Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Chế độ ăn cho người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Cập nhật: 28/05/2021 11:22 | Trần Thị Mai

Với những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chế độ ăn sẽ giúp đảm bảo sức khỏe và kiểm soát bệnh tốt hơn. Đây cũng là nhóm đối tượng cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt do phải tiêu hao nhiều năng lượng cho quá trình hô hấp. Vậy người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì? Kiêng gì?  

Chế độ ăn cho người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì?

Mắc phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì? Để trọng lượng cơ thể được kiểm soát tốt mà vẫn đáp ứng được nhu cầu năng lượng cần thiết cho người bệnh, đồng thời ngăn ngừa diễn biến xấu của bệnh. Cụ thể các thức ăn mà người bệnh nên sử dụng trong quá trình điều trị bệnh như:

Nhóm thực phẩm giàu protein

Các thực phẩm như cá, trứng, thịt, sữa, động vật ăn cỏ, thịt gia cầm đều giàu protein cho quá trình cải thiện bệnh. Đặc biệt thịt nạc là nguồn bổ sung protein dồi dào.

Protein là hàm lượng dinh dưỡng mà người bị viêm phổi tắc nghẽn mãn tính thường thiếu hụt dẫn đến cơ bắp bị teo, giảm khả năng cử động và di chuyển. Do đó nhóm thực phẩm này cần được bổ sung thường xuyên.

Nhóm Carbohydrate hỗn hợp

Trong chế độ ăn hàng ngày cần bổ sung các loại thực phẩm chứa carbohydrate. Nhóm thực phẩm này có rất nhiều chất xơ, kẽm nên giúp cải thiện chức năng của hệ thống tiêu hóa, kiểm soát được lượng đường trong máu. Kẽm có trong các loại đậu cũng làm cải thiện được những triệu chứng của bệnh.

Một số thực phẩm thuộc nhóm Carbohydrate: cám, đậu Hà Lan, khoai tây còn nguyên vỏ, diêm mạch, các loại đậu, đậu lăng…

Trái cây, rau tươi

Trái cây và rau quả tươi sẽ cung cấp nhiều các Vitamin, chất xơ, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt rất tốt cho quá trình làm lành vết thương của người  mắc phổi tắc nghẽn mạn tính. Tuy nhiên không phải loại thực phẩm nào cũng phù hợp nên cần cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng.

Tốt nhất chỉ nên sử dụng trái cây ít lên men như các loại quả mọng: nho, việt quất, dứa, dâu tây,... 

Thực phẩm giàu Kali

Các ion Kali rất quan trọng đối với chức năng của phổi, do đó thiếu kali sẽ gây ra những ảnh hưởng về vấn đề hô hấp.

Thực phẩm giàu Kali như: các loại rau có màu xanh lá đậm, cà chua, bơ, măng tây, củ dền, khoai tây, chuối, cam…

Chất béo tốt cho sức khỏe

Mặc dù chế độ ăn nhiều chất béo sẽ không tốt cho sức khỏe người bệnh do đó thay thế các thực phẩm chiên thì hãy chọn đồ ăn nhẹ và có chất béo như bơ, các loại hạt, dầu dừa, dầu oliu, cá béo, phô mai… Nhóm thực phẩm này giúp cung cấp dinh dưỡng tổng thể nhiều hơn, ngay cả khi dùng trong một thời gian dài.

Bổ sung Vitamin D

Vitamin D có nhiều trong ánh nắng mặt trời, thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, cá thu… Hoặc cũng có thể bổ sung Vitamin D từ các thực phẩm chức năng. Việc thiếu Vitamin D sẽ khiến cho quá trình bệnh thêm nghiêm trọng hơn.

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa chính là nguồn dinh dưỡng dồi dào cung cấp protein, Vitamin, Canxi, chất béo… giúp duy trì được lượng calo cần thiết cho cơ thể.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa để bồi bổ cơ thể cho đối tượng là người kém ăn, thiếu dinh dưỡng. Người dùng cũng có thể sử dụng sữa kèm sinh tố kết hợp sữa chua, trái cây. 

Người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên kiêng gì?

Một số thực phẩm không tốt cho sức khỏe người bệnh sẽ gây khó thở, đầy hơi, đặc biệt với người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính như:

Muối

Sử dụng nhiều muối trong chế độ ăn hàng ngày thì tình trạng giữ nước sẽ diễn ra và gây ảnh hưởng đến khả năng hô hấp. Tốt nhất không nên thêm muối vào các món ăn.Từ đó thay thế các loại thảo mộc, gia vị không ướp muối để làm hương vị thay thế.

Tốt nhất nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng về các thực phẩm có hàm lượng muối thấp để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Theo khuyến cáo mỗi bữa ăn không nên vượt quá 300mg natri.

benh-phoi-tac-nghen-man-tinh
Muối là một trong những thực phẩm mà người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Loại trái cây không tốt

Táo, mơ, đào, dưa lê… là một số loại trái cây có hạt cứng gây đầy hơi cho cơ thể, điều này ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mạn tính.

Các loại rau và đậu

Rau và đậu kết hợp với nhau tạo khí gas, gây đầy hơi sau khi sử dụng.

Người bệnh nên lưu ý khi sử dụng chúng đặc biệt là các loại rau như: bắp cải, súp lơ, tỏi tây, đậu nành, hành… tuy nhiên nếu người bệnh không gặp phải hiện tượng đầy hơi thì vẫn có thể sử dụng các loại thực phẩm này.

Socola và các đồ uống có cồn

Trong socola có chứa nhiều caffeine, các đồ uống có cồn chứa chất kích thích nên sẽ gây ra ảnh hưởng rất nhiều tới người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Do đó hãy tham khảo kỹ bác sĩ chuyên khoa về tình trạng bệnh có nên ngừng sử dụng socola và đồ uống có cồn hay không.

Thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ

Thực phẩm chiên, có nhiều dầu mỡ sẽ gây ra đầy hơi, khó tiêu. Thực phẩm có nhiều gia vị cũng gây khó chịu và ảnh hưởng đến hơi thở của bạn. Vậy nên, bạn cần hạn chế sử dụng các thực phẩm này nhiều nhất có thể.

Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Để chuẩn bị cho bữa ăn của bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mạn tính cần lưu ý như:

  • Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong một ngày: Chế độ ăn trong ngày là 3 bữa chính thì khi mắc bệnh thì hãy chia thành 5 – 6 bữa nhỏ/ ngày để không gây áp lực lên dạ dày và phổi có đủ chỗ để mở rộng và làm cho việc thở dễ dàng hơn.
  • Thời gian ăn bữa chính sớm hơn: cố gắng ăn bữa chính sớm nhất có thể để có năng lượng hoạt động cả ngày.
  • Luôn ở tư thế thoải mái: Người bệnh nên ngồi trên một chiếc ghế cao để trong khi ăn cảm thấy thoải mái và không gây áp lực lên phổi.
  • Nên cố gắng uống nước thường xuyên cả ngày. Cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ giúp chất nhầy loãng hơn và bạn có thể dễ dàng loại bỏ chúng khi ho.
  • Tránh các đồ uống có cồn vì chúng có thể tương tác với thuốc. Hơn nữa, rượu cũng có thể làm chậm nhịp thở và khiến bạn ho ra chất nhầy khó khăn hơn.
  • Chọn các loại thực phẩm dễ tìm mua và không mất quá nhiều công sức chế biến, từ đó giúp tránh lãng phí năng lượng.

Hy vọng những thông tin được các thầy cô ngành Điều dưỡng chia sẻ về Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hữu ích với bạn đọc, tuy nhiên những thông tin chỉ mang tính chất tham khảo nên nếu bạn có thắc mắc thì hãy hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên khoa. Hãy thường xuyên cập nhật các bài viết về bệnh lý cùng chuyên mục này để có thêm thông tin y khoa tốt cho sức khỏe.