc vòi hoa sen. Tuy nhiên tránh để làm xước da và người bệnh nên dùng thêm các loại kem phù hợp với tình trạng da để bảo vệ làn da luôn khỏe mạnh.
  • Ăn mặc phù hợp với thời tiết và môi trường sống để tránh để nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh nhằm hạn chế gây ra do tuần hoàn máu kém.
  • Thường xuyên kiểm tra các vết lở, loét trên bàn tay, bàn chân của người  bệnh để thay đổi hướng điều trị cho phù hợp hơn.

Bệnh đa hồng cầu nguyên phát có tiên lượng tương đối tốt. Người bệnh có thể có thời gian sống thêm kéo dài gần bằng người bình thường nếu được điều trị phù hợp. Nguyên nhân tử vong chủ yếu là do tắc mạch, tai biến mạch máu não do tăng huyết áp. Một số người bệnh có thể chuyển thành ung thư máu cấp.

Mắc bệnh đa hồng cầu nguyên phát. Do đó để ngăn ngừa những biến chứng xấu có thể gây ra thì khi có biểu hiện khác thường, bạn vẫn nên thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời nhé.