Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Những điều người sử dụng cần biết khi dùng thuốc Apraclonidine

Cập nhật: 12/01/2021 10:55 | Trần Thị Mai

Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn các thông tin về thuốc Apraclonidine dưới bài viết để hiểu rõ hơn tác dụng, cách dùng, liều lượng sử dụng, tác dụng phụ xảy ra, những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc... Theo dõi bài viết chi tiết để có thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích.              

Những điều người sử dụng cần biết khi dùng thuốc Apraclonidine

Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn các thông tin về thuốc Apraclonidine dưới bài viết để hiểu rõ hơn tác dụng, cách dùng, liều lượng sử dụng, tác dụng phụ xảy ra, những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc... Theo dõi bài viết chi tiết để có thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích.            

Tác dụng của thuốc Apraclonidine

Apraclonidine có tác dụng điều trị hoặc ngăn chặn tăng nhãn áp có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật mắt bằng laser. Việc giảm áp lực trong mắt sẽ giúp ngăn chặn giảm tầm nhìn hoặc mù mắt nếu bạn điều trị bằng phẫu thuật laser.

Bên cạnh đó thuốc Apraclonidine có thể giúp giảm lượng dịch bên trong mắt.

Ngoài ra thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định dùng trong các trường hợp khác chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ, dược sĩ để được giải đáp.

Liều dùng và cách sử dụng thuốc Apraclonidine

Hướng dẫn sử dụng thuốc

Apraclonidine chính là dạng thuốc nhỏ mắt, do đó nên bạn sẽ được chỉ định sử dụng thuốc này bởi những chuyên gia y tế.

Thuốc dạng nhỏ trực tiếp vào mắt nên tuyệt đối không được dùng bằng đường uống hoặc tiêm vào mắt.

Trong trường hợp cần sử dụng trong ca phẫu thuật mắt bằng laser thì 1 giờ trước khi điều trị nên nhỏ thuốc Apraclonidine và sau đó lặp lại khi kết thúc điều trị.

Trước khi nhỏ mắt nên rửa sạch tay để không nhiễm bẩn và chú ý không để chạm vào đầu ống nhỏ giọt hoặc đầy ống chạm vào bất cứ bề mặt khác hoặc chạm vào mắt.

Khi tiến hành nhỏ thì ngửa đầu ra sau và nhìn lên trên, kéo mi mắt dưới xuống. Nhỏ giọt trực tiếp trên mắt của bạn và nhỏ vào 1 giọt. Mí mắt nhẹ nhàng nhắm mắt lại. Đặt ngón tay ở góc của mắt và dùng áp lực massage nhẹ nhàng trong 1 – 2 phút để giúp ngăn chặn thuốc chảy ra.

Dùng khăn giấy hoặc khăn sạch mềm để loại bỏ dung dịch dư xung quanh mắt sau đó rửa tay nhằm loại bỏ thuốc dính trên tay.

Trong trường hợp người bệnh sử dụng cả các loại thuốc mắt khác như thuốc mỡ hoặc giọt thì nên giữ khoảng cách từ 5 – 10 phút sau đó thì tiến hành sử dụng các loại thuốc khác. Khi dùng thuốc nhỏ mắt trước khi dùng thuốc mỡ sẽ giúp thuốc nhỏ mắt thấm sâu hơn vào mắt.

Liều dùng cho người lớn

Dùng trong điều trị cho người bị tăng nhãn áp

Sử dụng 1 – 2 giọt/ mắt/ 3 lần/ ngày.

Dùng trong điều trị cho người lớn sau phẫu thuật tăng nội nhãn áp

Sử dụng 1 giọt trước khi phẫu thuật laser 1 giờ. Ngay sau khi phẫu thuật 1 giờ.

Dùng trong điều trị cho trẻ em

Thuốc Apraclonidine vẫn chưa được công bố liều dùng an toàn dành cho trẻ em. Nên các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên cho trẻ dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ của thuốc Apraclonidine

Bất cứ loại thuốc nào trong quá trình sử dụng đều có thể gây ra tác dụng phụ, thuốc Apraclonidine cũng không ngoại lệ.

Một số tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng Apraclonidine sai cách hoặc quá lạm dụng như:

  • Nhịp tim đập không đều hoặc chậm hơn bình thường.
  • Tim đập thình thịch hoặc rung trong ngực của bạn.
  • Cảm giác muốn ngất hơi thở nông.
  • Sưng đỏ hoặc khó chịu xung quanh mắt của người bệnh.
  • Mắt chảy nhiều nước hoặc có cảm giác đau mắt.
  • Bàn tay, bàn chân có cảm giác tê hoặc ngứa ran.

Một số các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn như:

  • Mắt khô kèm theo triệu chứng nóng, ngứa.
  • Mắt bị cộm nhìn mờ hoặc không rõ.
  • Mí mắt hoặc mắt bị đỏ.
  • Đau đầu khó ngủ.
  • Mũi cảm giác bị khô và đau rát.
  • Miệng khô và có vị lạ trong miệng.

Tuy nhiên không phải ai cũng gặp phải tác dụng phụ như đã liệt kê ở trên do đó cần theo dõi sức khỏe và nên thông báo cho bác sĩ chuyên khoa biết để được xử lý nhanh chóng, kịp thời.

thuoc-Apraclonidine
Chú ý nhỏ thuốc đúng cách để đem lại hiệu quả cao trong khi sử dụng

Tương tác thuốc

Theo các giảng viên của trường chia sẻ người bệnh nên thông báo cho bác sĩ, dược sĩ biết các loại thuốc đang sử dụng bao gồm cả thuốc được kê đơn, không được kê đơn, thực phẩm chức năng… để hạn chế quá trình tương tác thuốc xảy ra. Một số các loại thuốc có thể tương tác với Apraclonidine như:

  • Thuốc hạ huyết áp;
  • Thuốc trị loạn nhịp tim.

Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá. Có những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. 

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Cụ thể như:

  • Người mắc bệnh trầm cảm.
  • Có các bệnh lý về tim mạch.
  • Thường xuyên có triệu chứng tăng huyết áp khi dùng thuốc Apraclonidine sẽ làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
  • Mắc bệnh thận.
  • Bệnh gan.
  • Tiền sử tấn công Vasovagal.

Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc

Việc sử dụng thuốc có thể gây chóng mặt, choáng váng hoặc ngất xỉu nên bạn hãy ra khỏi giường từ từ, thả lỏng chân trên sàn vài phút trước khi đứng dậy để tránh các tác dụng phụ do thuốc gây ra.

Trong quá trình dùng thuốc có thể gây buồn ngủ nên người dùng thường xuyên lái xe hoặc vận hành máy móc thì chú ý thời gian sử dụng để không gây ảnh hưởng đến công việc.

Phụ nữ mang thai hoặc đang trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc Apraclonidine để tránh gây hại đến sức khỏe thai nhi và trẻ nhỏ.

Người bệnh nên tuân thủ theo đúng các chỉ định của bác sĩ để quá trình điều trị sẽ đạt kết quả cao nhất. Có bất cứ các thắc mắc nào thì hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết. Từ đó giúp hạn chế được các tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Chống chỉ định dùng thuốc trong các trường hợp mẫn cảm hoặc quá dị ứng với các thành phần của thuốc.

Trên đây là các thông tin tham khảo về thuốc Apraclonidine hy vọng từ những chia sẻ đó bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Nếu còn có thắc mắc về thuốc hãy hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp vì những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo.