Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh giãn phế quản

Cập nhật: 01/03/2022 08:02 | Trần Thị Mai

Bệnh giãn phế quản có thể xảy ra ở một hoặc nhiều phần của phổi sẽ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng nếu bạn đọc không tìm hiểu chính xác tình trạng giãn phế quản là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh? Các triệu chứng nhận biết? Phương pháp điều trị?... Mời bạn đọc theo dõi dưới bài viết để nắm rõ các thông tin về bệnh giãn phế quản.  

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh giãn phế quản

Giãn phế quản là tình trạng giãn không hồi phục của cây khí phế quản, có thể giãn phế quản khu trú chỉ ở một vùng của phổi hoặc giãn phế quản lan tỏa.

Giãn phế quản sẽ làm cho phế quản dần mất đi khả năng làm sạch dịch nhầy. Lúc này dịch nhầy sẽ tích tụ lại và là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh trường. Chính điều này làm tái phát đi tái lại tình trạng nhiễm trùng và có thể sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Nguyên nhân bệnh giãn phế quản

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tính trạng gây giãn phế quản. Cụ thể tìm hiểu như:

  • Người bệnh mắc các nhiễm trùng ở phổi đây chính là nguyên nhân thường gặp của giãn phế quản bao gồm nhiễm virus như cúm và các bệnh nhiễm khuẩn như tụ cầu khuẩn hoặc lao.
  • Bạn hít phải vật lạ hoặc thực phẩm.
  • Mắc các bệnh viêm nhiễm virus ở phổi hoặc phế quản: khi mắc các bệnh lý này sẽ gây ho và gia tăng áp lực trong lòng phế quản kéo dài. Ban đầu giãn phế quản sẽ chỉ là hậu quả tạm thời nhưng nếu không được điều trị sớm thì có thể dẫn đến bệnh giãn phế quản và không thể phục hồi.
  • Gặp phải các tổn thương gây hẹp phế quản: một số các bệnh lý sẽ gây hẹp phế quản như polyp phế quản, các bệnh lý hạch ở rốn phổi như lao hạch, dị vật phế quản… Khi các phế quản bị hẹp sẽ dẫn đến lòng phế quản bị ứ đọng và dẫn đến phế quản bị viêm nhiễm kéo dài dẫn đến cấu trúc thành phế quản bị tổn thương. Cùng với đó gây tăng áp trong lòng phế quản và dẫn đến giãn phế quản.

Giãn phế quản là bệnh rất thường gặp, ảnh hưởng ở nam nhiều hơn nữ. Bệnh có thể ảnh hưởng bất cứ ai trong mọi lứa tuổi.

Ngoài ra còn có những nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh giãn phế quản. Bạn đọc có thể hỏi thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có thêm nhiều thông tin chi tiết.

benh-gian-phe-quan

Giãn phế quản là bệnh thường gặp ở người cao tuổi.

Các triệu chứng nhận biết bệnh giãn phế quản

Giảng viên khoa Dược của trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ ban đầu khi mới mắc bệnh giãn phế quản sẽ chỉ xuất hiện những tổn thương nhỏ nhưng đến khi bị nhiễm trùng phổi sẽ tái đi tái lại nhiều lần thì xuất hiện các biểu hiện rõ rệt. Đặc biệt cá triệu chứng phát triển ngày càng nhanh nếu thời gian kéo dài.

Một số các triệu chứng dễ gặp khi bị giãn phế quản như:

  • Cơ thể người bệnh sốt: Khi có ứ đọng mủ trong phế quản và chưa khạc ra được thì sẽ gây sốt khoảng 38 – 40 độ C. Đi kèm với sốt người bệnh thường xuyên mệt mỏi, đau đầu, chán ăn và gầy gò, ốm yếu.
  • Ho khạc ra đờm: đây là triệu chứng nổi bật và sẽ thường ho về sáng, khạc ra nhiều đờm chứa mủ. Nghiêm trọng hơn sẽ có những trường hợp người bệnh ho ra máu.
  • Da xanh xao kèm theo sụt cân nhanh chóng.
  • Thở gấp, khó thở hoặc thở hụt hơi.
  • Đau ngực hay tức ngực: đây là triệu chứng nhiễm khuẩn ở phổi vùng gần màng phổi hoặc túi phế quản giãn căng.

Tùy thuộc vào giai đoạn của từng người bệnh mà sẽ có các triệu chứng nhận biết giãn phế quản khác nhau. Để phát hiện sớm tình trạng bệnh thì nên đi khám sức khỏe định kỳ hoặc ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc giãn phế quản.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh giãn phế quản

 Người bệnh nếu mắc giãn phế quản trong suốt một thời gian dài nếu không được điều trị thì sẽ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, cụ thể như:

Người bệnh bị suy hô hấp

Hiện tượng lượng oxy cung cấp từ phổi vào máu không đủ. Chính tình trạng này sẽ dẫn đến khó thở, thở nhanh. Các triệu chứng người bệnh có thể gặp phải như da xanh xao, hoa mắt, chóng mặt, mất ý thức và có thể bị ngất xỉu… đó là tình trạng bệnh khi đã bước vào giai đoạn nghiêm trọng.

Xẹp phổi

Đây là tình trạng thùy phổi hoặc phổi bị xẹp một phần hay hoàn toàn là do các túi khí nhỏ ở trong phổi bị xẹp. Khi mắc xẹp phổi dấu hiệu nổi bật là bệnh nhân cảm thấy khó thở, thở nhanh, thở gấp... tuy nhiên sẽ giống với dấu hiệu của bệnh áp xe phổi nên người bệnh cần lưu ý nếu thắc mắc hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp.

Suy tim

Khi trường hợp giãn phế quản gây ra các ảnh hưởng đến toàn bộ đường thở sẽ dẫn đến bệnh suy tim. Tình trạng suy tim là khi tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng những nhu cầu cần thiết của cơ thể. Khi bị suy tim thì các triệu chứng có thể gặp là khó thở, cơ thể mệt mỏi và sưng phù mắt cá chân, bụng, tĩnh mạch cổ…

benh-gian-phe-quan
Chẩn đoán bệnh giãn phế quản bằng phương pháp chụp X – quang

Những phương pháp điều trị bệnh giãn phế quản

Hiện nay chưa có cách nào để điều trị triệt để tình trạng giãn phế quản tuy nhiên các phương pháp điều trị phổ biến là điều trị bằng thuốc hoặc vật lý trị liệu, xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp lành mạnh nhằm kiểm soát, cải thiện các triệu chứng khó chịu do giãn phế quản gây ra. Cụ thể một số các phương pháp điều trị bệnh giãn phế quản như:

Dùng thuốc kháng sinh

Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị giãn phế quản nhằm tiêu diệt vi khuẩn và hạn chế gây ra nhiễm trùng.

Trong trường hợp cần điều trị đợt bội nhiễm của giãn phế quản cần duy trì điều trị trong khoảng từ 10 – 15 ngày.

Khi giãn phế quản ở trường hợp nặng sẽ cần dùng kháng sinh kéo dài hơn và có thể hơn 1 tháng nhằm điều trị tốt tình trạng bệnh.

Dẫn lưu đờm

Đây là một liệu pháp điều trị và có vai trò giống như dùng kháng sinh trong điều trị. Những biện pháp dẫn lưu đờm thường được sử dụng như ho, khạc đờm dâu, vỗ rung lồng ngực và kết hợp với dẫn lưu tư thế hàng ngày.

Dùng thuốc trong điều trị

Đối với các trường hợp bệnh nhân khó thở, phổi có ran rít, ngáy thì bác sĩ sẽ chỉ định thêm các loại thuốc dùng theo đường uống, khí dung. Các thuốc có thể được dùng bao gồm: salbutamol, terbutaline, thuốc kháng cholinergic, theophylline, bambuterol...

Phẫu thuật

Khi thực hiện các phương pháp ở trên không mang lại hiệu quả thì bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ mắc bệnh mà sẽ đưa ra phương pháp điều trị phẫu thuật phù hợp.

Trong các trường hợp giãn phế quản nghiêm trọng bác sĩ có thể cân nhắc ghép phổi để thay thế phần phổi bị bệnh.

Xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp

Các thay đổi trong lối sống sẽ là những biện pháp được áp dụng tại nhà để cải thiện nhanh triệu chứng bệnh giãn phế quản:

  • Điều trị sớm ngay khi có các dấu hiệu ban đầu của bệnh lý để hạn chế giãn phế quản khỏi nhiễm trùng phổi.
  • Sử dụng các biện pháp để tránh không khí ô nhiễm và giúp phổi tránh được các khí hóa chất độc hại.
  • Nên bỏ thuốc lá và tránh xa những nơi có khói thuốc lá để không gây áp lực đến phổi.
  • Cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể hàng ngày từ 2 – 2.5l nước.
  • Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, các loại ngũ cốc nguyên hạt, sữa không béo hoặc ít béo. Ngoài ra, hãy tránh xa các loại ngũ cốc đã qua tinh chế, thức ăn chứa nhiều muối và đường, đồ ăn được chế biến sẵn, cay nóng...

Bài viết ở trên về bệnh giãn phế quản chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp