Thuốc kháng sinh
Nguồn gốc và định nghĩa thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh được nhà khoa học Alexander Fleming đến từ scottland sáng chế vào năm 1928. Thuốc là những hợp chất hóa học, không kể nguồn gốc có tác động chuyên biệt trên một giai đoạn chuyển hóa thiết yếu của vi sinh vật. Thuốc kháng sinh có thể kìm hãm hoặc tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh tránh cho chúng phát triển và lây lan.
Phân loại kháng sinh
Thuốc kháng sinh rất đa dạng và mỗi loại thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng với một loại vi khuẩn nhất định. Vì vậy, khi chữa trị cho người bệnh các bác sĩ sẽ tự đoán loại vi khuẩn gây bệnh. Trong trường hợp một loại kháng sinh được dự đoán đó có thể chống lại tất cả các loại vi khuẩn trong cơ thể thì các bác sĩ sẽ không cho bệnh nhân phải xét nghiệm thêm nữa.
Bên cạnh đó, nếu tình trạng nhiễm trùng do nhiều loại vi khuẩn khác nhau thì để biết rõ hơn, các bác sĩ phải cho bệnh nhân thực hiện thêm các xét nghiệm để xác định chính xác vi khuẩn gây bệnh dựa vào các mẫu máu, mẫu nước tiểu, mô từ bệnh nhân. Sau quá trình đó, các vi khuẩn sẽ được thử nghiệm tính nhạy cảm với các loại thuốc kháng sinh khác nhau.
Các loại thuốc kháng sinh có hiệu quả trong phòng thí nghiệm không nhất thiết phải có tác dụng với người nhiễm bệnh. Hiệu quả điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ thuốc được hấp thụ vào máu, số lượng thuốc được đưa đến nơi bị nhiễm trùng cùng với đó là tốc độ cơ thể bài tiết thuốc. Tất cả những điều này sẽ có sự khác nhau giữa từng người, từng loại thuốc, các rối loạn khác nhau và độ tuổi khác nhau.
Ngoài ra, việc lựa chọn thuốc kháng sinh còn phụ thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tình trạng nhiễm trùng, khả năng gây ra các tác dụng phụ, dị ứng, các phản ứng nghiêm trọng của thuốc và giá thuốc.
Một số trường hợp điều trị thuốc kháng sinh:
- Trường hợp bệnh nhân nhiễm trùng nghiêm trọng trong suốt những ngày đầu khi mà ảnh hưởng của thuốc kháng sinh với vi khuẩn chưa được xác định rõ.
- Một số tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra phát triển một cách nhanh chóng tính năng đề kháng một loại kháng sinh đơn lẻ.
- Các bệnh nhiễm trùng do nhiều loại vi khuẩn gây nên và mỗi loại vi khuẩn lại bị ảnh hưởng bởi một loại kháng sinh khác nhau.
Mỗi loại thuốc kháng sinh được dùng để chống lại 1 lại 1 hoặc nhiều loại vi khuẩn
Cách sử dụng thuốc
Để sử dụng thuốc kháng sinh chính xác chúng ta phải lưu ý một số điều sau:
- Trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng do vi khuẩn sẽ được sử dụng các loại thuốc kháng sinh dưới dạng tiêm vào tĩnh mạch. Sau khi tình trạng nhiễm trùng đã được kiểm soát ổn thì chúng ta sẽ sử dụng các thuốc kháng sinh dạng viên nén để uống bổ sung.
- Thuốc kháng sinh cần phải được dùng cho đến khi vi khuẩn lây nhiễm được trục xuất và tiêu diệt hoàn toàn. Để làm được điều này, bệnh nhân cần phải uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
- Nếu bạn bị bệnh chỉ viêm mà không nhiễm khuẩn thì không nên sử dụng thuốc kháng sinh.
- Nếu bạn bị sốt do vi rút không do vi khuẩn cũng không nên sử dụng thuốc kháng sinh.
Thời điểm nên uống thuốc kháng sinh
Các loại thuốc kháng sinh nên uống xa bữa ăn
Các loại thuốc kháng sinh uống xa bữa ăn bao gồm nhóm penicillin, nhóm cephalosporin, nhóm macrolid và nhóm thuốc kháng sinh chống lao phổi . Đây là những loại thuốc kém bền vững trong môi trường dịch vị hoặc bị giảm hấp thu do thức ăn từ đó giảm hiệu quả hiệu quả điều trị bệnh. Vì vậy, nếu đang sử dụng một loại thuốc trong các nhóm thuốc kháng sinh trên thì nên uống trước 1 tiếng trước bữa ăn hoặc 2 tiếng sau bữa ăn.
Các loại thuốc kháng sinh sử dụng trong hoặc ngay sau bữa ăn
Những loại thuốc sử dụng trong ăn hoặc ngay sau bữa ăn gồm có nhóm quinolon, nhóm nitroimidazol và nhóm cyclin. Đây là những loại thuốc không bị giảm hấp thu do thức ăn hoặc kích thích đường tiêu hóa.
Đối với các loại viên bao tan trong ruột, không thuộc nhóm kháng sinh nào đều có thể uống bất kỳ lúc nào trước ăn, sau ăn hay trong bữa ăn đều được.
Các phản ứng phụ thường gặp khi uống thuốc kháng sinh
Một số phản ứng phụ thường gặp khi uống thuốc kháng sinh các bạn cần phải chú ý:
- Một số trường hợp sau khi uống thuốc kháng sinh đã bị tiêu chảy, đau bụng.
- Ở phụ nữ, bạn có thể gặp phải tác dụng phụ như nhiễm trùng men âm đạo.
- Có một số trường hợp thuốc kháng sinh có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như làm suy yếu chức năng gan, thận, tủy xương và một số cơ quan khác.
- Nhóm khán sinh ampicillin và amixycillin có thể gây ra phát ban hoặc sởi
Trên đây, Trường Cao đẳng Dược TPHCM đã tổng hợp tất cả các thông tin hữu ích nhất về thuốc kháng sinh để bạn đọc tham khảo. Hãy tuy cập vào website thường xuyên để cập nhật những thông tin mới nhất và bổ ích nhất về thuốc và sức khỏe.